Có phải trục loạn thị càng lớn thì càng nguy hiểm?
Loạn thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Một số người lo lắng rằng trục loạn thị càng lớn thì mức độ nguy hiểm của loạn thị càng tăng hay độ loạn thị càng cao, nhưng thực tế thì phức tạp hơn vậy.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là hiện tượng khi mắt không thể hội tụ ánh sáng vào một điểm lên võng mạc, thường do hình dạng không đồng đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể. Ở mắt người bị loạn thị, thay vì có bề mặt tròn đều thì giác mạc của người bị loạn thị có các chỗ cong khác nhau, dẫn đến ánh sáng khi vào mắt không thể hội tụ vào một điểm trên võng mạc. Điều này làm cho hình ảnh đến mắt trở nên mờ, biến dạng và khó nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa.
Vai trò của trục loạn thị là xác định hướng kinh tuyến của mắt do những bất thường trong giác mạc hoặc thủy tinh thể. Mắt loạn thị có 2 hướng kinh tuyến, một hướng cong nhất và một hướng ít cong nhất nên ảnh của vật đến mắt không còn hội tụ một điểm mà là 2 đoạn thẳng gọi là tiêu tuyến.
Trong đơn kính mắt, trục của loạn thị được đo bằng độ góc từ 0 đến 180 độ, giúp bác sĩ xác định vị trí cần điều chỉnh để ánh sáng đi vào mắt một cách đúng hướng. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mức độ tương quan giữa trục của loạn thị và thị lực.
Tổng quan về trục loạn thị và thị lực
Trục trong loạn thị ảnh hưởng trực tiếp đến cách ánh sáng khúc xạ qua giác mạc. Khi ánh sáng đi vào mắt, nó bị bẻ khúc xạ theo những hướng khác nhau tùy theo độ cong của giác mạc và trục của loạn thị. Trục của loạn thị chỉ ra hướng lệch của ánh sáng đến mắt. Dựa vào thông số này có thể chia loạn thị thành:
- Loạn thị nghịch: trục loạn nằm ở tiếp tuyến dọc +/- 15 độ.
- Loạn thị thuận: trục loạn nằm ở tiếp tuyến ngang +/- 15 độ.
- Loạn thị chéo: nằm trong khoảng tiếp tuyến còn lại.
Các triệu chứng thường gặp của loạn thị
Người bị loạn thị thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
- Mắt mờ: Khó khăn trong việc nhìn rõ chi tiết ở mọi khoảng cách, kể cả khi ở gần hoặc xa.
- Mỏi mắt và căng thẳng thị giác: Thường xảy ra khi phải nhìn lâu, chẳng hạn khi làm việc trên máy tính hoặc đọc sách. Thường xuyên nheo mắt, chảy nước mắt,
- Nhức đầu (vùng trán, thái dương): Đặc biệt là khi cần tập trung nhìn gần trong thời gian dài.
- Hình ảnh bị biến dạng khi đến mắt.
Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên mỏi mắt, mờ mắt hoặc đau đầu, điều này có thể là dấu hiệu của loạn thị và bạn nên đi khám mắt để được chẩn đoán chính xác.
Sự khác biệt giữa độ loạn thị và trục loạn thị
Khái niệm “độ loạn thị” là chỉ số biểu thị mức độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể, trong khi “ trục loạn thị” chỉ đơn thuần là vị trí của loạn thị trên giác mạc (chỉ xuất hiện trên đơn kính mắt của người loạn thị). Độ loạn thị càng cao thì hình ảnh càng bị biến dạng và mức độ nặng nhẹ của loạn thị thường phụ thuộc vào độ loạn thị chứ không phải trục của loạn thị.
Có phải trục loạn thị càng lớn càng nguy hiểm
Một quan niệm sai lầm phổ biến là cho rằng trục loạn thị càng lớn thì càng nguy hiểm. Thực tế, độ loạn thị mới là yếu tố quan trọng hơn để đánh giá mức độ nghiêm trọng của tật khúc xạ này.
Trục loạn thị càng lớn không đồng nghĩa với việc loạn thị càng trở nên nguy hiểm, miễn là độ loạn thị không quá cao và đã được điều chỉnh đúng cách bằng chỉnh kính. Đối với chỉnh kính khi bị loạn thị, công suất chỉ tập trung ở một phần kính để phù hợp với trục của loạn thị, giúp ánh sáng tập trung theo đúng hướng và giảm bớt biến dạng hình ảnh. Do đó, cần xác định trục của loạn thị chính xác để đạt được hiệu quả điều chỉnh kính tốt nhất.
Nguy cơ khi không điều chỉnh trục loạn thị đúng cách
Nếu trục loạn thị lớn mà không được điều chỉnh đúng hướng, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như:
- Mỏi mắt và đau nhức mắt: Đặc biệt khi phải học tập hoặc làm việc thời gian dài.
- Đau đầu: Đây là dấu hiệu thường gặp khi trục của kính không phù hợp với trục loạn thị của mắt.
- Giảm thị lực: Loạn thị kéo dài và không được điều chỉnh đúng cách có thể gây ra các vấn đề về thị lực nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến suy giảm thị lực lâu dài như lác mắt hoặc nhược thị.
Chính vì vậy, điều quan trọng là phải sử dụng kính đúng trục để đảm bảo ánh sáng đi vào mắt theo hướng chính xác và giảm thiểu tối đa các biến dạng ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Trục loạn thị (Axis) chỉ ra hướng lệch của ánh sáng khi đến mắt, là thông số bổ sung trong đơn kính mắt và không phải lúc nào cũng tương ứng với độ loạn. Trục của loạn thị nằm trong giới hạn từ 0 đến 180 độ. Độ lệch của trục của loạn thị không đồng nghĩa với mức độ nguy hiểm của tình trạng loạn thị. Việc sử dụng kính đúng trục không chỉ giúp duy trì thị lực mà còn phòng tránh các biến chứng tiềm ẩn từ loạn thị.
Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu loạn thị hay gặp khó khăn khi nhìn rõ, hãy đến vivision để được tư vấn về tình trạng loạn thị. Liên hệ ngay Zalo phòng khám để được hỗ trợ nhanh chòng nhất.
Lời khuyên
Cho dù trục của loạn thị không phải càng lớn thì độ nguy hiểm của loạn thị càng tăng, nhưng việc chỉnh kính đúng trục và kiểm tra mắt định kỳ vẫn là yếu tố cần thiết. Việc khám mắt định kỳ (6-12 tháng một lần) giúp phát hiện sớm các thay đổi trong loạn thị, từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: