Viêm giác mạc đốm ảnh hưởng gì đến khả năng nhìn?
Viêm giác mạc đốm có những triệu chứng như mắt bị đỏ, đau và nhìn thấy những chấm nhỏ màu trắng xám, li ti trên bề mặt giác mạc. Vì vậy, khi bị viêm giác mạc đốm thị lực chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu không được điều trị và chăm sóc mắt kịp thời.
Viêm giác mạc đốm tác động như thế nào đến mắt?
Giác mạc bình thường có độ dày khoảng 530-550 micromet và là một cấu trúc trong suốt. Tổ chức học của giác mạc bao gồm 5 lớp, từ bên ngoài vào trong gồm: biểu mô, màng Bowman, nhu mô, màng Descemet và nội mô.
Viêm giác mạc chấm đốm là một loại viêm nông chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu mô của giác mạc. Tế bào biểu mô trong trường hợp này bị phù, có màu trắng đục. Tác động của viêm giác mạc chấm đốm đối với thị lực phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm và liệu trình điều trị cụ thể.
Viêm giác mạc đốm ảnh hưởng gì đến khả năng nhìn?
Viêm giác mạc đốm ảnh hưởng đến khả năng nhìn bằng cách làm giảm độ trong suốt của giác mạc. Giác mạc là lớp mô trong suốt ở phần trước của mắt, giúp tập trung ánh sáng vào võng mạc để tạo ra hình ảnh rõ ràng. Khi giác mạc bị viêm, nó có thể trở nên đục và mờ, do đó cản trở ánh sáng đi vào mắt.
Triệu chứng viêm giác mạc đốm
Biểu hiện của viêm giác mạc đốm bao gồm:
- Mắt của người bệnh bị đỏ và cộm do xung huyết các mạch máu xung quanh rìa giác mạc.
- Nhìn thấy những chấm nhỏ màu trắng xám, trên bề mặt giác mạc.
- Thị lực giảm, mắt có thể trở nên nhòe và mờ.
- Cảm giác mắt dễ bị kích thích, nhạy cảm với ánh sáng (chói khi ánh sáng chiếu vào), hoặc cảm thấy đau rát như có dị vật trong mắt.
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đặc trưng phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh như hở mi mắt, sưng phù bờ mi do viêm bờ mi, và khô mắt.
Nguyên nhân viêm giác mạc đốm
Viêm giác mạc đốm có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
- Virus Adeno (viêm giác mạc đốm sau đau mắt đỏ): Virus Adeno là nguyên nhân phổ biến nhất, thường gây ra triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi sau vài ngày.
- Virus Herpes: Gây tổn thương nông giác mạc, có thể gây tổn thương sâu nếu không điều trị kịp thời. Thường gặp là các tổn thương hình cành cây, bản đồ, và có thể gây loét giác mạc hoặc nặng hơn gây hoại tử giác mạc.
- Viêm giác mạc chấm nông Thygeson: Là phản ứng viêm của giác mạc, biểu hiện bằng những tổn thương biểu mô với tổn thương màu trắng xám trong lớp biểu mô giác mạc.
- Viêm bờ mi: Có thể gây ra viêm giác mạc khi các tuyến dầu ở bờ mi bị tắc nghẽn, dẫn đến kích ứng và viêm.
Viêm bờ mi có thể là nguyên nhân viêm giác mạc đốm
- Viêm giác mạc do Chlamydia: Viêm nhiễm ở giác mạc, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, ảnh hưởng đến lớp mô trong suốt ở phần trước của mắt.
- Khô mắt, hở mi: Những tổn thương này làm giảm khả năng bảo vệ của màng phim nước mắt, dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm giác mạc.
- Hở mi, liệt Bell: Mất phản xạ nhắm mắt và mắt không nhắm kín có thể gây ra các triệu chứng kích thích và có thể phát triển thành viêm loét giác mạc.
- Do hóa chất, thuốc: Viêm giác mạc có thể liên quan đến các kích ứng do hóa chất hoặc dị vật rơi vào mắt, gây ra tình trạng đỏ và chảy nước mắt để loại bỏ chất kích thích.
- Tiếp xúc với tia cực tím: Tiếp xúc với tia cực tím (UV), đặc biệt trong các môi trường như hàn hồ quang, có thể làm tổn thương giác mạc và gây ra viêm giác mạc.
- Lạm dụng kính áp tròng: Sử dụng kính áp tròng không đúng cách, đeo lâu dài hoặc dị ứng với dung dịch rửa kính cũng có thể gây ra viêm giác mạc.
Điều trị viêm giác mạc đốm khó không?
Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Ngừng hoặc thay đổi loại thuốc nhỏ mắt: Nếu nguyên nhân là do thuốc, bác sĩ có thể khuyên ngừng sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc nhỏ mắt.
- Nước mắt nhân tạo: Được kê đơn để cải thiện triệu chứng khô mắt. Nước mắt nhân tạo bổ sung độ ẩm cho mắt với các thành phần tương tự như nước mắt thật.
- Thuốc nhỏ mắt kháng sinh: Được sử dụng để diệt vi khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng nhiễm trùng và nguy cơ lây lan.
- Thuốc kháng virus: Đối với các trường hợp do virus Herpes, cần điều trị chủ động để ngăn ngừa tái phát và biến chứng. Thuốc kháng virus có thể được dùng tại chỗ hoặc uống.
- Điều trị bệnh căn nguyên (khô mắt, viêm bờ mi, hở mi,..): Cần có một phác đồ điều trị cụ thể.Các bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia, thăm khám bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn về cách điều trị bệnh.
Lưu ý khi điều trị viêm giác mạc đốm
Để ngăn chặn sự lây lan và tiến triển của viêm giác mạc đốm sau, cần lưu ý các điều sau:
- Khi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn mắt và bụi bẩn, cần sử dụng kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
- Các bệnh lý như lông quặm, viêm túi lệ cần được điều trị kịp thời và đầy đủ để tránh nguy cơ viêm giác mạc.
- Giữ vệ sinh mắt, vệ sinh nơi ở và môi trường xung quanh sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm khuẩn lan rộng.
- Khi có triệu chứng đau mắt đỏ, hạn chế tiếp xúc với những người bệnh để tránh lây nhiễm.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tránh làm việc quá sức và giữ thói quen ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ sức đề kháng.
- Nếu sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo sử dụng đúng cách, bảo quản sạch sẽ và khử trùng. Không nên đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc khi ngủ. Nếu việc đeo kính áp tròng gây ra nguyên nhân của bệnh, nên ngừng sử dụng kính áp tròng.
Để đảm bảo sức khỏe mắt, hãy đặt lịch khám với chúng tôi ngay hôm nay. Chuyên gia nhãn khoa vivision (tên cũ là FSEC) của chúng tôi sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt, bảo vệ thị lực cho bạn.
Lời khuyên
Viêm giác mạc đốm là dạng nhẹ của viêm giác mạc, tuy nhiên không được tự ý điều trị để tránh bệnh trở nặng hơn hoặc trở thành mạn tính hoặc thậm chí là bội nhiễm thêm những bệnh khác
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa
Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.
Gắn thẻ: