Viêm giác mạc là sao? Nguyên nhân bị viêm giác mạc
Viêm giác mạc khiến mắt cảm thấy khó chịu với những triệu chứng dễ nhận biết như đau, đỏ, giảm thị lực. Vậy viêm giác mạc là sao? Nguyên nhân và điều trị bệnh như thế nào?
Giác mạc là gì?
Để biết viêm giác mạc là sao, bạn cần hiểu rõ giác mạc là gì. Đây là lớp màng trong suốt ở phía trước của mắt, có vai trò bảo vệ và tập trung ánh sáng vào mắt. Giác mạc là một tầng trong suốt của mắt, không có mạch máu, và chức năng như một lăng kính để điều tiết ánh sáng vào mắt.
Nó đóng vai trò bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân có hại khác. Bên cạnh đó, giác mạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tập trung ánh sáng để tạo ra hình ảnh rõ nét trên võng mạc.
Viêm giác mạc là sao?
Định nghĩa viêm giác mạc là sao?
Viêm giác mạc là sao? Viêm giác mạc là tình trạng viêm nhiễm của giác mạc, dẫn đến các triệu chứng như đỏ, đau, và giảm thị lực. Viêm giác mạc có thể phát sinh do lây nhiễm, tổn thương hoặc những vấn đề bệnh lý khác.
Phân loại viêm giác mạc
Hiểu được viêm giác mạc là sao giúp phân loại viêm giác mạc có thể cải thiện được nguyên nhân bị viêm giác mạc.
- Viêm biểu mô giác mạc nông: Ảnh hưởng lớp ngoài cùng của giác mạc.
- Viêm giác mạc sâu: Ảnh hưởng các lớp sâu hơn của giác mạc.
- Viêm giác mạc sợi: Liên quan đến sự xuất hiện của sợi collagen trên bề mặt giác mạc.
- Viêm loét giác mạc: là sự hình thành các vết loét trên bề mặt giác mạc, thường là kết quả của sự nhiễm trùng.
Viêm giác mạc có triệu chứng thế nào?
Viêm giác mạc là sao? Có những triệu chứng gì để phòng tránh? Hãy tìm hiểu một số triệu chứng viêm giác mạc sau:
- Đau mắt: Cảm giác đau nhói, khó chịu ở mắt là một trong những triệu chứng đầu tiên và rõ rệt nhất của nguyên nhân bị viêm giác mạc.
- Đỏ mắt: Mắt bị viêm giác mạc thường trở nên đỏ, do các mạch máu trong giác mạc và kết mạc bị kích thích và sưng lên.
- Nhạy cảm với ánh sáng: Người bệnh thường rất nhạy cảm với ánh sáng, khiến việc tiếp xúc với ánh sáng mạnh trở nên khó chịu và đau đớn.
- Nhìn mờ: Tình trạng viêm giác mạc có thể gây mờ mắt, làm giảm khả năng nhìn rõ các vật xung quanh.
- Chảy nước mắt: Mắt sẽ tiết ra nhiều nước mắt hơn bình thường nhằm làm dịu giác mạc bị viêm.
- Cảm giác có vật lạ trong mắt thường xuất hiện ở người bệnh, họ có thể cảm thấy như có cát hoặc bụi trong mắt, gây ra cảm giác kích ứng và bất tiện.
- Tiết tố nhầy-mủ: Nguyên nhân bị viêm giác mạc do vi khuẩn thường kèm theo tiết tố nhầy-mủ, một triệu chứng giúp phân biệt với viêm giác mạc do virus, nấm hay amip.
- Ngứa mắt: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở mắt có thể là một biểu hiện của viêm giác mạc.
- của viêm giác mạc.
- Phù mi và đỏ kết mạc: Tình trạng viêm giác mạc có thể gây sưng và đỏ ở mí mắt và kết mạc.
- Phản ứng tiền phòng: Viêm giác mạc nặng có thể gây phản ứng tiền phòng, dẫn đến tăng nhãn áp cấp.
Triệu chứng viêm giác mạc có thể xuất hiện đột ngột và cần được chẩn đoán và điều trị ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng như loét giác mạc hoặc thậm chí là mất thị lực. Nếu bạn hoặc người thân gặp các dấu hiệu này, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa mắt.
Nguyên nhân bị viêm giác mạc
Sau khi biết được viêm giác mạc là sao và các triệu chứng thì đến với các nguyên nhân, bạn cũng nên tìm hiểu các nguyên nhân bị viêm giác mạc như:
- Viêm giác mạc do vi khuẩn: Thường do vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus, và Pseudomonas.
- Viêm giác mạc do virus: Virus herpes simplex, adenovirus.
- Viêm giác mạc do nấm: Nấm Fusarium, Aspergillus.
- Viêm giác mạc do amip: Acanthamoeba.
Các yếu tố nguy cơ gây viêm giác mạc:
- Sử dụng kính áp tròng không đúng cách: Đeo kính áp tròng quá lâu, Không vệ sinh kính đúng cách hoặc không thay kính định kỳ là những nguyên nhân chủ yếu bị viêm giác mạc.
- Chấn thương mắt: Từ những vết xước nhỏ do dụi mắt mạnh hoặc do từ những vật thể nhỏ cho đến các vết cắt sâu trên bề mặt giác mạc.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, HIV/AIDS, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, vốn làm hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc cao hơn.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với nước không sạch khi bơi lội hoặc sử dụng nước máy không được xử lý đúng cách để rửa kính áp tròng cũng là một nguyên nhân bị viêm giác mạc.
Điều trị viêm giác mạc như nào?
Một trong những vấn đề bạn nên tìm hiểu khi xác định viêm giác mạc là sao là cách điều trị bệnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân bị viêm giác mạc và mức độ viêm, bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Viêm giác mạc do vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh dạng nhỏ mắt hoặc uống để điều trị.
- Viêm do virus: Sử dụng thuốc kháng virus.
- Viêm do nấm: Sử dụng thuốc chống nấm.
- Viêm do amip: Sử dụng thuốc chống amip.
Bên cạnh đó, bạn nên điều trị sớm để đạt hiệu quả cao. Người bệnh nên tuân thủ việc sử dụng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp không có sự cải thiện hoặc có tổn thương, bạn cần xem xét các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
Phòng tránh viêm giác mạc bằng cách nào?
Viêm giác mạc là sao? Có phòng tránh được không? Những biện pháp này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm giác mạc và bảo vệ sức khỏe mắt của bạn.
- Các biện pháp bảo vệ, tránh tiếp xúc: Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn hoặc hóa chất, nên đeo kính bảo hộ.
- Điều trị bệnh toàn thân: Quản lý các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến mắt, như tiểu đường.
- Bổ sung dinh dưỡng: Duy trì chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin A, C và E.
Bài viết giúp bạn hiểu được viêm giác mạc là sao? Nguyên nhân bị viêm giác mạc. Từ đó, hãy thận trọng khi gặp phải viêm giác mạc vì đây là nguyên nhân gây suy giảm thị lực nặng nếu không được điều trị hiệu quả kịp thời.
Đặt lịch khám với vivision kid (tên cũ là FSEC) để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa
Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.
Gắn thẻ: