Viêm màng bồ đào là gì? 1 số cách điều trị viêm màng bồ đào

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Trong các bệnh lý gây ảnh hưởng tại mắt, viêm MBĐ được quan tâm do có những biến chứng dẫn tới mù lòa, có thể mắc phải ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Việc nguyên nhân gây bệnh thường không rõ khiến viêm MBĐ là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới thị lực của bất kỳ ai.

Viêm màng bồ đào là gì?

Viem-mang-bo-dao

Thành phần của màng bồ đào

Màng bồ đào là một cấu trúc nằm ở trong mắt, là nơi chứa nhiều mạch máu, bao gồm các động mạch, tĩnh mạch đưa máu nuôi dưỡng mắt. Màng bồ đào có 3 thành phần:

  • Mống mắt: là phần cho biết màu mắt của mỗi người
  • Thể mi: là phần cơ vòng nằm ở sau mống mắt giúp mắt điều tiết nhìn rõ vật ở gần và tiết thủy dịch
  • Màng mạch (hắc mạc): là lớp mô nằm giữa củng mạc và võng mạc với chức năng chính là cung cấp máu cho mắt

Viêm màng bồ đào là tình trạng bệnh lý ở một trong 3 vị trí trên. Bệnh thường có tỉ lệ mắc cao ở mọi lứa tuổi, không lây lan cùng với cơ chế gây bệnh phức tạp; cùng với đó là khả năng tái phát cao với các biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào vị trí gây ra viêm MBĐ, bệnh có thể được chia thành các loại sau dựa vào vị trí giải phẫu bệnh:

  • Viêm MBĐ trước: gồm viêm mống mắt và viêm mống mắt – thể mi
  • Viêm MBĐ trung gian: viêm màng bồ đào ở khoang dịch kính và/ hoặc sau thể mi
  • Viêm MBĐ đào sau: viêm hắc mạc, có thể gồm viêm võng mạc, viêm gai thị
  • Viêm MBĐ tỏa lan: bao gồm cả viêm màng bồ đào trước, trung gian và sau

Nguyên nhân gây ra viêm màng bồ đào 

Cơ chế bệnh sinh của viêm màng bồ đào rất phức tạp. Những nguyên nhân chính gây ra thường được kể đến như:

  • Viêm nhiễm: 
    • Do vi khuẩn: Tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh,…
    • Do virus: bệnh Zona, quai bị hoặc Herpes
    • Do nấm: Candida, Histoplasmosis,…
    • Do ký sinh trùng: Toxoplasma gondii,…
  • Nhiễm độc: Thức ăn, hóa chất bị nhiễm độc
  • Bệnh tự miễn: hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể đi tấn công chính các mô trong cơ thể
  • Tổn thương ở mắt: các chấn thương xuyên, chấn thương đụng dập sẽ gây ra viêm màng bồ đào sau đó
  • Bệnh toàn thân: gây ra viêm màng bồ đào thứ phát như viêm khớp, collagenose, sarcoidose, bệnh da liễu, bệnh Behcet,…
  • Viêm màng bồ đào vô căn

Viêm do vi khuẩn gây nên 

Viem-mang-bo-dao

Triệu chứng của bệnh viêm màng bồ đào gồm những gì?

Triệu chứng của viêm màng bồ đào có nhiều mức độ từ không có đến rất nặng. Các triệu chứng trước cấp tính gồm: 

  • Sợ ánh sáng
  • Đỏ mắt kèm đau mắt
  • Nhìn mờ
  • Chảy nước mắt

Ở viêm màng bồ đào trung gian có thể kèm thêm hiện tượng ruồi bay. Viêm màng bồ đào sau thì thường xuất hiện vẩn đục dịch kính và thị lực giảm kém hơn. Triệu chứng của viêm màng bồ đào tỏa lan sẽ có biểu hiện tổng hợp của các triệu chứng trên.

Khi bệnh tiến triển có thể gây ra thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác như tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, phù hoàng điểm, teo nhãn cầu, bong võng mạc,…

Điều trị viêm màng bồ đào như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh cùng với các triệu chứng, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Cơ sở của điều trị viêm màng bồ đào sẽ bao gồm: giảm triệu chứng của bệnh nhân, chống viêm, bảo tồn thị lực, ngăn chặn bệnh toàn thân, loại trừ bệnh nhiễm trùng

  • Điều trị nội khoa: Điều trị triệu chứng với thuốc chống viêm, thuốc giãn đồng tử, thuốc chống xơ dính đồng tử
  • Điều trị ngoại khoa: Khi việc sử dụng thuốc không hiệu quả thì cần phải tiến hành phẫu thuật.

Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị viêm màng bồ đào như phẫu thuật cắt dịch kính, phẫu thuật bong võng mạc, phẫu thuật thay thể thủy tinh (ở bệnh nhân có biến chứng đục thể thủy tinh)

Viem-mang-bo-dao

Viêm màng bồ đào

Phòng ngừa bệnh viêm màng bồ đào

Bệnh viêm màng bồ đào do tự miễn thường không tự khỏi được.

Đối với bệnh do nhiễm trùng cần duy trì giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các món gỏi sống để phòng tránh nhiễm các loại ký sinh trùng, không rửa mặt với nguồn nước ô nhiễm.

Với những đối tượng sử dụng kính áp tròng cần chú ý giữ gìn vệ sinh kính, không rửa kính bằng nước bẩn, không để kính tiếp xúc với khói bụi thường xuyên

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh viêm màng bồ đào cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi điều trị, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Hơn hết, việc khám mắt định kỳ 3-6 tháng/ lần là cần thiết với mọi người để tầm soát bệnh từ sớm.

Chú ý rửa mặt bằng nguồn nước sạch.

Lời khuyên

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh viêm màng bồ đào. Hy vọng các bạn đọc đã rút ra được những kiến thức bổ ích, hãy cùng chia sẻ với mọi người để cùng nâng cao sức khỏe đôi mắt của mỗi chúng ta nhé.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

điều trị viêm màng bồ đào

viêm màng bồ đào

Làm sao để biết mắt có dị vật giác mạc?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

Khi nào nên cho con dùng kính gọng kiểm soát cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh