Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng

vào ngày 30/07/2024

Thế nào là viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh? Có những phương pháp điều trị viêm giác mạc nào ở trẻ sơ sinh có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Cùng vivision kid (tên cũ FSEC) đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Thế nào là viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh?

Giác mạc là một lớp mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm ở phía trước nhãn cầu cho phép ánh sáng xuyên qua và đi vào mắt. Khi trẻ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm ở giác mạc, thị lực sẽ bị suy giảm dẫn đến ảnh hưởng trong việc học tập và sinh hoạt sau này của trẻ.

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh có xu hướng xảy ra trong những tháng đầu sau khi trẻ chào đời. 

Theo một nghiên cứu từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2011 tại viện mắt LV Prasad (Ấn Độ) được trích dẫn trên trang thông tin chính thức của chính phủ Hoa Kỳ (Thư viện Y học Quốc gia). 

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, tuổi trung bình những trẻ bị viêm giác mạc có thể xuất viện là 16.9+7.7 ngày theo tỉ lệ nam nữ ~ 1:1.

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả của cuộc nghiên cứu tại bệnh viện mắt LV Prasad (Ấn Độ), mời bạn tham khảo nội dung dưới:

Nội dung Giải thích
16.9 ngày Đây là số ngày trung bình mà trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc phải nằm điều trị nội trú ở  bệnh viện trước khi có thể xuất viện.
+7.7 ngày Con số này thể hiện mức độ sai lệch tiêu chuẩn của thời gian xuất viện. Trong trường hợp này, sai lệch tiêu chuẩn là 7.7 ngày, nghĩa là:

  • 50% trẻ sẽ có thời gian xuất viện nằm trong khoảng 9.2 ngày đến 24.6 ngày.
  • Thời gian trẻ xuất viện nhỏ hơn 9.2 ngày là 25%.
  • 25% trẻ sẽ có thời gian xuất viện lớn hơn 24.6 ngày.
Tỷ lệ nam nữ 1:1 Điều này có nghĩa là tỷ lệ trẻ sơ sinh nam & nữ mắc viêm giác mạc và thời gian xuất viện trung bình tương đương nhau.
Ví dụ minh họa Có 100 trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc được theo dõi trong nghiên cứu trên. Theo thông tin trên, ta có thể dự đoán:

  • Trung bình: Sau 16.9 ngày có 50 trẻ xuất viện.
  • Nhóm xuất viện sớm: 25 trẻ  sẽ xuất viện trước 9.2 ngày.
  • Nhóm xuất viện muộn: 25 trẻ  sẽ xuất viện sau 24.6 ngày.
  • Giới tính: Số lượng trẻ cân bằng (50-50)

Nguyên nhân viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ từ trung tâm vivision kid (tên cũ FSEC) thì có nhiều nguyên nhân gây nên viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh bao gồm:

Do nhiễm vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh. Một số loại vi khuẩn gây nên bệnh gồm

  • Chlamydia trachomatis: Gây ra bệnh chlamydia, chiếm tới 40% tổng số trường hợp bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi.
  • Staphylococcus aureus: Là một loại vi khuẩn phổ biến thường sinh sống trên da và trong mũi.
  • Haemophilus influenzae: Nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và có khả năng lây lan nhiễm trùng sang mắt.

Do nhiễm Virus: Có một số loại virus có thể gây viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh. 

Ví dụ: Virus herpes simplex (HSV) là một loại virus có thể gây ra mụn rộp miệng và mụn rộp sinh dục. Virus HSV có khả năng lây nhiễm qua trẻ sơ sinh thông qua quá trình sinh nở hoặc sau quá trình sinh, trẻ tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương hở của mẹ. 

Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc viêm giác mạc hơn trẻ sinh đủ tháng.

Một số bệnh lý toàn thân: Làm tăng nguy cơ mắc viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh, bao gồm bệnh hệ thống, bệnh chuyển hóa và dị tật mắt.

Thăm khám viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

Loét giác mạc, sẹo giác mạc, nhược thị, mù lòa là những biến chứng nguy hiểm nếu như viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh không được điều trị kịp thời. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc viêm giác mạc thì cần được đánh giá và quản lý toàn diện bời bác sĩ bao gồm các hoạt động sau:

Bệnh sử khi sinh: Bao gồm thời gian mang thai, các vấn đề phát sinh khi sinh, và cân nặng khi sinh.

Quá trình bệnh: Các bác sĩ sẽ ghi nhận thời điểm khởi phát triệu chứng, mức độ nghiêm trong.

Khám mắt toàn diện: Trẻ cần được thăm khám toàn diện ở mắt bao gồm:

  • Đo thị lực: Sử dụng phương pháp phù hợp với độ tuổi của trẻ, để xác định mức độ ảnh hưởng của viêm giác mạc đến thị lực của trẻ.
  • Kiểm tra tình trạng mắt với đèn khám chuyên dụng cho trẻ sơ sinh: Các biến chứng tiềm ẩn, dấu hiệu viêm sẽ được phát hiện khi kiểm tra tình trạng mắt.
  • Nuôi cấy và xét nghiệm: Lấy mẫu dịch tiết từ mắt để nuôi cấy vi khuẩn và virus, và thực hiện các xét nghiệm khác nếu cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Khám sức khỏe toàn thân bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ và phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng tiềm ẩn thông qua kiểm tra số lượng các tế bào máu và mức độ viêm.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Chức năng hoạt động của gan sẽ được đánh giá chi tiết.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng tiềm ẩn.
Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh điều trị như thế nào?

Việc trẻ sơ sinh cần được đánh giá và quản lý toàn diện là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trẻ có thể khó hợp tác trong quá trình thăm, điều trị bằng thuốc nhỏ mắt/thuốc mắt mỡ do trẻ cảm thấy sợ hãi, khó chịu. Thêm vào đó, viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh thường có mức độ nghiêm trọng hơn so với ở người lớn..

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh điều trị thế nào?

Viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh là một bệnh cấp tính cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý điều trị tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, do đó cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

Theo các bác sĩ trung tâm vivision kid (tên cũ FSEC) thì tùy theo nguyên nhân gây nên bệnh sẽ có phương án điều trị khác nhau. Thông thường với nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm để điều trị. 

Nếu nguyên nhân là do nhiễm virus, sử dụng thuốc nhỏ mắt chống virus là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc điều trị viêm giác mạc phải được bác sĩ hướng dẫn tuyệt đối không được điều trị theo sách báo, tin tức.

Khi điều trị viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh thì tỷ lệ thành công là tương đối cao nếu như được điều trị đúng phương pháp và kịp thời.

Một số trường hợp đặc biệt khi bị viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng như loét giác mạc và sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.

Đặt lịch ngay với các bác sĩ chuyên khoa mắt của vivision kid (tên cũ là FSEC) để được tư vấn miễn phí về các bệnh liên quan đến mắt.

Lời khuyên

Nếu không kịp thời điều trị bệnh viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh thì tỷ lệ mắc bệnh nhược thị và các biến chứng khác sẽ tương đối cao. Cho con đi khám mắt như một bước cần thiết để loại trừ các bệnh mắt bẩm sinh hoặc mắc phải khi sinh.

vivision
Thạc sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa

Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.

Gắn thẻ:

điều trị viêm giác mạc

viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh