Trẻ nhỏ kiểm soát cận thị đến bao giờ thì ngừng?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

 Bạn đã từng tự hỏi trẻ nhỏ kiểm soát cận thị đến bao giờ thì ngừng chưa? Hãy tìm hiểu thông tin từ các chuyên gia về mắt của trung tâm vivision kid qua bài viết dưới đây. Đồng thời, các bác sĩ sẽ chia sẻ về các phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ.

Hiểu về cận thị ở trẻ nhỏ

Tình trạng cận thị ở trẻ em đang gia tăng đáng kể, đặc biệt tại các thành phố lớn. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tật khúc xạ cận thị ở trẻ em, các bác sĩ sẽ cung cấp thông tin về định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và tầm quan trọng của việc kiểm soát cận thị.

Cận thị ở trẻ nhỏ là như nào?

Cận thị ở trẻ nhỏ là như nào?

Cận thị hay có tên gọi khoa học là myopia – một loại tật khúc xạ thường gặp, gây khó khăn cho trẻ em trong việc nhìn các vật thể ở khoảng cách xa trong khi vẫn có thể nhìn rõ các vật ở gần. 

Trên thực tế, khi trẻ mắc tật khúc xạ cận thị thì phần lớn trẻ em sẽ không phàn nàn về tình trạng thị lực kém đối với cha mẹ. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát các hành vi của trẻ đế có thể phát hiện sớm tật khúc xạ này, một số hành vi bất thường của trẻ mà quý phụ huynh cần chú ý tới:

  • Nheo mắt: Cần chú ý quan sát và phát hiện kịp thời những trẻ thường nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vào bảng viết trên lớp học. Khi phát hiện trẻ  có những dấu hiệu này cần đưa trẻ đi kiểm tra thị lực.
  • Dí sát mắt vào sách báo, tivi: Để nhìn rõ hơn, trẻ thường dí sát mắt vào sách báo, tivi. 
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Trẻ thể hiện dấu hiệu quá nhạy cảm với ánh sáng, bao gồm ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn trong nhà. 

Một số yếu tố nguy cơ của cận thị gồm: 

  • Trọng lượng khi sinh ra quá nhẹ (Dưới 2,5 kg): Khi trọng lượng cơ thể của trẻ quá nhẹ khi sinh ra thì khi lớn lên có khả năng bị cận thị. Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) thường gặp vấn đề về thị lực khi bắt đầu đi học.
  • Tiền sử gia đình cận thị: Cận thị được coi là một đặc điểm di truyền phức tạp, chịu tác động từ nhiều gen khác nhau. Khi cả cha và mẹ đều mang gen gây cận thị, khả năng con cái thừa hưởng các gen này và phát triển thành cận thị là rất lớn.
  • Thời gian hoạt động ngoài trời: Ánh sáng mặt trời có tác động tích cực đến sự phát triển của mắt. Do đó, ít thời gian hoạt động ngoài trời cũng sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ mắc cận thị. 
  • Tiếp xúc các thiết bị điện tử:  Việc trẻ em xem ti vi, điện thoại ở khoảng cách quá gần có thể gây hại cho thị lực. Nếu trẻ xem ti vi hơn 2 giờ mỗi ngày và khoảng cách từ mắt đến màn hình nhỏ hơn 3m, điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm đáng kể về thị lực. 
  • Tư thế học bài không đúng: Khi trẻ ngồi học hoặc đọc sách với tư thế cúi gằm mặt xuống bàn, ngồi không đúng cách, hoặc đọc trong điều kiện ánh sáng không đủ cũng dễ dẫn đến tình trạng cận thị.

Cận thị không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ mà nếu như không được kiểm soát cận thị, chăm sóc và điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến nguy cơ cận thị nặng và một số biến chứng nguy hiểm.

Các phương pháp kiểm soát cận thị ở trẻ nhỏ

Hiểu đơn giản kiểm soát cận thị là việc thực hiện các phương pháp nhằm kiểm soát tốc độ tiến triển của cận thị ở trẻ em, thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa mắt. 

Kiểm soát cận thị ở trẻ em như nào?

Kiểm soát cận thị ở trẻ em như nào?

Hiện nay, cận thị đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em, vì vậy các phương pháp kiểm soát cận thị đang được áp dụng rộng rãi để giảm thiểu tình trạng gia tăng và bảo vệ đôi mắt của trẻ em khỏi nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa tới thị lực trong tương lai.

Thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp

Thuốc nhỏ mắt được khuyến cáo sử dụng hàng đêm trước khi đi ngủ cho trẻ em. Bên cạnh đó, Atropine với liều thấp cũng cho thấy ít tác dụng phụ hơn, chẳng hạn như nhạy cảm với ánh sáng và tình trạng mờ khi nhìn gần.

Kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là một dạng kính áp tròng cứng thấm khí, được sử dụng trong khi ngủ nhằm điều chỉnh các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị hoặc viễn thị. 

Phương pháp này hoạt động bằng cách tạo hình tạm thời giác mạc thông qua lớp nước mắt nằm dưới kính. Do đó, Ortho-K không chỉ cải thiện thị lực mà còn giảm thiểu sự phụ thuộc vào kính gọng, đồng thời có khả năng kiểm soát tình trạng cận thị.

Kính gọng kiểm soát cận thị

Đây là phương pháp kiểm soát cận thị cho trẻ em, tiện dụng, thoải mái và không có tác dụng phụ. Tròng kính kiểm soát cận thị được chế tạo với cấu trúc khác biệt so với tròng kính thông thường. 

Tròng kính này bao gồm 2 phần chính: khu vực trung tâm nhằm điều chỉnh tật khúc xạ và khu vực ngoại biên với các thấu kính phi cầu, có tác dụng trong việc kiểm soát tình trạng cận thị.

Để xác định phương pháp kiểm soát cận thị phù hợp cho trẻ, việc thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng mắt, được các bác sĩ tư vấn chuyên sâu là rất quan trọng trước khi đưa ra quyết định.

Trẻ cần kiểm soát cận thị trong bao lâu?

Như đã được đề cập ở trên, việc kiểm soát cận thị ở trẻ em sẽ có 3 phương pháp phổ biến và có thời gian điều trị khác nhau:

  • Thuốc nhỏ mắt Atropine liều thấp: Thông thường, cần sử dụng và theo dõi trong khoảng 24 tháng. Trẻ cần tái khám đúng lịch hẹn của y bác sỹ để theo dõi và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần. 
  • Kính áp tròng Ortho-K: Kính áp tròng Ortho-K không chỉ có khả năng kiểm soát cận thị mà còn giúp trẻ em không cần phải đeo kính gọng trong suốt cả ngày. Do đó có thể sử dụng kính Ortho-K để kiểm soát cận thị trong một thời gian dài hoặc thậm chí đến khi trưởng thành.  
  • Kính gọng kiểm soát: Cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, thường là 3 tháng/ lần để theo dõi tốc độ tăng cận.

Phòng ngừa cận thị ở trẻ nhỏ như thế nào? 

Để tránh việc trẻ mắc phải tật khúc xạ cận thị, người lớn cần nhắc nhở trẻ về việc giữ tư thế đúng khi học bài, không đọc sách báo trong bóng tối và không chơi điện tử quá nhiều,…

Ngoài ra, cha mẹ cần đảm bảo cho con ăn uống các thực phẩm giàu vitamin A, quan tâm và phát hiện sớm các triệu chứng của cận thị ở trẻ (như khi trẻ nhìn ti vi mà nheo mắt, kêu đau mắt…). 

Việc kiểm soát cận thị cho trẻ em là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và hợp tác chặt chẽ giữa phụ huynh, trẻ em và bác sĩ. Tuy không có một quy định cụ thể về thời gian ngừng kiểm soát, nhưng việc duy trì thói quen chăm sóc mắt tốt và theo dõi định kỳ là vô cùng quan trọng để bảo vệ thị lực cho trẻ.

vivision kid hiện đang cung cấp đầy đủ 3 phương pháp kiểm soát cận thị phổ biến nhất cho trẻ. Đặt lịch khám để các bác sĩ Nhãn khoa của chúng tôi tư vấn và thăm khám ngay hôm nay.

Lời khuyên

Mỗi phương pháp kiểm soát cận thị sẽ có mốc thời gian điều trị, theo dõi khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ thay đổi để phù hợp với từng trường hợp của bé. Vì vậy bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được nghe bác sĩ đánh giá cụ thể. Cùng với đó, bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

cận thị ở trẻ nhỏ

Kiểm soát cận thị