5 dấu hiệu nguy hiểm của cận thị phải đi khám ngay
Các dấu hiệu nguy hiểm của cận thị là vấn đề người bệnh cần nắm rõ để chủ động phòng tránh và hạn chế những nguy cơ như nhược thị, bong hoặc rách võng mạc, thoái hoá điểm vàng, glocom…
Cận thị là gì?
Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến với đặc điểm phổ biến là nhìn mờ và khó khăn khi quan sát các vật ở xa nhưng với cận thị nhẹ thì nhìn gần thì vẫn có thể nhìn rõ. Dấu hiệu nguy hiểm của cận thị bao gồm suy giảm thị lực đột ngột, hiện tượng ruồi bay, chớp sáng, đau nhức mắt.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cận thị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bong võng mạc, tổn thương hoàng điểm, glôcôm…. Ngoài ra, 1 số trường hợp có thể gây lác hay nhược thị trên trẻ nhỏ.
5 dấu hiệu nguy hiểm của cận thị
Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe mắt. Dưới đây là 5 dấu hiệu nguy hiểm của cận thị mà người cận thị không nên bỏ qua.
Hiện tượng mất/giảm thị lực đột ngột
Suy giảm thị lực đột ngột là tình trạng mắt khó nhìn rõ các vật xung quanh và trước mặt do thị lực giảm bất ngờ và nhanh chóng. Các triệu chứng bao gồm mắt mờ, khó phân biệt chi tiết, mất khả năng nhìn trong một phần hoặc toàn bộ trường nhìn.
Dấu hiệu nguy hiểm của cận thị này có thể được phát hiện sớm qua một số biểu hiện dễ nhận biết như:
- Mờ mắt
- Nhìn hình ảnh bị méo mó, cong vẹo
- Thường xuyên đau nhức mắt
- Phân biệt màu sắc kém
- Khó nhìn vào ánh sáng
- Mắt mệt mỏi
- Giảm khả năng nhìn ban đêm
Hiện tượng ruồi bay
Ruồi bay (hay còn gọi là muscae volitantes) là những chất lắng đọng nhỏ mà nhiều người nhìn thấy di chuyển trong trường thị giác, đặc biệt khi nhìn vào phông nền phẳng. Hiện tượng này do sự lắng đọng, thoái hóa của dịch kính, tạo thành các mảnh vụn với nhiều kích thước khác nhau lơ lửng trong mắt.
Mặc dù bạn cảm nhận những vật thể lơ lửng này đang ở phía trước mắt, nhưng thực tế chúng đang trôi nổi trong dịch kính và thường liên quan đến quá trình lão hóa. Dấu hiệu nguy hiểm của cận thị này thường xuất hiện khi nhìn vào bầu trời, trong tầm nhìn ngoại vi hoặc khi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính có nền trắng, sáng màu.
Trong một số trường hợp, dịch kính có thể tách khỏi võng mạc, gây nhìn mờ và xuất huyết bên trong mắt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng ruồi bay kèm chớp sáng. Nếu dấu hiệu nguy hiểm của cận thị này không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến bong võng mạc – một biến chứng nguy hiểm của cận thị.

Hiện tượng ruồi bay – dấu hiệu nguy hiểm của cận thị
Hiện tượng chớp sáng
Chớp sáng có thể trông giống như đèn flash hoặc vệt sét trong trường thị giác. Hiện tượng này xảy ra khi dịch kính cọ xát hoặc kéo lên võng mạc. Khi già đi, việc thỉnh thoảng nhìn thấy chớp sáng là điều bình thường.
Tuy nhiên, nếu tia chớp sáng xuất hiện dưới dạng đường răng cưa hoặc sóng nhiệt kèm theo đau nửa đầu, đó có thể là dấu hiệu của chứng đau nửa đầu (migraine).
Chứng đau nửa đầu là hiện tượng co thắt các mạch máu trong não, gây ra cơn đau đầu sau những tia chớp sáng. Trường hợp chỉ nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy mà không đau đầu được gọi là “chứng đau nửa đầu do nhãn khoa” hoặc “chứng đau nửa đầu không kèm theo nhức đầu”.
Mắt đau nhức
Nhức mắt là biểu hiện cho thấy mắt có thể bị rối loạn điều tiết do làm việc quá sức và không được nghỉ ngơi đầy đủ. Dấu hiệu nguy hiểm của cận thị này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, do độ khúc xạ cao hoặc bất đồng.
Vấn đề này cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, sinh hoạt hằng ngày và công việc.
Để phòng tránh tình trạng này, bạn nên thực hiện các bài tập thư giãn mắt, giữ khoảng cách hợp lý khi làm việc với máy tính, sách vở, tránh học tập, làm việc quá lâu trong điều kiện ánh sáng kém. Bên cạnh đó, việc bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, C và lutein cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe của đôi mắt.
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng đồng tử hai mắt không nằm ở vị trí cân đối, một hoặc cả hai mắt bị lệch khỏi trục nhãn cầu. Ở người cận thị nặng, sự phối hợp điều tiết cơ mắt quy tụ kém thường dẫn đến lác ngoài, gây mất thẩm mỹ và suy giảm thị lực.
Độ lác vừa phải có thể khắc phục tạm thời bằng cách đeo kính phù hợp với độ cận. Tuy nhiên, nếu độ cận quá cao và không đeo kính đúng số, hiện tượng lác cũng không thể điều chỉnh hoàn toàn. Trong trường hợp này, phẫu thuật có thể là giải pháp tối ưu để cải thiện thẩm mỹ cho người bệnh.
Những biến chứng đáng lo ngại ở người mắc cận thị
Cận thị không chỉ gây suy giảm thị lực mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. Dưới đây là những biến chứng mà người mắc cận thị cần đặc biệt lưu ý.
Nguy cơ bong võng mạc và rách võng mạc
Võng mạc đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhìn của mắt. Ở những người có độ cận thị cao, võng mạc có thể bị kéo căng và giãn ra, dẫn đến tình trạng rách hoặc bong võng mạc.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, biến chứng này có thể gây mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Theo các nghiên cứu, nguy cơ bong võng mạc ở người có mắt cận từ -3.00 đến -6.00 diop cao gấp 9 lần so với người có thị lực bình thường.
Tổn thương vùng hoàng điểm
Vùng hoàng điểm là khu vực quan trọng nhất của võng mạc, giúp nhìn rõ chi tiết. Tuy nhiên, ở những người cận thị trên -6.00D, nguy cơ tổn thương vùng này cao gấp 41 lần so với bình thường.
Tổn thương hoàng điểm, hay còn gọi là thoái hóa hoàng điểm, xảy ra khi các mạch máu bất thường gây xuất huyết, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Tổn thương vùng hoàng điểm
Glôcôm – Kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng
Glôcôm thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người không nhận ra cho đến khi bệnh đã tiến triển. Ở người có độ cận cao (trên 6.00 diop), trục nhãn cầu bị kéo dài, gây căng các sợi thần kinh thị giác, khiến chúng trở nên mỏng và yếu đi.
Khi lớp sợi thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể mất dần thị trường, bắt đầu từ vùng ngoại vi và lan dần vào trung tâm, gây thu hẹp tầm nhìn.
Nhược thị
Nhược thị xảy ra khi não không nhận được tín hiệu đầy đủ từ mắt, do độ cận quá cao hoặc sự chênh lệch về khúc xạ giữa hai mắt. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.
Nếu được phát hiện sớm (trước 7 tuổi), nhược thị có thể được cải thiện bằng các bài tập thị lực trên phần mềm tập nhược thị. Tuy nhiên, sau 7 tuổi, khả năng phục hồi thị lực sẽ trở nên khó khăn hơn.
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng mắt không nằm ở vị trí cân đối bình thường. Ở người cận thị nặng, sự phối hợp kém của cơ mắt có thể dẫn đến lác ngoài, lác ngoài luân phiên. Lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm giảm thị lực. Trường hợp nhẹ có thể điều chỉnh bằng kính, còn các trường hợp nặng, dùng kính không thể cải thiện cần can thiệp phẫu thuật.
Phương pháp điều trị và kiểm soát cận thị
Cận thị có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả nếu áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là những cách giúp giảm tiến triển cận thị và bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Đeo kính gọng kết hợp với tra thuốc Atropin nồng độ thấp
Việc đeo kính gọng phù hợp rất quan trọng đối với người cận thị. Nếu cận thị nhẹ (<3D), bạn có thể chỉ cần đeo kính khi nhìn xa, còn khi chơi hoặc không tập trung có thể tháo kính. Tra thuốc Atropin nồng độ thấp được chỉ định phù hợp vào từng trường hợp khác nhau, và cần tuân thủ phác đồ tra thuốc để đạt hiệu quả.

Sử dụng atropin nồng độ thấp kiểm soát tiến triển cận thị
Sử dụng tròng kính kiểm soát cận thị
Hiện tại ở vivision kid đang sử dụng 2 loại là Stellest của Pháp và Myocare của Đức để kiểm soát cận thị, hai phương pháp này đều có nghiên cứu cụ thể và chứng minh hiệu quả lên đến khoảng 70%.
Sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng mềm đeo ngày là phương pháp sinh lý và thẩm mỹ hơn kính gọng, tuy nhiên dễ gây viêm nhiễm, khô mắt. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.
Kính áp tròng cứng đeo đêm (Ortho-K) là phương pháp chỉnh hình giác mạc bằng cách đeo kính áp tròng vào ban đêm. Ortho-K hiệu quả trong kiểm soát cận thị tiến triển ở trẻ em và có thể đáp ứng cả nhu cầu thẩm mỹ ở người lớn cho ai cận thị mà không muốn đeo kính. Phương pháp này giúp bệnh nhân không cần đeo kính ban ngày và hạn chế tăng độ cận.
Phẫu thuật cận thị
Phẫu thuật cận thị là phương pháp điều chỉnh độ cong giác mạc để người bệnh có thể nhìn rõ mà không cần kính. Phẫu thuật mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn, không gây đau, chảy máu.
Thời gian phẫu thuật ngắn (5-10 phút) và bệnh nhân có thể về trong ngày. Tuy nhiên, trong 3-6 tháng sau phẫu thuật, mắt có thể bị khô, nhạy cảm hơn và cần được chăm sóc cẩn thận.
Phẫu thuật cận thị giúp cải thiện thị lực, loại bỏ sự phụ thuộc vào kính, tiết kiệm chi phí, tăng tự tin và nâng cao chất lượng sống. Tuy nhiên, trước khi quyết định phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ lưỡng và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa.
Để phòng ngừa và kiểm soát cận thị, việc nhận biết sớm các dấu hiệu nguy hiểm của cận thị và áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt là rất quan trọng. Bạn hãy tạo thói quen tốt cho mắt, thường xuyên kiểm tra thị lực và tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp đôi mắt luôn khỏe mạnh.
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn hoặc trẻ nhỏ trong gia đình gặp phải bất kỳ dấu hiệu cận thị nào, nghi ngờ do thị lực bị suy giảm, hãy đến thăm khám với bác sĩ nhãn khoa ngay.
Một số dấu hiệu cho biết bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức bao gồm:
- Xuất hiện đột ngột những đốm nhỏ trôi nổi trong tầm nhìn: Hiện tượng ruồi bay
- Chớp sáng ở một hoặc cả hai mắt
- Mất thị lực đột ngột ở một mắt
Phòng tránh cận thị như thế nào?
Để phòng tránh những vấn đề thị lực nghiêm trọng, bên cạnh việc nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm của cận thị, bạn nên chủ động thăm khám mắt định kỳ.
Đối với người lớn
- Nếu có nguy cơ cao mắc bệnh về mắt, nên đi khám từ 6 tháng đến 1 năm.
- Nếu đeo kính, kính áp tròng và mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến mắt (như tiểu đường), cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn.
- Khi nhận thấy bất kỳ vấn đề nào với thị lực, nên thăm khám càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên
Trẻ em cần được đo thị lực và tầm soát các bệnh về mắt: trước 1 tuổi, năm 3 tuổi, trước khi vào lớp 1, sau đó là khám định kỳ 3-6 tháng.
Cận thị có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn đừng chủ quan trước các dấu hiệu nguy hiểm của cận thị. Bạn hãy chủ động thăm khám định kỳ, áp dụng các biện pháp kiểm soát cận thị và điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của chính bạn.
Nếu gặp những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đặt khám tại đây để được đội ngũ vivision thăm khám, tư vấn chi tiết để kiểm soát cận thị kịp thời.

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: