Trẻ em bị cận nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không?
Trẻ em bị cận nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh cần giải đáp. Vấn đề về thị lực, đặc biệt là cận thị nhẹ ở trẻ em luôn được ba mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu các thông tin hữu ích nhé.
Trẻ em bị cận nhẹ có nên đeo kính thường xuyên không?
Cận thị là một tật khúc xạ mắt phổ biến ở lứa tuổi học sinh, những người phải học tập nhiều hay những người thường xuyên tiếp xúc lâu dài với các thiết bị điện tử. Đặc biệt, độ tuổi trẻ em từ 7-16 tuổi thường và độ cận sẽ tiến triển nhanh chóng do cường độ học tập cao cần nhìn gần bằng mắt nhiều.
Một số người có suy nghĩ rằng chỉ ai bị cận nặng mới cần phải đeo kính. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa đúng đắn vì việc đeo kính là cần thiết do mặc dù trẻ chỉ bị cận nhẹ nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến công việc học tập và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Trẻ bị cận 0.25 độ là độ cận thị nhẹ nhất, thông thường không gây ảnh hưởng nhiều đến học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trẻ có thể không cần đeo kính vẫn có thể quan sát được và sinh hoạt bình thường;
- Trẻ bị cận 0.5 độ thì khi tầm nhìn xa sẽ bị mờ đi một chút,nhưng trẻ vẫn có thể nhìn tốt, rõ mà không cần đeo kính;
- Trẻ bị cận 0.75 độ là mức độ mà trẻ cần đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách xa, tránh ảnh hưởng đến việc học tập;
- Trẻ bị cận 1 độ sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi nhìn ở khoảng cách xa, vì vậy, trẻ cần đeo kính khi đòi hỏi tầm nhìn xa. Trẻ đeo kính khi học tập và tháo kính khi nhìn xa, vui chơi thể thao. Trẻ bị cận 1,5 độ cận trở lên cần phải đeo kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt hàng ngày, đồng thời, giúp hạn chế tăng độ cận của mắt.
Trẻ em bị cận nhẹ đeo kính nhiều có tăng độ cận không?
Bố mẹ không cần lo lắng về việc con phụ thuộc vào kính. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉnh kính quá độ hay non độ từ 0.50 diop trở lên mới có thể kích thích tiến triển cận thị. Việc đeo kính đúng số là quan trọng để trẻ phát triển thị lực một cách đúng đắn, còn việc đeo kính liên tục không phải là nguyên nhân chính gây tăng độ cận ở trẻ.
Trả lời cho câu hỏi cận 1.5 độ có nên đeo kính thường xuyên không, các bác sĩ nhãn khoa khuyên rằng nên đeo , nhưng cần có kế hoạch đeo khoa học. Về cơ bản, cận thị 1.5 độ chỉ làm trẻ nhìn xa kém.
Tuy nhiên, khi bé cần học tập và đọc sách báo liên tục thì nên dùng kính cận để hạn chế nguy cơ làm tăng độ cận. Dù vậy, trẻ cũng không nhất định phải đeo kính liên tục cả ngày. Chỉ khi đi học hoặc dùng laptop để học online, trẻ nên đeo kính để hạn chế bị mỏi mắt, đau mắt.
Việc đeo kính đúng cách sẽ trợ giúp cho khả năng nhìn của mắt, giúp mắt không cần phải điều tiết quá độ khi học tập – đặc biệt là những bé ngồi xa bảng dạy học của giáo viên.
Vào giờ ra chơi ở trường, giờ giải lao, thời gian hoạt động ngoài trời hoặc thời gian không cần học bài, bé không cần phải đeo kính. Khi không sử dụng, cần dạy bé nên cất kính một cách cẩn thận để tránh bị lạc mất hoặc rơi vỡ.
Tuy nhiên, bé không nên đeo lên tháo xuống kính liên tục sẽ khiến mắt phải điều tiết liên tục, đặc biệt ở những trẻ nhỏ có thể dễ làm rối loạn sự phát triển thị giác ở hai mắt.
Làm thế nào để giảm nguy cơ tiến triển cận thị ở trẻ em?
Cận thị không thể không thể làm giảm độ cận nhưng có thể làm chậm tiến triển cận thị. Trẻ bị cận nhẹ hoàn toàn có thể tiến triển thành mức độ trung bình và nặng nếu không can thiệp phương pháp kiểm soát cận thị. Nếu trẻ chỉ đeo kính gọng là chưa đủ, bên cạnh đó cần phối hợp với các phương pháp khác như:
Thay đổi thói quen sống cho trẻ
- Tăng thời gian hoạt động ngoài trời mỗi ngày tối thiểu 2 tiếng. Tập thể dục, chơi thể thao nhiều giúp trẻ tăng cường không chỉ sức khoẻ mắt mà cả sức khoẻ toàn thân;
- Phòng bệnh và ngăn ngừa cận thị ở trẻ cần đảm bảo có đủ ánh sáng phù hợp khi trẻ đọc hoặc viết. Lưu ý là cần ánh sáng thích hợp không quá chói hoặc quá mờ vì cả hai đều có ảnh hưởng tác động xấu đến mắt;
- Cần dạy trẻ có tư thế sao cho mắt đọc và viết tối thiểu cách xa 30cm. Trẻ cần ngồi cách khoảng tầm 50cm với máy tính. Hạn chế cho trẻ đọc truyện tranh với phông chữ nhỏ hoặc mờ. Không để cho trẻ vừa ăn vừa đọc truyện, hay vừa đi vừa xem, không nằm xuống đọc;
- Mắt cần được nghỉ ngơi, nhìn ra xa thư giãn sau mỗi một giờ đọc sách, xem tivi. Cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc, ít nhất phải 7-8 tiếng và đúng giờ;
- Chăm sóc dinh dưỡng đúng và đủ: bổ sung vitamin A-C-E, khoáng chất, kẽm, selen… Học tập kết hợp với vui chơi và các hoạt động ngoại khóa, luyện tập thể dục thể thao sẽ làm hạn chế gia tăng độ cận thị;
- Giới hạn thời gian cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính;
- Thuốc Atropin nồng độ thấp: Atropin nồng độ thấp có tác dụng trên trẻ cận thị (Không chỉ cận thị nhẹ). Tuy nhiên, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định và tuân theo phác đồ điều trị của y bác sỹ;
- Kính gọng giúp kiểm soát cận thị: Kính gọng kiểm soát cận thị có thiết kế đặc biệt, giúp hạn chế tăng độ. Một số tròng kính có thể kể đến là Zeiss của Đức, Essilor Stellest của Pháp,… Tuy nhiên cần đeo đúng số để kính có tác dụng tốt nhất.
Một cặp kính cận có thể hỗ trợ cho trẻ nhìn rõ, nhưng không đủ để ngăn chặn tiến triển cận thị. Đề xuất tái khám mắt cho trẻ mỗi 3 tháng để đảm bảo theo dõi sự phát triển của thị lực và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy chăm sóc đôi mắt của bé ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo tương lai một đôi mắt sáng khỏe mạnh!
Lời khuyên
Một cặp kính cận có thể hỗ trợ cho trẻ nhìn rõ, nhưng không đủ để ngăn chặn tiến triển cận thị. Đề xuất tái khám mắt cho trẻ mỗi 3 tháng để đảm bảo theo dõi sự phát triển của thị lực và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy chăm sóc đôi mắt của bé ngay từ khi còn nhỏ để đảm bảo tương lai một đôi mắt sáng khỏe mạnh!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: