Thuốc nhỏ mắt điều trị cận thị có tốt không? Các loại thuốc cơ bản

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Thuốc nhỏ mắt chữa cận thị đang là loại thuốc được nhiều người quan tâm với mong muốn khắc phục được tật khúc xạ cận thị bằng thuốc chứ không cần đeo kính hay phẫu thuật. Cùng vivision kid đi tìm hiểu nhé. 

Các loại thuốc nhỏ mắt điều trị cận thị hiện nay

Một trong những đặc điểm nổi bật của loại thuốc nhỏ mắt điều trị cận thị là sự hiện diện của các hạt siêu nhỏ, có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong hoặc kết dính trên bề mặt giác mạc. Cơ chế này được kỳ vọng sẽ giúp điều chỉnh hình ảnh trên võng mạc của mắt trở lại vị trí chính xác, từ đó giúp cho những người bị cận nhìn được rõ các vật ở khoảng cách xa.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có báo cáo nào về hiệu quả thực sự của loại thuốc này. Vì vậy, điều này chỉ là một hướng điều trị tiềm năng cho cận thị trong tương lai.

Hiện tại, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt chủ yếu là để bổ sung thêm vitamin hoặc để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng khó chịu của cận thị ở mắt, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sức khỏe của mắt.

Sau đây là một số loại thuốc phổ biến hỗ trợ cho tình trạng cận thị ở mắt: 

  • Thuốc nhỏ mắt Sancoba;
  • Thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin; 
  • Thuốc nhỏ mắt FX Neo V+ 12ml;
  • Thuốc nhỏ mắt Atropin 0.01%;
  • Thuốc nhỏ mắt Sante PC;
  • Thuốc nhỏ mắt 40 EX Mild Gold;
  • Thuốc nhỏ mắt Eyemiru 40EX;
  • Nước nhỏ mắt Sante FX Nhật Bản; 
  • Thuốc nhỏ mắt Osla;
  • Thuốc nhỏ mắt 40 MK Customer; 
  • Thuốc nhỏ mắt Eyelight. 

Vậy thuốc nhỏ mắt chữa cận thị có thật hay không?

thuoc-nho-mat-dieu-tri-can-thi

Thuốc nhỏ mắt điều trị cận thị được không?

Chưa có thuốc chữa cận thị hiện tại

Gần đây một số chuyên ra cho rằng loại thuốc nhỏ mắt NanoDrops được phát triển bởi Trung tâm y tế Shaare Zedek và Đại học Bar-llan có khả năng chữa cận thị.

Cơ chế của loại thuốc nhỏ mắt này là khi tra mắt thì sẽ đọng lại các hạt nano có khả năng bám lại trên bề lại giác mạc. Từ đó làm thay đổi tính chiết quang của nhãn cầu và điều chỉnh lại ảnh trong mắt về đúng vị trí võng mạc. Vì vậy, giúp cho người bị cận thị có thể thấy rõ những vật ở khoảng cách xa. 

Nghiên cứu về tính hiệu quả của thuốc nhỏ mắt chữa cận thị NanoDrops chỉ mới được thử nghiệm trên động vật và khi sử dụng vẫn phải bắn laser.

Mặt khác, khá nhiều các bác sĩ cũng cho rằng phương pháp chữa cận thị mới này cần được nghiên cứu thử nghiệm về các vấn đề như:

  • Thời gian thuốc duy trì hiệu quả;
  • Liều lượng sử dụng và khuyến cáo an toàn;
  • Tần suất nhỏ thuốc để có hiệu quả cao.

Vì vậy thuốc nhỏ mắt NanoDrops chưa chính thức được coi là phương pháp chữa cận thị được cấp phép.

Phương pháp cần được nghiên cứu thêm về tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng, đó là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn trong tương lai đối với ngành mắt trên toàn thế giới.

Tuy chưa có thông tin xác thực nào về thuốc nhỏ mắt chữa cận thị, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có thể hạn chế sự tiến triển của cận thị mà đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. 

Atropine nồng độ thấp – thuốc nhỏ mắt kiểm soát cận thị

Atropine 0,01% hay còn gọi là Mytropine

Với sự nghiên cứu miệt mài kéo dài 5 năm của các chuyên gia đến từ viện Nghiên cứu và Viện mắt quốc gia Singapore đã cho ra đời thành phẩm là thuốc tra mắt với hiệu quả tích cực trong việc làm chậm quá trình cận thị lên đến 50-60% với những người sử dụng.

thuo-nho-mat-dieu-tri-can-thi

Thuốc nhỏ mắt điều trị cận thị

Hiện nay sản phẩm tra mắt này được bán phổ biến tại các nhà thuốc bệnh viện tư nhân và công lập hoặc cả các phòng khám có bác sĩ.

Ngoài Atropine 0.01% thì dòng Atropine nồng độ cao hơn như 0.025%0.05% cũng được chỉ định trong các trường hợp nhất định.

Nhỏ mắt Mytropine (Atropin 0.01%) cần lưu ý gì

Khi sử dụng Mytropine cần lưu ý các tác dụng phụ sau: 

  • Tác động ngay lập tức: Có khả năng xuất hiện các hiện tượng không mong muốn khi sử dụng liều lượng cao, bao gồm tăng nhịp tim, thay đổi tâm trạng, miệng khô, khó đi tiểu, táo bón. Tuy nhiên, những tác dụng này rất ít khi xảy ra khi sử dụng nồng độ thấp 0.01% trong dạng bào chế nhỏ mắt.
  • Tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện ở nồng độ thấp: Có thể gặp hiện tượng tạm thời mắt nhìn mờ.
  • Tác dụng hiếm gặp: Bao gồm cảm giác kích ứng, viêm kết mạc, sưng đỏ, ngứa mắt. Trong trường hợp các tác dụng phụ này trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn 72 giờ, người dùng cần ngừng sử dụng thuốc, thông báo cho bác sĩ và tham khảo ý kiến của họ về việc tiếp tục điều trị.

Cần theo dõi các chỉ số liên quan đến sức khỏe mắt để tránh tương tác với các loại thuốc khác, người dùng cần chờ ít nhất 5 phút giữa các lần sử dụng thuốc.

Phụ nữ mang thai nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng thuốc atropin 0.01 và chỉ sử dụng khi cần thiết.

Phụ nữ đang cho con bú, hãy cân nhắc sự đối ngẫu giữa lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc và việc tiếp tục hoặc ngừng cho con bú.

Để đảm bảo chất lượng của thuốc, cần lưu trữ thuốc atropin 0.01 ở nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C. Hạn sử dụng sau khi mở nắp là 4 tuần.

Thuốc Mytropine là một dung dịch nhỏ mắt chứa hoạt chất Atropin sulfat 0.1mg. Người sử dụng cần tuân thủ chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ hoặc dược sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu đang gặp tình trạng nhìn mờ thì hãy đặt lịch khám ngay tại vivision kid  qua Zalo để được các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và tư vấn điều trị thích hợp nhé!

Lời khuyên

Khi sử dụng thuốc điều trị cận thị cần theo dõi các thông số dựa vào thị lực, do đó, bạn nên đi tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, bên cạnh tác dụng kiểm soát cận thị, một số thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như mạnh nhanh, khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ tạm thời, kích ứng,… 

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

điều trị cận thị

Kiểm soát cận thị

thuốc nhỏ mắt

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý