Trẻ bị loạn thị và cách chăm sóc trẻ bị loạn thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

vào ngày 30/07/2024

Trẻ em thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mắt đặc biệt là loạn thị có ảnh hưởng đáng kể đến thị lực và sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc mắt đúng cách là quan trọng để bảo vệ khả năng nhìn và tăng cường sự phát triển thị giác. 

loan-thi-gay-anh-huong-den-thi-luc-tre

Loạn thị gây ảnh hưởng đến thị lực trẻ

Nguyên nhân bị loạn thị ở trẻ em hiện nay

Loạn thị là một tật khúc xạ tương đối phổ biến ở trẻ em hiện nay, vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân của loạn thị do đâu? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua đoạn viết dưới đây.

Loạn thị là một tình trạng mắt khiến cho khả năng nhìn rõ và sắc nét giảm đi. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm vấn đề về cấu trúc của mắt, sự kém linh hoạt trong quá trình tiếp xúc giữa não và mắt, hoặc các vấn đề liên quan đến giác mạc và thể thủy tinh của mắt.

Những nguyên nhân trên có thể do bẩm sinh mắc phải hay trong quá trình sinh hoạt bị chấn thương hay một số yếu tố khác gây ra. Loạn thị có thể ảnh hưởng đến thị lực từ xa, gần, hoặc cả hai.

Nguyên nhân thường gặp ở trẻ:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử loạn thị, trẻ có khả năng cao hơn để phát triển tình trạng này.
  • Hoạt động gần liên tục: Sử dụng thiết bị điện tử quá mức hoặc đọc sách gần có thể tăng nguy cơ loạn thị;
  • Thiếu các loại vitamin dưỡng chất: Dinh dưỡng không cân đối, đặc biệt là thiếu hụt vitamin và dưỡng chất trong quá trình trưởng thành của bé có thể gây loạn thị;
  • Bệnh lý mắt: Các vấn đề như đục thể thủy tinh, viêm nhiễm, loét giác mạc, sẹo giác mạc có thể dẫn đến loạn thị.

Hiểu rõ về nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh và người chăm sóc có cái nhìn tổng quan về tình trạng loạn thị ở trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và can thiệp phù hợp.

Trẻ bị loạn thị thì cần được khám những gì?

Khi trẻ bị loạn thị, quá trình thăm khám sức khỏe mắt là rất quan trọng để đưa ra đánh giá chính xác nhất về tình trạng thị lực và các vấn đề liên quan. Dưới đây là những khám nghiệm được làm trên mắt của trẻ:

  • Thị Lực: Đánh giá khả năng nhìn rõ ở xa và gần. Xác định mức độ loạn thị để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp;
  • Khúc xạ: Kiểm tra khả năng mắc các tật khúc xạ của bé, chỉnh kính thích hợp nhất và đưa ra kết quả số độ diop loạn thị của bé;
  • Sinh trắc học: Đối với trẻ có vấn đề cận thị hoặc viễn thị, sinh trắc học giúp theo dõi sự phát triển chiều dài của trục nhãn cầu theo sự phát triển của trẻ;
  • Bản đồ giác mạc: Kiểm tra sự đồng đều của giác mạc để phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào có thể ảnh hưởng đến thị lực;
  • Đáy mắt: Khám đáy mắt để đánh giá sức khỏe của mạch máu, đầu thần kinh thị giác và các thành phần quan trọng khác trong võng mạc.
Tre-duoc-chup-ban-do-giac-mac-trong-qua-trinh-kham

Trẻ được chụp bản đồ giác mạc trong quá trình khám

Các bước kiểm tra này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng mắt của trẻ, từ đó giúp xác định liệu pháp điều trị và chăm sóc phù hợp. Việc khám sức khỏe mắt định kỳ là quan trọng để theo dõi sự phát triển và giữ gìn sức khỏe của thị lực trẻ em.

Những điều bố mẹ cần làm khi con bị loạn thị

Nhiều bố mẹ hoang mang lo sợ khi thấy các con được chẩn đoán là mắt bị loạn thị. Không biết cần làm gì để giúp ích cho các bạn nhỏ. Hãy cùng làm khảo một số cách dưới đây.

Khi phát hiện các bạn nhỏ nhà mình mắc loạn thị, bố mẹ cần thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc và hỗ trợ phát triển thị lực của trẻ.

Đeo kính đúng số, khám mắt tại nơi uy tín: Việc chọn kính đúng số, cắt kính đúng tâm và trục loạn thị là điều tiên quyết để đảm bảo hiệu quả điều trị. Vì vậy việc đưa con đến các cơ sở khám mắt có uy tín để được tư vấn và chọn lựa kính phù hợp là hết sức quan trọng, không nên chọn bừa một tiệm kính để đi khám khi con kêu nhìn mờ và nhức mỏi mắt.

Bổ sung dinh dưỡng: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thị giác. Bố mẹ nên đảm bảo rằng trẻ đang nhận đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là những chất hỗ trợ cho mắt như vitamin A, lutein, zeaxanthin.

Thói quen sinh hoạt: Hướng dẫn trẻ giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh những hành động có thể gây hại cho mắt như dụi mắt, sử dụng điện tử quá mức, đọc sách ở ánh sáng yếu, và giữ khoảng cách an toàn khi làm việc.

Đi khám định kỳ, chọn nơi có kinh nghiệm khám cho trẻ: Việc đưa trẻ đi khám định kỳ là cách quan trọng để theo dõi sự phát triển của thị lực và đảm bảo rằng điều trị đang diễn ra hiệu quả. Chọn các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc khám và điều trị trẻ em để đảm bảo sự an tâm và chăm sóc tốt nhất cho con.

Tre-co-thoi-quen-doc-sach-trong-bong-toi

Trẻ có thói quen đọc sách trong bóng tối

Chú ý đến những khía cạnh này sẽ giúp bố mẹ đưa ra quyết định chính xác và thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe mắt ban đầu phù hợp cho con để giúp con phát triển mắt khỏe mạnh và có thị lực tốt.

Loạn thị ở trẻ thường ảnh hưởng nhiều tới thị lực và sự phát triển thị giác của trẻ, vì vậy bố mẹ nên đưa các con đi khám sớm nhất có thể để được chăm sóc sức khỏe mắt. Nếu con được chẩn đoán là loạn thị hãy đồng hành và chăm sóc thị lực của con yêu bằng cách đưa trẻ đến các chuyên gia khám mắt uy tín tại vivision kid.

Lời khuyên

Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chọn lựa kính, đảm bảo dinh dưỡng đúng đắn và hướng dẫn thói quen sinh hoạt để giúp trẻ phát triển thị lực một cách toàn diện. Đừng để loạn thị ảnh hưởng đến tương lai của con, hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay!

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia thị giác hai mắt và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Ngọc Huế ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

chăm sóc trẻ bị loạn thị

Loạn thị

Loạn thị ở trẻ em

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý