Trẻ bị nhược thị có cần tái khám thường xuyên không?
Nhược thị là một trong những bệnh lý nhãn khoa thường gặp khi thị lực ở một bên mắt yếu hơn so với mắt còn lại do não không sử dụng đúng trong quá trình phát triển của mắt. Trẻ bị nhược thị trong quá trình điều trị cần được thăm khám thường xuyên.
Nhược thị là gì?
Nhược thị, còn được gọi là mắt lười (lazy-eye), là một rối loạn thị lực ở một hoặc hai bên mắt do mắt và não không hoạt động tốt với nhau trong quá trình hoàn thiện của mắt. Bệnh dẫn đến giảm thị lực ở một hoặc 2 bên mắt. Ước tính có khoảng 25 trẻ em bị nhược thị, thường phát triển trong giai đoạn trẻ đang phát triển thị giác.
Những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:
- Tật khúc xạ: Những tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị không được điều chỉnh đúng cách.
- Các bệnh lý mắc phải hoặc bẩm sinh: Các bệnh như đục thủy tinh thể bẩm sinh, thoái hóa điểm vàng, hoặc bệnh lý về võng mạc, nhược cơ,… có thể ảnh hưởng đến thị lực.
- Chấn thương mắt: Chấn thương hoặc tổn thương mắt có thể dẫn đến sự suy giảm thị lực.

Nhược thị lác mắt
Nguyên tắc can thiệp là tăng cường sử dụng mắt yếu và hạn chế mắt lành. Mang lại sự cân bằng thị lực giữa hai mắt.
Trẻ bị nhược thị có cần tái khám thường xuyên không?
Quá trình điều trị nhược thị là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự hợp tác giữa bác giữa bác sĩ và bện nhân. Vì vậy, việc tái khám định kỳ là cực kỳ quan trọng đối với trẻ em bị tình trangh này.
Trường hợp trẻ bị nhược thị nhẹ, tái khám thường xuyên giúp trẻ được kiểm tra thường xuyên những thay đổi để có phương án xử trí thích hợp. Thời điểm vàng để điều trị nhược thị là trước 7 tuổi. Sau độ tuổi này, việc điều chỉnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Thời gian tái khám sẽ tùy vào tình trạng mắt của trẻ và những đánh giá từ bác sĩ cũng như phương pháp điều trị mà trẻ áp dụng. Ba mẹ nên cho trẻ đi tái khám mới 6-12 tháng hoặc có thể tái khám thường xuyên hơn trong các trường hợp nhược thị nặng và bác sĩ cần theo dõi kỹ hơn. Việc tái khám định kỳ để thị lực của trẻ được cải thiện trong quá trình điều trị và giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Những dấu hiệu phát hiện nhược thị ở trẻ
Nhược thị thường có thể phát hiện sớm bằng các dấu hiệu nhân biết. Dưới đây là một số dấu hiệu mà cha mẹ có thể quan sát để nhận biết tình trạng này:
- Suy giảm thị lực: trẻ bị suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt, còn có thể có nhìn đôi do thị lực không cân bằng ở hai mắt gây khó khăn khi nhìn vật ở bất kỳ khoảng cách nào.
- Khó phân biệt hình dạng/ màu sắc: việc phân biệt màu sắc và hình dạng của vật ở trẻ có thể gặp khó khăn hơn so với những trẻ cùng trang lứa.
- Khó khăn trong học tập: trẻ thường gặp gặp vấn đề trong việc đọc sách hoặc nhận biết chữ cái, điều này có thể là dấu hiệu của bệnh nhược thị mắt..
- Thiếu tập trung, nheo mắt: Trẻ có thể dễ bị mất tập trung khi xem tivi, đọc sách hoặc làm các hoạt động cần sự tập trung, điều này có thể là do mắt trẻ mờ và mỏi khi tập trung trong một thời gian. Hoặc trẻ phải nheo mắt lại thường xuyên khi nhìn.
- Đau đầu hoặc nhức mỏi mắt: sau khi học tập hoặc sử dụng thiết bị điện tử một thời gian, trẻ thường kêu đau đầu, đau mắt, mỏi mắt.
Những phương pháp điều trị nhược thị cho trẻ
Các nguyên tắc trong điều trị nhược thị bao gồm:
- Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là hạn chế sử dụng mắt lành để tạo điều kiện tăng cường sử dụng mắt yếu, giúp hai mắt cân bằng lại thị lực.
- Điều trị dứt điểm nguyên nhân.
- Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị.
Dưới đây là những biện pháp điều trị nhược thị có thể áp dụng
- Điều trị theo nguyên nhân: Nếu trẻ bị nhược thị do tật khúc xạ, thì phương pháp chỉnh kính (đeo kính đúng độ) là phương pháp đầu tiên và quan trọng để điều chỉnh tật khúc xạ.
- Bịt mắt lành (Occlusion Therapy): Đây là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị nhược thị tại nhà. Bằng cách đi che đi mắt khỏe khiến mắt yếu phải làm việc nhiều hơn, từ đó cải thiện thị lực và lấy lại tình trạng cân bằng thị lực cho cả hai mắt. Thời gian thực hiện biện pháp này có thể thay đổi tùy vào tình trạng thị lực hiện tại của trẻ.
Bịt mắt lành
- Các bài tập thị giác: Thực hiện các bài tập thị giác theo các liệu pháp theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia nhãn khoa.
- Sử dụng thuốc: đối với một nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này có thể cải thiện bằng các loại thuốc, như vấn đề về nhược các cơ ở mắt. Hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine nhỏ vào mắt lành để tạm thời làm cho mắt lành bị mờ, giúp tăng cường sử dụng mắt yếu.
- Phẫu thuật: Nếu trẻ mắc nhược thị kèm theo các nguyên nhân gây nhược thị như tật khúc xạ hoặc bệnh lý đục thủy tinh thể bẩm sinh, phẫu thuật có thể được xem xét để điều chỉnh nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Tái khám thường xuyên là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị nhược thị. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình điều trị diễn ra hiệu quả, kịp thời điều chỉnh các phương pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng. Việc theo dõi kỹ lưỡng từ bác sĩ và sự hợp tác của ba mẹ là yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục thị lực tốt nhất.
Nếu bạn phát hiện trẻ có những dấu hiệu của nhược thị. Hãy gọi cho Vivision kid ngay để đươc tư vấn miễn phí.
Lời khuyên
Tình trạng nhược thị có thể xảy ra ở những trẻ có nguy cơ cao như lác mắt, có tật khúc xạ hay các bệnh về mắt. Hãy đưa trẻ đến kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm giúp lấy lại thị lực cho trẻ.


Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Quyền được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.
Gắn thẻ: