Tra Atropine kiểm soát cận thị thế nào để giảm tác dụng phụ?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Atropine kiểm soát cận thị là phương pháp hiệu quả để ngăn sự gia tăng độ cận. Tham khảo bài viết này để hiểu tổng quan về cận thị, cách sử dụng Atropine kiểm soát cận thị an toàn và các vấn đề thường gặp khi dùng thuốc.

Tổng quan về cận thị

Cận thị là gì? Cận thị là một loại tật khúc xạ của mắt, trong đó người mắc cận thị có khả năng nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần nhưng khó khi nhìn các vật ở xa.

Nguyên nhân gây cận thị là do ánh sáng hội tụ trước võng mạc, điều này xảy ra khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài, hoặc cả hai yếu tố này. Kết quả dẫn đến nhìn ở xa trở nên mờ, mặc dù khả năng nhìn gần vẫn rõ.

Những triệu chứng điển hình của cận thị bao gồm:

  • Nhìn mờ khi nhìn xa: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, khiến người cận thị gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách xa.
  • Nhức đầu và căng mắt: Do phải nheo mắt hoặc căng mắt để cố gắng nhìn rõ hơn, người mắc cận thị thường bị nhức đầu và cảm giác căng thẳng ở vùng quanh mắt.
  • Khó khăn khi lái xe ban đêm: Ánh sáng từ đèn xe có thể gây chói và làm khó khăn khi nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Cần phải nheo mắt để nhìn rõ: Nheo mắt có thể giúp cải thiện tạm thời sự rõ nét, nhưng không phải là giải pháp lâu dài.

Các phương pháp giúp hạn chế tăng độ cận

Có một số cách hạn chế tăng độ cận hiệu quả đã được nghiên cứu và áp dụng. Dưới đây là những phương pháp chính giúp kiểm soát sự tiến triển của cận thị:

Atropine nồng độ thấp: Atropine nồng độ cao có tác dụng liệt điều tiết và giãn đồng tử (được chỉ định trong lâm sàng). Ngoài ra, atropine nồng độ thấp được chỉ định để hạn chế tăng độ cận cho trẻ nhỏ.

Kính áp tròng ban đêm Ortho-K: Ortho-K là một phương pháp điều trị cận thị không phẫu thuật, trong đó người dùng đeo kính áp tròng cứng đặc biệt vào ban đêm để thay đổi hình dạng của giác mạc. 

Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn có tác dụng làm chậm sự gia tăng độ cận thị, nhờ vào việc điều chỉnh hình dạng giác mạc.

Kính gọng kiểm soát cận thị: Kính gọng kiểm soát cận thị là một loại kính được thiết kế với các tính năng đặc biệt nhằm làm chậm quá trình tăng cận. Kính bao gồm hai phần: phần trung tâm tròng kính để điều chỉnh tật khúc xạ và vùng ngoại vi được thiết kế thấu kính công nghệ DIMS đặc biệt nhằm hạn chế tiến triển cận thị.

Những phương pháp trên đều có khả năng hỗ trợ trong việc kiểm soát sự gia tăng độ cận và góp phần bảo vệ sức khỏe thị giác. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp nên được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa mắt để đạt hiệu quả tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Sử dụng Atropine là một cách hạn chế tăng độ cận hiệu quả.

Sử dụng Atropine là một cách hạn chế tăng độ cận hiệu quả.

Cách tra Atropine kiểm soát cận thị an toàn

Cách dùng: Có ba nồng độ phổ biến thường được áp dụng trong các trường hợp khác nhau: 0.01%, 0,025% và 0.05%. Tùy vào mức độ nguy cơ và cụ thể từng trường hợp mà y bác sỹ sẽ chỉ định nồng độ Atropine kiểm soát cận thị phù hợp với trẻ. 

Tra: Liều lượng sử dụng thuốc Atropine kiểm soát cận thị được khuyến cáo là 1 lần mỗi ngày và thời điểm lý tưởng dùng thuốc là buổi tối trước khi ngủ. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc được đầy đủ và đúng thời gian bạn nên ghi lại lịch tra thuốc. 

Có thể xảy ra trường hợp quên thực hiện một lần trong tuần nhưng điều quan trọng là không để tình trạng này xảy ra quá thường xuyên. 

Các vấn đề thường gặp khi dùng Atropine kiểm soát cận thị 

Chói sáng: Tình trạng có thể xảy ra do giãn đồng tử, ánh sáng chiếu vào mắt trở nên quá mạnh và gây cảm giác khó chịu. Để giảm thiểu, nên sử dụng tròng kính đổi màu, sử dụng kính/ mũ khi ra ngoài đường và tránh nhìn trực tiếp vào ánh sáng. Nhờ vào tính năng tự động điều chỉnh, tròng kính đổi màu có thể mang lại sự thoải mái cho đôi mắt trong các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Nhìn mờ ở khoảng cách gần: Thường xảy ra do sự giảm khả năng điều tiết của mắt. Khi đó, việc nhìn rõ các vật gần trở nên khó khăn hơn. Để khắc phục vấn đề này, có thể sử dụng các loại kính đặc biệt như kính hai tiêu hoặc kính đa tròng. 

Ngoài các tác dụng phụ đã đề cập, còn có một số tác dụng phụ khác như: Nhịp tim nhanh, mạnh, khô da, miệng, cổ họng, buồn ngủ, ảo giác, cáu gắt, đỏ mắt, phấn khích, lo lắng… Nếu có các triệu chứng như trên, hãy báo bác sỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất

Dùng Atropine kiểm soát cận thị có thể gặp một số tác dụng phụ nêu trên

Dùng Atropine kiểm soát cận thị có thể gặp một số tác dụng phụ nêu trên

Cách tra thuốc Atropine để hạn chế tác dụng phụ

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để nhỏ Atropine kiểm soát cận thị an toàn và hiệu quả. Tham khảo từng bước dưới đây để đảm bảo thuốc được áp dụng đúng cách và đạt hiệu quả tối ưu:

  • Bước 1: Sử dụng xà phòng và nước ấm để rửa sạch tay trước khi bắt đầu.
  • Bước 2: Mở nắp lọ thuốc và đặt nắp nghiêng lên một bề mặt sạch. Kiểm tra đầu nhỏ thuốc đảm bảo sạch sẽ và không bị nứt hoặc hỏng.
  • Bước 3: Đối với trẻ em, đặt trẻ ở tư thế ngồi hoặc nằm thẳng lưng với đầu nghiêng ra sau. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, quấn chăn quanh trẻ và bế để giúp trẻ nằm yên.
  • Bước 4: Dùng ngón trỏ kéo nhẹ mí mắt dưới để tạo thành một túi kết mạc. Cầm lọ thuốc cách mắt khoảng 1,5 – 2 cm và nhẹ nhàng nhỏ 1 giọt vào mắt, tránh để đầu ống thuốc chạm vào mắt.
  • Bước 5: Sau khi nhỏ thuốc xong, nhẹ nhàng thả tay khỏi mí mắt dưới và dùng ngón tay út ấn nhẹ vào góc trong của mắt trong khoảng 5 – 10 giây.
  • Bước 6: Nhắm mắt nhẹ nhàng trong khoảng 5 giây để đảm bảo thuốc không bị trôi ra ngoài và được hấp thu tốt.
  • Bước 7: Dùng khăn giấy sạch lau phần nước mắt trên mặt để làm sạch dư lượng thuốc.
  • Bước 8: Rửa lại tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi hoàn tất.
Cách tra thuốc Atropine hạn chế tác dụng phụ hiệu quả.

Cách tra thuốc Atropine hạn chế tác dụng phụ hiệu quả.

Hãy đặt lịch khám tại vivision kid để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn chi tiết về các phương pháp kiểm soát cận thị. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các bậc phụ huynh trong việc bảo vệ và cải thiện thị lực của trẻ. 

Với sự hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ bác sĩ, bạn sẽ có những lời khuyên và kế hoạch điều trị phù hợp nhất, giúp con duy trì sức khỏe mắt tốt nhất và kiểm soát cận thị hiệu quả.

Lời khuyên

Dùng Atropine kiểm soát cận thị với nồng độ thấp là một phương pháp hiệu quả. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, việc thực hiện đúng cách khi tra thuốc là rất quan trọng. Đồng thời, việc theo dõi và xử lý kịp thời các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì sự phối hợp của trẻ với quá trình điều trị.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Atropine kiểm soát cận thị

cách hạn chế tăng độ cận

Phẫu thuật Smile điều trị cận thị

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Cận độ cao đeo kính áp tròng được không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Các tác dụng phụ khi đeo kính Ortho-K

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy