Tại sao trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Tắc lệ đạo bẩm sinh là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Muốn điều trị dứt điểm bệnh lý này, bố mẹ cần nắm vững những kiến thức được chia sẻ như dưới đây để mang lại một đôi mắt sáng, khỏe cho bé.

Tắc lệ đạo bẩm sinh là gì?

Tắc lệ đạo bẩm sinh là tình trạng hệ thống ống dẫn lưu nước mắt của bé bị tắc hoàn toàn hoặc một phần. Khi đó, nước mắt không thể chảy ra bên ngoài mà sẽ bị kẹt lại trong lệ đạo, gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống nên dễ bị nhiễm trùng mạn tính.

Căn bệnh tắc lệ đạo thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, nhất là những em bé vừa mới được sinh ra hoặc từ 1 tháng tuổi. Trẻ có thể bị tắc lệ đạo một hoặc hai mắt và nếu không được xử lý kịp thời thì đôi mắt của bé có nguy cơ bị kích ứng trầm trọng.

Tắc tuyến lệ bẩm sinh là căn bệnh như thế nào?

Tắc tuyến lệ bẩm sinh là căn bệnh như thế nào?

Cấu tạo và vai trò của lệ đạo

Bạn cần tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của lệ đạo thì mới biết rõ được lý do gây nên bệnh tắc lệ đạo cho em bé là gì? Cụ thể:

Cấu tạo 

Lệ đạo là hệ thống ống dẫn nước mắt độc đáo, khác biệt, bao gồm các bộ phận như lệ quản, ống lệ mũi, lỗ lệ và túi lệ. Đồng thời, lệ đạo được bắt đầu từ điểm lệ ở gốc trong mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. 

Vai trò

Không chỉ sở hữu cấu tạo đặc biệt mà hệ thống ống dẫn nước mắt còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đôi mắt của con người. 

Ít ai biết rằng, nước mắt có công dụng khử độc cũng như diệt khuẩn cực kỳ hữu hiệu. Vì thế, “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người không chỉ hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc dễ dàng hơn mà còn giúp rửa sạch bụi bẩn, ngăn ngừa vi khuẩn xâm hại… cực kỳ tốt.

Tìm hiểu về tuyến lệ

Tìm hiểu về tuyến lệ

Bị tắc lệ đạo bẩm sinh có triệu chứng gì?

Căn bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh thường xuất hiện những dấu hiệu nhận biết phổ biến như sau:

  • Bé hay bị ra gỉ mắt và chảy nước mắt, đặc biệt khi trời lạnh hoặc có nắng, có gió nhiều, tình trạng này sẽ càng nặng hơn.
  • Trẻ hay day mắt vào mỗi buổi sáng, khi vừa ngủ dậy. Không những vậy, còn xuất hiện nhiều gỉ vàng bám dính vào khu vực xung quanh mí mắt. 
  • Đôi mắt của trẻ lúc nào cũng ướt nhòe như khóc, do hiện tượng đọng nước mắt ở khe mi.
  • Có hiện tượng giả viêm kết mạc hoặc do day mắt nhiều nên da bờ mi mắt của trẻ bị đỏ. 

Bật mí, những triệu chứng tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh như trên còn dễ nhận biết hay không sẽ phụ thuộc vào việc trẻ bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn. Trường hợp bị tắc lệ đạo 1 phần thì việc chữa trị sẽ vô cùng khó khăn bởi 1 thời gian sau mới phát hiện ra bệnh. 

Tại sao trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh?

Thực ra, ở bất kỳ lứa tuổi nào, từ trẻ sơ sinh đến người cao tuổi cũng đều có nguy cơ bị tắc lệ đạo. Thế nhưng, những em bé sinh thiếu tháng sẽ dễ mắc phải bệnh hơn. Lý do là bởi quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa có sự hoàn chỉnh, nên đầu dưới của ống lệ mũi còn màng tắc hoặc bị biến dạng ống xương,

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây tắc lệ đạo bẩm sinh, đó là:

  • Đối với nhiều trẻ khi sinh ra, van Hasner – nơi lệ đạo đổ vào mũi và nằm tại khe dưới cuốn mũi, chưa mở ra hết. Tuy nhiên, 1 khoảng thời gian sau, van Hasner hoàn toàn có thể tự mở ra nhờ lệ đạo của trẻ vẫn tiếp tục phát triển. Khi đó, cũng sẽ không còn hiện tượng tự nhiên bị chảy nước mắt. 
  • Xuất hiện những bất thường bẩm sinh hiếm gặp như thành ngoài mũi bị dính cuốn dưới, vách ngăn bị lệch, xương hàm mặt gặp biến dạng, cuốn dưới bị biến dạng… 

Biến chứng nguy hiểm của tắc lệ đạo

Tắc lệ đạo không phải là căn bệnh hiếm gặp, cũng không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, để tắc nghẽn lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Có thể kể đến như là viêm giác mạc, gây áp xe túi lệ, viêm mủ túi lệ mạn, viêm kết mạc, thậm chí khi áp xe bị vỡ có thể bị rò túi lệ…

Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh

Đa số, các trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc lệ đạo sẽ tự cải thiện khi hệ thống thoát lưu nước mắt của bé hoàn thiện hơn. Không cần phải chữa trị nhờ bộ phận tuyến lệ có thể tự thông được. Vì thế, đội ngũ bác sĩ nhãn khoa cũng thường khuyến khích rằng, nên theo dõi cẩn thận những dấu hiệu của bệnh cũng như sức khỏe của con thật cẩn thận. Còn trường hợp không tự khỏi bệnh thì tùy theo độ tuổi của bé, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề như dưới đây nếu muốn phòng ngừa và kiểm soát tình trạng tắc lệ đạo bẩm sinh cho trẻ.

  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, kỹ càng cho con và cố gắng không được để trẻ dụi tay vào mắt.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc gần em bé, vì khói thuốc cũng chính là nguy cơ gây kích ứng đường mũi, đồng thời làm cho bệnh trầm trọng, nguy hiểm hơn.
  • Khuyến khích trẻ không nên dụi hoặc chạm vào mắt quá mạnh tay.
  • Những sản phẩm sử dụng cho mắt như thuốc nhỏ mắt… không nên dùng chung với người khác.
  • Luôn luôn làm sạch kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh

Muốn chữa tắc lệ đạo bẩm sinh thành công thì bác sĩ có thể áp dụng 1 số phác đồ như dưới đây:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Hướng dẫn các bậc phụ huynh day day vùng túi lệ kết hợp với tra thuốc kháng sinh. Nên đến bệnh viện, cơ sở y tế… chất lượng uy tín khám lại cũng như được bơm thông lệ đạo nếu sau 3 tháng, tình trạng vẫn không đỡ. 
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Sẽ có 2 phương pháp bơm thông lệ đạo để lựa chọn.
  • Bơm thông lệ đạo gây tê tại chỗ. Ưu điểm là có thể thực hiện được ở nhiều trung tâm y tế, bệnh viện… và có chi phí thấp. Còn nhược điểm, khiến trẻ bị đau nhiều trong quá trình làm thủ thuật, các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng… có thể xảy ra. Có những trường hợp, bé gặp tình trạng sang chấn tâm lý..
  • Bơm thông lệ đạo gây mê. Ưu điểm là thực hiện dễ dàng đối với các trẻ lớn, bơm rửa triệt để, ít tái phát, bệnh nhân ít đau và hạn chế được tình trạng sang chấn tâm lý. Nhược điểm, 1 số cơ sở y tế chưa thực hiện được vì gây mê chi phí cao…

Ngoài ra, đối với những bé bị dị dạng đường lệ đạo, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đặt ống Silicon.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ về căn bệnh tắc lệ đạo bẩm sinh. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp, hãy liên hệ với FSEC nhé! Sở hữu trang thiết bị tân tiến hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao và tận tình với bệnh nhân, đảm bảo sẽ mang lại cho bé đôi mắt tinh anh, sáng khỏe.

Lời khuyên

Tóm lại, khi thấy trẻ có những biểu hiện, triệu chứng tắc lệ đạo, các bậc phụ huynh nên đưa con đến trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ khám bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Đồng thời, trong khoảng thời gian chữa bệnh, bố mẹ hãy luôn đồng hành cùng bé để hỗ trợ, hướng dẫn con thực hiện đúng cách. Ví dụ, hạn chế xem tivi, máy tính hay sử dụng thiết bị điện tử hoặc không nên dụi mắt bằng tay… Bởi, những điều đó sẽ có nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Tắc lệ đạo bẩm sinh

Triệu chứng tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh