Trẻ bị viễn loạn thị bao nhiêu là nặng? Các cách phòng ngừa

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Trẻ bị viễn loạn thị không chỉ là vấn đề về thị lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Tại đây, vivision kid sẽ giải đáp câu hỏi về nguyên nhân viễn loạn và phương pháp điều trị để bạn hiểu hơn và có kiến thức bảo vệ tầm nhìn của thế hệ tương lai.

Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị

Nguyên nhân gây viễn loạn thị ở trẻ chủ yếu do giác mạc không đều, biến dạng và trục nhãn cầu ngắn khiến hình ảnh của vật rơi phía sau võng mạc. Từ đó khiến trẻ quan sát vật ở gần hay xa đều mờ, mất nét. Ngoài ra, một số yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ gây viễn loạn thị ở trẻ như:

Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị

Nguyên nhân trẻ bị viễn loạn thị

Viễn thị

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc viễn loạn thị, khả năng trẻ mắc tương đối cao.
  • Bất thường nhãn cầu: Trẻ bị viễn thị thường do mắt quá nhỏ, trục nhãn cầu ngắn vì vậy ảnh hiện ra sau võng mạc. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, kích thước mắt phát triển đồ thị viễn thị có thể giảm và ảnh hiện đúng trên võng mạc.

Loạn thị

Nguyên nhân gây loạn thị chủ yếu do giác mạc biến dạng. Bình thường bề mặt giác mạc dạng hình cầu, khi loạn thị giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi về độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường dẫn đến trẻ nhìn mờ, nhòe.

Trẻ bị viễn loạn thị bao nhiêu độ là nặng?

Để giải đáp thắc mắc trẻ bị viễn loạn thị bao nhiêu độ là nặng cần dựa vào mức độ viễn loạn sau đây:

Mức độ loạn thị

  • Loạn thị thấp: Độ loạn thị dưới 1.00D. Trường hợp này không cần đeo kính hay phẫu thuật, bạn thậm chí không nhận thấy bất kỳ triệu chứng ảnh hưởng thị lực.
  • Loạn thị trung bình: Từ 1.00D đến 2.00D. Mặc dù bạn vẫn có thể nhìn thấy mà không cần đeo kính nhưng các triệu chứng biểu hiện rõ hơn và thị lực suy yếu theo thời gian.
  • Loạn thị cao: Khi mắt có độ loạn từ 2.00 trở lên. Người bệnh có thể suy giảm thị lực nghiêm trọng, nhìn mở và ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Mức độ viễn thị

  • Viễn thị nhẹ: 2 Diop trở xuống. Thị lực ở mức độ này thường không ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có các hiện tượng mỏi mắt, nheo mắt nhiều thì không cần đeo kính.
  • Viễn thị trung bình: Từ >2 Diop đến 5 Diop. Người bệnh cần đeo kính viễn để hỗ trợ thị lực, tránh mắt chuyển sang mức độ nặng.
  • Viễn thị nặng: Trên 5 Diop. Lúc này, trẻ thường bị một số biến chứng khác như lác, nhược thị. Tình trạng bắt buộc phải đeo kính.

Nếu trẻ bị viễn loạn thị, khi mắc cả hai bệnh này thì bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn gây khó chịu nhiều hơn. Với những trường hợp ngoài giới hạn bình thường hoặc trong giới hạn nhưng có kèm theo biểu hiện lác, trẻ nhìn gần thấy hai hình. Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để cân chỉnh độ kính phù hợp cho con..

Biến chứng khi bị viễn loạn nặng

Tình trạng trẻ bị viễn loạn thị nặng, nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Tác động xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Các biến chứng thường xuất hiện khi bị viễn loạn thị nặng gồm:

Suy giảm chất lượng cuộc sống

Người bị viễn loạn thị nặng sẽ bị hạn chế về tầm nhìn, gây khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trẻ bị viễn loạn có thể gặp khó khăn trong việc tập trung học tập. Vì vậy, trẻ cần được kiểm tra thị lực định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và chữa trị.

Lác mắt

Khi viễn thị kéo dài có thể gây lác trong hoặc lác ngoài. Lác gây mất thẩm mỹ, lệch đầu vẹo cổ khi nhìn, thu hẹp thị trường bên mắt bị lác, tự ti.

Lác mắt

Lác mắt

Nhược thị

Nhược thị còn gọi là mắt lười. Là tình trạng một mắt giảm thị lực mà không điều chỉnh được bằng kính hay thuốc. Nhược thị có khả năng phục hồi thị lực cao khi điều trị trẻ dưới 7 tuổi. 5 đến 7 tuổi được cho là độ tuổi vàng để các bé tập nhược thị. Sau 7 tuổi, mức độ thành công điều trị nhược thị giảm, việc tập nhược thị sẽ khó hơn đôi khi không cải thiện được thị lực.

Viễn loạn thị có phòng ngừa được không? Bảo vệ mắt viễn loạn thị ở trẻ

Viễn loạn thị hầu hết là do bẩm sinh (trừ các trường hợp do bệnh lý hay chấn thương ra) nên để phòng ngừa viễn thị chưa có câu trả lời chính xác. Tuy vậy, chúng ta nên chăm sóc đôi mắt cho bé thật tốt, đặc biệt là các bé có vấn đề về khúc xạ như viễn loạn thị cao.

Viễn thị và loạn thị thường sẽ khá ổn định từ 5-6 tuổi trở đi, không dễ tiến triển như cận thị. Để giữ sức khoẻ mắt tốt cho trẻ bị viễn loạn thị, bố mẹ cần xây dựng lối sống khoa học cho con trong các hoạt động sinh hoạt và học tập như:

Cách phòng ngừa viễn loạn thị ở trẻ

Cách phòng ngừa viễn loạn thị ở trẻ

  • Góc học tập của trẻ cần trang bị đầy đủ ánh sáng ở cường độ tốt, không quá chói hay gây lóa mắt. Bàn ghế ngồi học phù hợp với độ tuổi của trẻ
  • Thiết lập thực đơn dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều vitamin A.
  • Khám mắt định kỳ cho trẻ từ 3 đến 6 tháng một lần giúp bố mẹ nắm được tình hình viễn loạn thị của con để có biện pháp can thiệp và chỉnh kính phù hợp theo từng giai đoạn.
  • Thực hiện bài tập 20 – 20 – 20 cứ sau 20 phút học tập, làm việc, bạn rời mắt và nhìn vào một điểm cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.

Đặt lịch khám tại vivision để các chuyên gia khám, đánh giá và đưa ra những lời khuyên giúp ích cho con bạn nhé!

Lời khuyên

Viễn loạn thị nặng có thể gây ra nhiều biến chứng cho mắt trẻ và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống do giảm chất lượng tầm nhìn. Do đó, bố mẹ cần đưa con đi khám mắt ngay khi con có các biểu hiện như nhìn mờ, đau đầu,…để được xác định đúng tật khúc xạ và tư vấn điều trị thích hợp nhé!

vivision
Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Biến chứng viễn loạn thị

Nguyên nhân viễn loạn

trẻ bị viễn loạn thị