Trẻ bị viễn thị đeo kính gọng hay kính áp tròng tốt hơn?
Trẻ bị viễn thị nên đeo kính gọng hay kính áp tròng? Để hiểu rõ hơn về thắc mắc này, hãy đi tìm hiểu câu trả lời từ bác sĩ vivision kid. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ cung cấp thêm các thông tin về ưu điểm, nhược điểm của kính áp tròng và kính gọng.
Phân loại viễn thị
Viễn thị là một loại tật khúc xạ của mắt, hình ảnh tập trung ở phía sau võng mạc, dẫn đến nhìn gần mờ và có thể cả nhìn xa mờ với viễn thị trung bình và cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về mắt, viễn thị sẽ được chia ra làm 3 mức độ: thấp, vừa và cao.
- Viễn thị thấp: dưới 2 độ
- Viễn thị trung bình: từ 2.25 đến 5 độ
- Viễn cao: trên 5.25 độ
Trẻ bị viễn thị khi nào cần đeo kính?
Đa phần trẻ sơ sinh đã có viễn thị, và độ viễn này sẽ giảm dần trong quá trình phát triển mắt của trẻ, vì thế không phải với độ viễn nào trẻ cũng cần phải đeo kính.
Để quyết định việc cấp kính viễn ở trẻ y bác sĩ cần giữa trên các yếu tố:
- Độ tuổi: độ viễn của con có nằm trong mức bình thường của lứa tuổi không.
- Thị lực: Độ viễn có ảnh hưởng đến thị lực nhìn xa hay nhìn gần của trẻ không.
- Lác, điều tiết: với những trẻ lác trong sẽ được ưu tiên chỉnh hoàn toàn độ viễn, tuy nhiên với trẻ lác ngoài thì sẽ ưu tiên cấp độ viễn thấp nhất mà vẫn duy trì thị lực của trẻ. Đối với điều tiết việc cấp kính phụ thuộc vào tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.
Trẻ bị viễn thị cần được đánh giá toàn diện trước khi cấp kính và việc cấp kính cũng đòi hỏi chuyên môn sâu về mắt trẻ em của y bác sĩ. Trong nhiều trường hợp trẻ không được cấp kính viễn phù hợp và kịp thời có thể gây ra:
- Nhược thị
- Lác
- Mỏi mắt, nhức đầu
- Nhìn mờ
- Ảnh hưởng học tập.
Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở mắt, bạn nên đưa trẻ đến thăm khám để được kiểm tra và nhận chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Trẻ bị viễn thị nên đeo kính gì?
Khi trẻ bị viễn thị việc sử dụng kính gì hiệu quả và phù hợp là một mối quan tâm lớn của các bậc phụ huynh. Một điểm quan trọng khi lựa chọn kính đeo cho trẻ bị viễn thị chính là thấu kính. Thấu kính hội tụ là loại kính cần thiết để điều chỉnh tật viễn thị. Loại kính này có tác dụng hội tụ các tia sáng, giúp hình ảnh rõ nét hơn khi chiếu vào võng mạc. Do đó, các bác sĩ nhãn khoa sẽ đưa ra vài gợi ý về các loại kính phù hợp với trẻ.
Kính gọng
Kính gọng đã trở thành sự lựa chọn phổ biến nhất cho đến nay nhờ vào nhiều ưu điểm như tính tiện lợi, độ an toàn, chi phí hợp lý và không yêu cầu quá nhiều điều kiện khắt khe để sử dụng. Tuy nhiên, do thiết kế gọng lớn, loại kính này có thể gây ra sự bất tiện khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh, đồng thời cũng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
Kính áp tròng mềm
Kính áp tròng mềm là loại kính được thiết kế để đeo trực tiếp lên mắt, ôm sát vào giác mạc với độ cong tương thích. Đây là một sản phẩm hiện đại, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với kính viễn thị có gọng truyền thống. Hơn nữa, kính áp tròng mềm không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn mang lại cảm giác thoải mái như không đeo kính.
Tuy nhiên, do loại kính này rất mỏng và cần được đeo trực tiếp lên bề mặt mắt, những người có mắt nhạy cảm hoặc chưa quen với việc sử dụng có thể gặp khó khăn khi đeo. Nếu không đeo kính đúng cách, có thể xảy ra các rủi ro như trầy xước giác mạc, nhiễm trùng, viêm mắt và đau mắt. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng loại kính này, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ, cũng như kiểm tra tình trạng mắt để xác định xem có phù hợp hay không.
Kính áp tròng cứng
Kính áp tròng cứng hay còn được gọi là kính Ortho-K, không chỉ hỗ trợ trong việc điều trị viễn thị mà còn có khả năng điều trị các tật khúc xạ khác của mắt.
Kính áp tròng cứng sẽ được sử dụng vào ban đêm khi đi ngủ và tháo ra vào ban ngay khi tỉnh giấc. Trong quá trình ngủ, tròng kính sẽ từ từ tác động và điều chỉnh hình dạng bề mặt giác mạc. Sau khi thức dậy, người sử dụng có thể tháo kính ra và nhìn rõ ràng suốt cả ngày mà không cần đến bất kỳ loại kính nào khác.
Sử dụng kính gọng hay kính áp tròng cho trẻ thì tốt hơn?
Việc sử dụng kính gọng hay kính áp tròng cho trẻ viễn thị là một vấn đề quan trọng, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi loại kính đều có những lợi ích và hạn chế riêng. Để có thể cung cấp cho các bậc phụ huynh các thông tin quan trong, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề cập đến ưu nhược điểm của kình gọng, kính áp trọng cho trẻ bị viễn thị.
Ưu nhược điểm của kính gọng
Đối với kính gọng sẽ có những ưu và nhược điểm khi dùng cho trẻ bị viễn thị sau:
Ưu điểm:
- An toàn: Việc trẻ em sử dụng kính gọng sẽ có ít nguy cơ hơn so với các loại kính khác.
- Dễ dùng: Trẻ em có thể nhanh chóng làm quen và sử dụng kính gọng một cách thuận lợi.
- Đa dạng mẫu mã: Kính gọng có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc để trẻ lựa chọn theo sở thích cá nhân của mình.
- Bảo quản dễ dàng: Kính gọng dễ dàng vệ sinh chỉ cần nước rửa kính và khăn lau kính chuyên dụng.
Nhược điểm:
- Khó khăn khi hoạt động: Kính gọng có thể gây cản trở cho trẻ em khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc vui chơi.
- Ảnh hưởng đến ngoại hình: Một số trẻ em có thể cảm thấy không tự tin khi phải đeo kính gọng.
Ưu nhược điểm của kính áp tròng
Đối với kính áp tròng sẽ có những ưu và nhược điểm khi dùng cho trẻ bị viễn thị sau:
Ưu điểm:
- Thoải mái: Kính áp tròng không tạo cảm giác khó chịu, mang lại sự thoải mái cho trẻ em khi tham gia các hoạt động.
- Thẩm mỹ: Kính áp tròng không ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ.
Nhược điểm:
- Nguy cơ nhiễm trùng: Việc không thực hiện vệ sinh kính áp tròng một cách đúng đắn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho mắt của trẻ.
- Sử dụng khó khăn: Trẻ em có thể gặp trở ngại khi tự đeo và tháo kính áp tròng.
- Yêu cầu chăm sóc đặc biệt: Kính áp tròng cần được làm sạch và bảo quản cẩn thận mỗi ngày.
- Chi phí cao: Kính áp tròng và dung dịch vệ sinh thường có mức giá cao hơn so với kính gọng.
Đặt lịch khám tại đây để các bác sĩ nhãn khoa tại vivision kid khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị trẻ bị viễn thị.
Lời khuyên
Việc sử dụng kính là một giải pháp hiệu quả trong việc điều trị viễn thị ở trẻ em. Mỗi loại kính đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó cần xem xét kỹ lưỡng để xác định xem loại nào phù hợp nhất với trẻ bị viễn thị. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và tư vấn về loại kính thích hợp nhất cho trẻ.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: