Vừa cận thị vừa loạn thị: Lý do vì sao?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Cận thị và loạn thị là hai tật khúc xạ phổ biến ở mắt.  Tình trạng một người bị cả hai tật vừa cận thị vừa loạn thị được gọi là loạn cận thị. Điều trị cận loạn thị dựa vào hai phương pháp chính là chỉnh kính và phẫu thuật khúc xạ. 

Hiểu rõ về cận thị và loạn thị

Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai tình trạng này. 

Cận thị là gì?

Cận thị (hay myopia) là một tật khúc xạ mà mắt nhìn rõ các vật ở gần nhưng mờ các vật ở xa. Điều này xảy ra khi hình ảnh của vật đến mắt đi qua giác mạc được hội tụ phía trước võng mạc thay vì nằm đúng vị trí trên võng mạc. Nguyên nhân của cận thị có thể do trục của nhãn cầu ở mắt quá dài hoặc giác mạc quá cong, làm ánh sáng bị hội tụ phía trước của võng mạc.

Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ khó nhìn rõ vật ở xa, mỏi mắt, nhức mắt khi nhìn xa lâu và thỉnh thoảng nhức đầu. Ngoài ra, người bị cận thị sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động cần tầm nhìn xa và quan sát rộng như lái xe, hoặc khó khăn khi đọc sách báo mà chữ nhỏ.

Cận thị là gì?

Cận thị là gì?

Loạn thị là gì?

Loạn thị (astigmatism) cũng là một tật khúc xạ khác, thường do sự biến dạng của giác mạc hoặc thủy tinh thể (thấu kính) bên trong mắt. Nên thường loạn thị có 2 loại là loạn thị giác mạc (do giác mạc không tròn đều) hoặc loạn thị thấu kính (bất thường thể thủy tinh). Cả hai điều này dẫn đến ánh sáng không hội tụ tại một điểm mà bị phân tán thành nhiều điểm trên võng mạc, gây mờ hình ảnh ở cả gần và xa.

Loạn thị thường khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhìn rõ các vật ở cả khoảng cách gần và xa, kèm theo triệu chứng mỏi mắt và đau đầu do mắt phải liên tục điều chỉnh để có thể nhìn rõ mọi thứ.

Vừa cận thị vừa loạn thị là gì?

Khi một người vừa bị cận thị vừa bị loạn thị, điều đó có nghĩa là giác mạc (không đều hoặc phẳng) hoặc thấu kính của mắt không chỉ bị cong sai hướng (gây ra loạn thị) mà còn có vấn đề về trục của mắt (gây ra cận thị) gây ra tình trạng vừa cận thị vừa loạn thị. Lúc này ánh sáng phân tán thành 2 tiêu điểm: Một tiêu điểm còn lại nằm ở trước hoặc trên võng mạc. Kết quả là người bệnh gặp khó khăn cả trong việc nhìn xa lẫn nhìn gần, và hình ảnh của vật sẽ trở nên mơ hồ và méo mó hơn rất nhiều so với cận thị hoặc loạn thị đơn lẻ.

Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn lớn trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt khi cả hai tật khúc xạ này phát triển cùng lúc thì rất khó xác định bạn bị cận nặng hơn hay loạn nặng hơn. Tuy nhiên, sự kết hợp của hai tật khúc xạ này không phải là hiếm và có thể được xử trí hiệu quả.

Nguyên nhân gây cận thị và loạn thị

Nguyên nhân của cận thị thường xuất phát từ yếu tố di truyền, cấu trúc của mắt hoặc thói quen học tập và làm việc. Nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị cận thị, khả năng cao con cũng sẽ bị cận thị. Trục nhãn cầu quá dài làm ánh sáng hội tụ phía trước võng mạc cũng gây cận thị. Bên cạnh đó, cận thị có thể xuất phát từ thói quen học tập và làm việc, sinh hoạt thiếu lành mạnh, chẳng hạn như để mắt quá gần khi xem tivi, đọc sách hoặc làm việc, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng, hay tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử.

Loạn thị có thể xuất hiện từ khi sinh ra do bất thường về giác mạc,  hoặc phát triển sau này do tổn thương ở giác mạc, phẫu thuật mắt hoặc thậm chí do áp lực bên ngoài tác động lên mắt,… Vừa cận thị vừa loạn thị có thể xảy ra do kết hợp của những nguyên nhân trên. 

Triệu chứng cận thị và loạn thị

Cả cận thị và loạn thị đều có những triệu chứng điển hình liên quan đến giảm thị lực khi nhìn xa hoặc gần, nhưng cách thức ảnh hưởng đến thị lực của hai tật khúc xạ này lại khác nhau.

Cận thị:

  • Giảm khả năng nhìn khoảng cách xa.
  • Nhức đầu do cố gắng điều tiết mắt để nhìn xa
  • Cảm thấy mệt mỏi khi cố gắng nhìn xa.
  • Hay nheo mắt hoặc nhắm một mắt để tập trung nhìn xa hoặc một vật nhỏ.

Loạn thị:

  • Giảm thị lực khi nhìn ở cả gần và xa.
  • Cảm giác mỏi mắt, đau mắt khi làm việc với các vật nhỏ, đọc sách chữ nhỏ.
  • Nhức đầu sau khi sử dụng mắt một thời gian dài.

Vì vậy nếu một người đồng thời mắc cả hai tật khúc xạ này, triệu chứng có thể trở nên phức tạp hơn, khiến thị lực kém ở mọi khoảng cách, kèm theo những cơn đau đầu kéo dài và khó tập trung vào các chi tiết nhỏ.

Tại sao vừa cận thị vừa loạn thị?

Như đã phân tích, nguyên nhân của sự kết hợp cận thị và loạn thị phần lớn là do sự bất thường về cấu trúc của mắt. Trục nhãn cầu quá dài khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc, kết hợp với giác mạc bị biến dạng mà không cong đều dẫn đến ánh sáng không hội tụ tại một điểm. 

Trường hợp khác là cận thị là biến chứng lâu ngày của loạn thị. Trường hợp này loạn thị có thể xuất hiện từ khi sinh ra hoặc phát triển sau này do tổn thương ở giác mạc, phẫu thuật mắt hoặc thậm chí do áp lực bên ngoài tác động lên mắt mà không được điều trị lâu ngày dẫn đến cận thị.

Thói quen sinh hoạt và môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện của cả hai tật khúc xạ này. Việc sử dụng mắt quá mức, sử dụng mắt quá gần mà không có nghỉ ngơi hợp lý, cùng với việc không chăm sóc mắt đúng cách, có thể làm tăng nguy cơ mắc đồng thời cả cận thị và loạn thị.

Điều trị vừa cận thị vừa loạn thị như thế nào?

Việc điều trị loạn cận thị có thể được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp. Tuy nhiên cơ bản dựa vào hai phương pháp chính là chỉnh kính và phẫu thuật:

  • Kính mắt: Kính đeo là phương pháp điều trị phổ biến nhất và tiện lợi nhất cho những người bị tật khúc xạ nói chung bao gồm cả loạn cận thị. Kính có thể được điều chỉnh để phù hợp với cả hai tật khúc xạ, giúp cải thiện thị lực một cách hiệu quả. Thấu kính đặc biệt có thể được chế tạo để điều chỉnh cả hai tật, là nhiều thấu kính ép lại nên kính sẽ dày hơn cận đơn thuần hoặc loạn đơn thuần.
  • Kính áp tròng: Tương tự như kính mắt, kính áp tròng cũng có thể điều chỉnh cho cả cận thị và loạn thị.
  • Phẫu thuật khúc xạ: Đối với những trường hợp tật khúc xạ nặng khó chỉnh kính hoặc khi bệnh nhân không muốn phụ thuộc vào kính, phẫu thuật khúc xạ bằng tia laser như LASIK hoặc PRK có thể được chỉ định. Phương pháp này sử dụng tia laser điều chỉnh hình dạng của giác mạc sao cho ánh sáng có thể hội tụ đúng trên võng mạc, từ đó cải thiện thị lực.
Phẫu thuật khúc xạ điều trị vừa cận thị vừa loạn thị

Phẫu thuật khúc xạ điều trị vừa cận thị vừa loạn thị

Cận thị và loạn thị là hai tật khúc xạ thường gặp. Vừa cận thị vừa loạn thị xảy ra trên cùng một người gọi là loạn cận thị . Việc điều trị loạn cận thị dựa trên hai phương pháp chính để điều trị cận loạn thị.

Nếu bạn hoặc con cái đang gặp vấn đề về cận loạn thị hoặc các tật khúc xạ khác, hãy đặt lịch khám mắt tại vivision hoặc liên hệ đến Zalo phòng khám để được tư vấn điều trị kịp thời.

Lời khuyên

Cận thị và loạn thị đều là những tật khúc xạ thường gặp, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, vừa cận thị vừa loạn thị có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Đối với trẻ em, việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để lấy lại thị lực và ngăn ngừa tiến triển.

logo vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị là gì

loạn thị là gì

vừa cận thị vừa loạn thị