3 nguyên nhân mờ mắt thường gặp nhất ở trẻ
Mờ mắt ở trẻ là một vấn đề sức khỏe vô cùng quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển toàn diện. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và việc phát hiện sớm là rất cần thiết. Dưới đây là 3 nguyên nhân mờ mắt thường gặp nhất ở trẻ.
Trẻ mờ mắt do tật khúc xạ
Cận thị
Hiện nay, cận thị là tật khúc xạ rất thường gặp ở trẻ em. Các bậc cha mẹ nên chú ý các dấu hiệu dưới đây nhằm phát hiện sớm tình trạng mắt cận của con:
- Khó khăn khi nhìn chữ trên bảng: Trẻ thường xuyên phàn nàn về việc ghi chép bài khó khăn, nhìn chữ trên bảng không rõ;
- Cúi sát sách vở khi học: Khi quan sát trẻ viết, đọc sách, ba mẹ có thể thấy con có xu hướng cúi sát vào sách vở để nhìn được rõ hơn;
- Ngồi gần khi xem tivi: Nếu trước đây trẻ có thể ngồi ở xa khi xem tivi thì khi mắt bị cận thị, con thường muốn tiến lại gần tivi hơn để xem;
- Nghiêng đầu, nheo mắt: Đây là các tình trạng hay gặp ở mắt cận nhằm quan sát vật rõ hơn;
- Dụi mắt: Con thường đưa tay lên dụi mắt khi nhìn các thiết bị điện tử hoặc sách vở trong thời gian dài.
Về mặt cơ chế, bình thường để nhìn rõ vật thì ảnh của vật phải hội tụ đúng trên võng mạc. Trẻ bị cận thị có thể do trục nhãn cầu bị dài ra hoặc do các tổn thương ở giác mạc, thủy tinh thể làm cho ảnh của vật không hội tụ tại võng mạc mà hội tụ trước võng mạc, từ đó gây ra triệu chứng mờ mắt ở trẻ.
Đối với người dưới 18 tuổi, do nhãn cầu vẫn tiếp tục phát triển, vì vậy trục nhãn cầu dài dần ra. Khi đó tình trạng cận thị có thể sẽ tiến triển nặng dần. Vì vậy, để kiểm soát tốt tật khúc xạ này, trẻ cần được tư vấn, hướng dẫn chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cũng như đeo kính phù hợp khi cần.
Viễn thị
Viễn thị xảy ra khi các tia sáng vào mắt hội tụ ở sau võng mạc. Khi bị viễn thị, trẻ có thể nhìn thấy các vật ở xa rất tốt nhưng khi tập trung nhìn những vật ở gần thường gặp khó khăn. Ngoài ra, thỉnh thoảng trẻ sẽ cảm thấy nhức đầu, đau nhức mắt, thường xuyên phải nheo mắt khi ngồi học, nhìn các vật ở khoảng cách gần.
Hai biến chứng phổ biến nhất của viễn thị là nhược thị và lác mắt (lé mắt):
- Nhược thị là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực do chức năng của mắt có độ viễn nặng hơn ít hoặc không được não sử dụng trong quá trình phát triển thị lực. Nếu nhược thị được phát hiện và điều trị kịp thời (thường trước 7 tuổi), nhược thị có khả năng được cải thiện, thị lực sẽ tốt dần lên.
- Lác là hiện tượng hai mắt không ở vị trí cân đối bình thường. Ở người viễn thị nặng, sự phối hợp điều tiết của các cơ mắt bị kém đi, có thể dẫn đến lác, gây giảm thị lực và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Loạn thị
Loạn thị là tình trạng giác mạc hoặc thủy tinh thể có hình dạng, độ cong bất thường, khiến các tia sáng không hội tụ tại 1 điểm mà khuếch tán trên võng mạc.
Dấu hiệu của loạn thị có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ có những biểu hiện:
- Nhìn mờ cả ở khoảng cách gần và xa;
- Nhìn đôi (song thị): khi nhìn vào một vật thì mắt sẽ khúc xạ thành 2 hình ảnh của vật;
- Mỏi mắt, nhức mắt;
- Khó khăn khi nhìn trong không gian tối,…
Yếu tố nguy cơ của loạn thị là những người có sẹo giác mạc, tiền sử phẫu thuật đục thủy tinh thể, tuổi cao hoặc trong gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị loạn thị hoặc các rối loạn khác ở mắt.
Trẻ mờ mắt do nhược thị
Một nguyên nhân mờ mắt ở trẻ em nữa phải kể đến là nhược thị. Tình trạng này có thể do:
- Lác mắt;
- Các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị hoặc loạn thị);
- Một số nguyên nhân khác như sụp mi mắt, tổn thương giác mạc, đục thủy tinh thể,…
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân mà có các biện pháp điều trị phù hợp.
- Nhược thị do lác: Dùng kính hoặc lăng kính, đồng thời kết hợp với tập mắt hoặc phải phẫu thuật tùy tình trạng;
- Nhược thị do các tật khúc xạ: Thường trẻ được yêu cầu đeo kính trong 3 tháng hoặc đến khi thị lực ở mắt bị nhược thị không tăng lên;
- Sụp mi hoặc các tổn thương đục thủy tinh thể,… có thể cần phải phẫu thuật.
Hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, với phần mềm tập nhược thị hiện đại bậc nhất, các con sẽ được các cô chú hướng dẫn kỹ lưỡng cách sử dụng phần mềm như “các trò chơi”, tạo hứng thú và giúp con sớm cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, chỉ với 1 chiếc laptop hoặc máy tính bàn, con hoàn toàn sử dụng phần mềm để tự tập luyện tại nhà. Tiến trình tập luyện sẽ được gửi về cho các bác sĩ ở vivision kid để theo dõi sát sao sự cải thiện của nhược thị.
Trẻ mờ mắt do mắc bệnh về mắt
Một nhóm nguyên nhân mờ mắt ở trẻ không được bỏ sót là các bệnh lý viêm nhiễm như viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm bờ mi,… Các bệnh lý này thường gây các triệu chứng tương đối rõ ràng như đỏ mắt, sưng, ngứa mắt, mờ mắt,… Tuy không quá khó khăn để phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm tại mắt nhưng khi con gặp các tình trạng trên, ba mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân cũng như tư vấn, hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.
Ngược lại, một số bệnh tổn thương ở đáy mắt thường khó phát hiện do các triệu chứng không rõ ràng, khi xuất hiện mờ mắt ở trẻ thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, để chẩn đoán các bệnh đáy mắt ở giai đoạn sớm và tránh các tổn thương nghiêm trọng, việc đưa trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần là rất cần thiết.
Như vậy, vivision kid đã chia sẻ với bạn 3 nhóm nguyên nhân mờ mắt ở trẻ em thường gặp nhất cũng như một số dấu hiệu nhận biết và các phương pháp điều trị chính cho từng bệnh. Ngoài ra, nếu bạn đang có các vấn đề, biểu hiện bất thường tại mắt, hãy gọi hotline 0334141213 để đặt lịch khám hoặc xin tư vấn từ các chuyên gia Nhãn khoa tại vivision kid nhé!
Lời khuyên
Trẻ bị mờ mắt có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy hãy đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: