Trẻ thường xuyên mỏi mắt có bị cận không? Cần làm gì?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Cùng vivision giải đáp câu hỏi “Trẻ thường xuyên mỏi mắt có bị cận không?” trong nội dung dưới đây. Nguyên nhân gây cận thị có điểm gì giống với mỏi mắt? Những biện pháp nào giúp con em bạn giảm tình trạng mỏi mắt?

Mỏi mắt là gì?

Mỏi mắt là tình trạng mà mắt cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc khó chịu sau khi làm việc quá sức, đặc biệt là khi nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại hoặc đọc sách trong thời gian dài.

Các nguyên nhân gây ra mỏi mắt ở trẻ

Các nguyên nhân chính gây ra mỏi mắt bao gồm:

Một số nguyên nhân sinh lý 

  • Căng thẳng: Áp lực học tập từ gia đình và trường lớp có thể làm trẻ cảm thấy căng thẳng, dẫn đến mỏi mắt.
  • Tiếp xúc thiết bị điện tử: Sử dụng máy tính, điện thoại, hoặc xem tivi trong thời gian dài gây căng thẳng cho mắt.
  • Học tập và sinh hoạt trong môi trường thiếu ánh sáng: Khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, dẫn đến mỏi mắt.
  • Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc khiến mắt không được nghỉ ngơi đủ, gây ra mỏi mắt.
  • Thiếu nước: Cơ thể thiếu nước có thể làm khô mắt và mỏi, buồn ngủ, xu hướng muốn nhắm lại
  • Kích thích từ môi trường: Khói bụi, gió mạnh hoặc ánh sáng chói cũng có thể làm mắt mệt mỏi và khó chịu.
Mỏi mắt có bị cận không và nguyên nhân bị cận thị

Mỏi mắt có bị cận không và nguyên nhân bị cận thị

Một số nguyên nhân bệnh lý gây mỏi mắt ở trẻ

  • Tật khúc xạ: Cận thị, viễn thị, loạn thị khiến trẻ phải nheo mắt hoặc điều tiết nhiều hơn để nhìn rõ, gây mỏi mắt.
  • Khô mắt: Thiếu nước mắt hoặc chất lượng nước mắt kém khiến mắt khô và mệt mỏi.
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Bệnh này làm giảm tầm nhìn và gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều hơn.

Nếu trẻ gặp các triệu chứng mỏi mắt kéo dài, hãy đến khám bởi bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trẻ thường xuyên mỏi mắt có bị cận không? 

Vậy trẻ thường xuyên bị mỏi mắt có bị cận không ?

Trẻ thường xuyên mỏi mắt có thể là dấu hiệu của cận thị, nhưng không phải lúc nào cũng là trường hợp này. Mỏi mắt ở trẻ cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, học tập trong môi trường thiếu ánh sáng, thiếu ngủ hoặc môi trường kích thích.

Vậy trẻ bị mỏi mắt nếu không được điều trị kịp thời còn gặp những nguy hiểm nào ngoài khả năng dẫn đến cận thị.

Trẻ bị mỏi mắt có nguy hiểm không? 

Mỏi mắt ở trẻ thường không nguy hiểm nếu được xử lý kịp thời và có biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu bị bỏ qua và không điều trị, mỏi mắt có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Giảm hiệu quả học tập và sinh hoạt: Mỏi mắt thường xuyên sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ, ảnh hưởng đến quá trình học tập và hoạt động mỗi ngày.
  • Gây ra các vấn đề về thị lực: Nếu mỏi mắt là do các vấn đề như cận thị, nếu không được phát hiện và kiểm soát cận thị kịp thời, có thể dẫn đến tổn thương lâu dài cho thị lực của trẻ.
  • Tác động tâm lý: Mỏi mắt có thể gây ra cảm giác không thoải mái và khó chịu cho trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin.

Do đó, nếu thấy trẻ có dấu hiệu mỏi mắt thường xuyên, nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để được khám và đánh giá tình trạng mắt. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên sức khỏe và thị lực của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mỏi mắt so với trẻ bị cận thị

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị mỏi mắt có bị cận không có thể gồm:

Trẻ bị mỏi mắt

  • Mắt thường xuyên đỏ hoặc khô.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khi đọc sách, làm việc gần màn hình.
  • Thường xuyên buồn ngủ, muốn nhắm mắt khi học bài.

Trẻ bị cận thị

  • Nheo mắt khi nhìn vào vật xa.
  • Thường chạy lại gần để xem tivi.
  • Có thể nhìn gần mà không gặp vấn đề mỏi mắt.

Một số biện pháp giúp trẻ giảm tình trạng mỏi mắt

Dưới đây là một số biện pháp giúp trẻ giảm tình trạng mỏi mắt:

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

  • Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là màn hình.
  • Đảm bảo ánh sáng phòng học và nơi làm việc của trẻ đủ độ sáng, tránh làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng.
  • Thiết lập các quy tắc sử dụng thiết bị điện tử như thời gian giới hạn và các cuộc nghỉ ngắn thường xuyên.
Mỏi mắt có bị cận không ? Và cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho trẻ

Mỏi mắt có bị cận không ? Và cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho trẻ

Hướng dẫn các bài tập mắt cho con

  • Bài tập xoay mắt và nhìn xa-gần để tăng cường độ linh hoạt cho mắt.
  • Bài tập massage nhẹ nhàng mắt để giảm căng thẳng và tăng cường tuần hoàn máu.
  • Thực hiện các bài tập như nhìn xa chốc lát sau khi làm việc gần để giúp mắt thư giãn.

Bổ sung các dưỡng chất phục hồi mắt

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, E và omega-3 từ thực phẩm như trái cây, rau xanh, và cá hồi để hỗ trợ sức khỏe mắt.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước để duy trì độ ẩm của mắt và giảm nguy cơ khô mắt.

Ngoài ra:

  • Tránh dụi mắt mạnh.
  • Sử dụng kính râm khi ra ngoài trời nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mắt khi không có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần cho con đến gặp bác sĩ

Nên cho con đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau ở trẻ:

  • Thay đổi về thị lực: Nếu trẻ bị mờ mắt, không nhìn rõ vật thể ở xa hoặc gần, hoặc có bất kỳ thay đổi nào về sinh hoạt (chạy lại gần để nhìn rõ, cúi sát mặt để học bài).
  • Thường xuyên mỏi mắt: Nếu trẻ thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, đau đầu khi đọc sách, học bài hay sử dụng thiết bị điện tử.
  • Nguy cơ có yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người có vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị.

Trên đây là giải đáp của vivision kid cho vấn đề “Trẻ thường xuyên mỏi mắt có bị cận không và cần làm gì?” Để được tư vấn và chẩn đoán rõ ràng về tình trạng mắt của con hãy đến khám mắt tại vivision kid (tên cũ là FSEC). Chúng tôi cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho trẻ em và có thể giúp phát hiện sớm và điều trị các vấn đề mắt phổ biến ở trẻ.

Mỏi mắt là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở những trẻ nhỏ, do trẻ thường có xu hướng mải chơi nên sẽ dễ dàng bỏ qua vấn đề này. Bố mẹ cần lưu ý các biểu hiện khác kèm theo để kịp thời cho con đi khám và phát hiện ra các bệnh lý bất thường ở trẻ.

Đặt lịch khám tại vivision để các bác sĩ chuyên khoa nhãn khoa thăm khám và chăm sóc bảo vệ đôi mắt của con bạn.

Lời khuyên

Mỏi mắt là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở những trẻ nhỏ, do trẻ thường có xu hướng mải chơi nên sẽ dễ dàng bỏ qua vấn đề này. Bố mẹ cần lưu ý

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

mỏi mắt có bị cận không

nguyên nhân gây cận thị