Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Điểm khác biệt là gì?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, các bác sĩ chuyên khoa về mắt với nhiều năm kinh nghiệm sẽ chia sẻ điểm khác biệt giữa tăng nhãn áp và cận thị.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp là hiện tượng áp lực bên trong mắt cao hơn mức bình thường, thường nằm trong bệnh cảnh Glocom. Áp lực này do sự tích tụ dịch nội nhãn (thuỷ dịch), nếu không được điều trị có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác và mất thị lực vĩnh viễn.

Tăng nhãn áp là gì? Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Tăng nhãn áp là gì? Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Bệnh Glocom xảy ra do việc dẫn lưu thủy dịch trong mắt bị cản trở. Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng này như chấn thương mắt, sử dụng một số loại thuốc như Steroid.

Hầu hết các trường hợp là Glocom góc mở, không có dấu hiệu rõ ràng. Glocom là một bệnh nguy hiểm có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chữa trị kịp thời.

Trong quá trình điều trị nhãn áp cao, mục đích của các bác sĩ chuyên khoa sẽ là giảm nhãn áp, hạn chế và ngăn ngừa tổn thương thêm cho thần kinh thị giác. Một số cách phổ biến gồm:

  • Thuốc: Sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc uống để hạ nhãn áp.
  • Laser: Laser được sử dụng để tạo ra không gian lớn cho dịch thoát ra.
  • Phẫu thuật: Có thể thực hiện phẫu thuật để tạo ra một lỗ thoát dịch mới cho mắt.

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh, trạng thái sức khỏe tổng quát và lối sống của bạn. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các lựa chọn điều trị và hỗ trợ bạn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Cận thị là gì?

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến ở mắt khiến người mắc chỉ có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách gần, trong khi thị lực ở khoảng cách xa lại không tốt.

Nguyên nhân gây nên cận thị được cho là do việc tăng chiều dài trục nhãn cầu hoặc do sự cong quá mức của giác mạc khiến hình ảnh của vật được tạo ra ở phía trước võng mạc. Ngoài ra, các yếu tố về tiền sử gia đình, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ mắc cận thị.

Dấu hiệu phổ biến của tật khúc xạ cận thị:

  • Thị lực: Chỉ có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách gần
  • Nheo mắt: Thường xuyên nheo mắt khi nhìn xa để nhìn rõ hơn
  • Tiến lại gần: Người bị cận thị có xu hướng thu hẹp khoảng cách quan sát để nhìn rõ vật

Thực tế, cận thị nhẹ không gây nguy hiểm cho người mắc. Tuy nhiên cận thị nặng sẽ gây ra nhiều vấn đề ở đáy mắt. Vì vậy nếu không được theo dõi và kiểm soát cận thị đúng cách sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Các bệnh liên quan đến võng mạc: Thoái hoá võng mạc, rách võng mạc, giãn lồi củng mạc, bong võng mạc…
  • Glocom: Cận thị gia tăng nguy cơ bị Glocom, gây ra tổn thương cho thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị lực.
  • Đục thuỷ tinh thể: Người có độ cận thị cao (từ -6 diop trở lên) có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể cao hơn người có độ cận thị thấp.
Tăng nhãn áp có phải là cận thị?

Tăng nhãn áp có phải là cận thị?

Bên cạnh đó, việc điều trị tật khúc xạ cận thị cũng có nhiều phương pháp khác nhau để bệnh nhân lựa chọn. Từ việc sử dụng kính gọng, kính áp tròng cho đến việc áp dụng phương pháp phẫu thuật như LASIK, SMILE, ICL…

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?

Tăng nhãn áp có phải là cận thị không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Câu trả lời ở đây là không và đây là hai tình trạng bệnh khác nhau.

Ngoài ra, người bị cận thị có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp và các bệnh lý ở đáy mắt cao hơn so với người bình thường. Do đó, việc khám mắt định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm và theo dõi điều trị.

Tăng nhãn áp và cận thị là hai vấn đề khác nhau xảy ra ở mắt, với mức độ nguy hiểm không giống nhau. Thêm vào đó, tăng nhãn áp và cận thị có thể cùng xuất hiện trên cùng một mắt. Vì vậy, hãy định kỳ kiểm tra mắt để phát hiện kịp thời các triệu chứng không bình thường.

Đặt lịch khám tại vivision hoặc gọi qua hotline 0334141213 để được giải đáp thắc mắc về tăng nhãn áp có phải là cận thị không và thăm khám kỹ càng nhé.

Lời khuyên

Tăng nhãn áp và cận thị là hai vấn đề khác nhau xảy ra ở mắt, với mức độ nguy hiểm không giống nhau. Thêm vào đó, tăng nhãn áp và cận thị có thể cùng xuất hiện trên cùng một mắt. Vì vậy, hãy định kỳ kiểm tra mắt để phát hiện kịp thời các triệu chứng không bình thường.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

phân biệt tăng nhãn áp và cận thị

tăng nhãn áp có phải là cận thị