Viễn thị có tăng độ được không?
Viễn thị không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nhìn gần mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng vivision kid (tên cũ là FSEC) khám phá liệu người bệnh có khả năng tăng độ viễn thị theo thời gian hay không, cùng các cách làm giảm độ viễn thị.
Tổng quan về viễn thị
Viễn thị là gì?
Viễn thị (Hyperopia, Hypermetropia, Farsightedness) là tình trạng mắt không thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại có thể nhìn rõ các vật ở xa. Tật khúc xạ này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Trong những trường hợp viễn thị nặng, người bệnh có thể nhìn mờ ở cả xa và gần.
Triệu chứng của viễn thị
Những biểu hiện thường gặp của viễn thị bao gồm:
- Nhìn mờ khi nhìn các vật ở gần.
- Đau nhức quanh mắt.
- Nheo mắt để nhìn rõ hơn.
- Mỏi mắt.
- Lo âu và mệt mỏi.
- Đau đầu và chóng mặt sau khi đọc sách hoặc nhìn gần trong thời gian dài.
- Một số trẻ em có thể bị lác mắt.
Nguyên nhân của viễn thị
Các nguyên nhân gây viễn thị có thể bao gồm:
- Trục nhãn cầu quá ngắn hoặc giác mạc không đủ cong.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, viễn thị có thể do các tình trạng sức khỏe khác như bệnh võng mạc hoặc khối u mắt.
Viễn thị có tăng độ được không?
Viễn thị thường sẽ không tăng độ mà có xu hướng giảm độ, vì bệnh là do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Khi trẻ phát triển trục nhãn cầu có xu hướng dài ra nên độ viễn có thể giảm xuống.
Để cấp kính viễn thị, người bệnh cần được thăm khám kỹ càng và tùy từng độ tuổi bác sĩ sẽ cân nhắc cấp độ kính khác nhau. Nếu trẻ bị viễn thị cao mà không được cấp kính sẽ có thể dẫn đến nhược thị. Vì vậy các bé cần thăm khám mắt sớm từ 6 tháng tuổi.
Viễn thị có chữa được không?
Viễn thị có thể được chữa tạm thời bằng cách đeo kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật để làm thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi qua mắt, từ đó cải thiện thị lực cho người bệnh. Đeo kính gọng không tác động đến giác mạc mà nó chỉ thay đổi tiêu điểm ảnh hội tụ ở võng mạc. Vì vậy, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, vì khi ngừng đeo kính tình trạng ban đầu sẽ phục hồi.
Nếu không muốn đeo kính gọng hay kính áp tròng, bạn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật. Mặc dù hầu hết các phẫu thuật khúc xạ thường được áp dụng để điều trị cận thị, nhưng theo tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, phẫu thuật này cũng có thể áp dụng cho viễn thị.
Các phương pháp điều trị viễn thị
Kính gọng
Kính gọng điều trị viễn thị là thấu kính cầu cộng giúp cho ánh sáng đi qua hội tụ tại đúng võng mạc và cải thiện thị lực cho người bệnh. Tròng kính có nhiều loại khác nhau như đơn tròng, hai tròng, ba tròng và đa tròng, được lựa chọn dựa trên mức độ viễn thị và tần suất sử dụng của từng người.
Kính áp tròng
Kính áp tròng hoạt động tương tự như kính gọng, bằng cách điều chỉnh ánh sáng khi đi vào mắt, nhưng điểm khác biệt là chúng nằm trực tiếp trên bề mặt nhãn cầu. Kính áp tròng làm bằng nhiều loại vật liệu và kiểu dáng khác nhau, bao gồm kính áp tròng màu, kính giãn tròng,… Mặc dù thuận tiện và an toàn, nhưng nếu vệ sinh kính áp tròng không sạch sẽ có thể gây ra các vấn đề như khô mắt và nhiễm trùng mắt.
Phẫu thuật
Phẫu thuật khúc xạ tác động trực tiếp lên giác mạc, làm thay đổi độ cong của giác mạc giúp ánh sáng hội tụ đúng tại võng mạc. Các phẫu thuật này cũng có thể được sử dụng cho bệnh viễn thị như: phẫu thuật LASIK, phẫu thuật LASEK, phẫu thuật PRK và phẫu thuật Phakic.
Cách chăm sóc mắt viễn thị
Lựa chọn cách làm giảm độ viễn thị phù hợp: Đeo kính đúng số và chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp với tình trạng của mắt.
Chăm sóc mắt hợp lý: Người có mắt bị viễn thị cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Đồng thời, duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và nghỉ ngơi đầy đủ cũng là các biện pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng viễn thị ở mắt.
Các bài tập giúp tăng cường thị lực:
Các bài tập luyện cho mắt viễn thị tại nhà giúp tăng cường thị lực, duy trì sức khỏe đôi mắt tốt hơn và giảm các triệu chứng nhức, mỏi và khó chịu. Dưới đây là một số bài tập bạn có thể tham khảo:
- Bài tập chớp mắt: Chớp mắt liên tục trong vòng 5 phút, thực hiện khoảng ba lần mỗi ngày để giúp mắt thư giãn và cảm thấy sảng khoái.
- Bài tập đảo mắt: Đảo mắt theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần, sau đó thực hiện ngược lại. Làm liên tục trong vòng 5 phút mỗi ngày để giữ cho mắt linh hoạt và cải thiện dấu hiệu của viễn thị.
- Bài tập hình số 8: Đặt mắt vào một điểm trên sàn nhà cách khoảng 3m, tập trung nhìn và vẽ hình số 8 tưởng tượng. Thực hiện liên tục trong khoảng một phút, sau đó làm ngược lại hình số 8 để tăng tính linh hoạt cho mắt.
- Bài tập nhắm mắt: Nhắm mắt thư giãn và đặt hai ngón tay trỏ lên mí mắt, ấn nhẹ khoảng 2 giây rồi thả ra. Lặp lại khoảng 10 lần để giúp giảm căng thẳng và nâng cao sự lưu thông máu trong mắt.
Với đội ngũ nhân viên y tế ưu tú, kinh nghiệm hàng đầu, chuyên môn cao, vivision kid (tên cũ là FSEC) sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng mắt của mình và đưa ra phương án chăm sóc hiệu quả. Đặt lịch ngay để được tư vấn và giải đáp kĩ hơn nhé.
Lời khuyên
Tình trạng viễn thị có thể khắc phục một cách hiệu quả nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, ở những người có mắt viễn thị nhẹ lại thường chủ quan hoặc hiểu không chính xác về điều trị viễn thị, dẫn đến tăng độ viễn. Vì vậy bạn cần được thăm khám định kỳ và tham khảo tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương án điều trị phù hợp nhất!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: