Dấu hiệu nhận biết cận thị nhẹ
Đối với bất kỳ vấn đề về thị lực, việc thăm khác bởi bác sĩ là quan trọng nhất. Cận thị nhẹ thường vô tình được phát hiện thông qua khám sàng lọc. Theo dõi bài viết sau đây để biết liệu bạn có đang có dấu hiệu của cận thị nhẹ không nhé!
Cận bao nhiêu độ gọi là cận thị nhẹ?
Trong số các tật khúc xạ, Cận thị là tật khúc xạ có tỷ lệ người mắc nhiều nhất. Cận thị với biểu hiện đặc trưng là dễ nhìn gần, khó nhìn xa do cơ chế khúc xạ của mắt bị biến đổi so với bình thường. Đôi mắt được cho là khỏe mạnh khi có tầm nhìn tốt, ảnh của vật được lấy nét rơi đúng trên võng mạc, giúp nhìn rõ vật. Còn đối với cận thị, hình ảnh của vật được lấy nét ở phía trước võng mạc.
Tùy theo mức độ cận thị mà ảnh hưởng ít hay nhiều đến tầm nhìn của mắt.
Mức độ cận thị được phân loại dựa theo Diop – Diop là đơn vị đơn vị đo độ cong của thấu kính sử dụng giúp mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách bình thường. Đơn vị Diop càng lớn biểu hiện tình trạng cận thị càng nặng và độ dày của thấu kính càng tăng:
- Cận nhẹ: <-3.00D;
- Cận thị trung bình: -3.00 đến -6.00D;
- Cận nặng >-6.00D.
Dấu hiệu nhận biết của cận thị nhẹ
Đối với trẻ em, lứa tuổi chưa nhận thức được dấu hiệu cận thị nhẹ. Trẻ mắc chứng cận thị thường không than phiền gì cho tới khi thị lực của trẻ bị giảm, trẻ thấy mình không nhìn được rõ như các bạn. Sau đây là một số dấu hiệu của cận thị nhẹ bạn nên chú ý:
- Không nhìn rõ chữ trên bảng khi học ở lớp, thường xuyên chép sai và chép thiếu bài;
- Trẻ hay nheo mắt khi đọc sách, khi xem tivi hoặc có xu hướng tiến sát vào tivi, cúi sát xuống bài vở;
- Dụi mắt, nháy mắt nhiều có thể là biểu hiện trẻ đang mắc cận thị;
- Trẻ vô tình phát hiện ra cận thị nhẹ qua chương trình khám sàng lọc cận thị tại trường.
Ngoài ra, bố mẹ cần để ý một số nguy cơ hay dẫn đến cận thị cho trẻ như: thường xuyên xem điện thoại, máy vi tính, xem tivi quá nhiều,… Bố mẹ cần cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm cận thị nhẹ.
Đối với người lớn, lứa tuổi thường xuyên phải làm việc với khối lượng công việc quá nhiều, mắt căng thẳng mệt mỏi. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị cận thị nhẹ là:
- Mắt nhanh mỏi kèm theo nhức đầu khi làm việc;
- Nhìn mờ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, tầm nhìn xa suy giảm;
- Khó khăn trong việc lái xe, chơi các bộ môn thể thao.
Phân biệt dấu hiệu của cận thị nhẹ với loạn thị nhẹ
Cận thị và loạn thị đều là tật khúc xạ thường gặp. Tuy nhiên nhiều người vẫn hay nhầm hai tật khúc xạ này với nhau.
Về biểu hiện:
- Cận thị nhẹ: là nhìn xa mờ, nhìn gần rõ;
- Loạn thị nhẹ: nhìn vật không sắc nét ở cả khoảng cách xa và gần.
Về nguyên nhân:
- Cận thị: nguyên nhân do bất thường khúc xạ giác mạc, thể thủy tinh, do trục trước sau nhãn cầu dài hơn bình thường nên ảnh của vật hiện ở trước giác mạc;
- Loạn thị: nguyên nhân do bán kính độ cong giác mạc không đều nhau trên các kinh tuyến, nên khúc xạ theo các hướng cũng khác nhau, làm ảnh của vật được hội tụ cả trước, sau, trên võng mạc tạo hình ảnh méo mó, biến dạng.
Phân biệt dấu hiệu của cận thị nhẹ với viễn thị nhẹ
Về biểu hiện:
- Cận thị nhẹ: là nhìn xa mờ, nhìn gần rõ;
- Viễn thị nhẹ: nhìn gần mờ và nhìn xa rõ. Ngoài ra, mắt viễn thị thường xuyên phải điều tiết kéo dài nên hay gặp tình trạng mỏi mắt hơn cận thị.
Về nguyên nhân:
- Cận thị: nguyên nhân do bất thường khúc xạ giác mạc, thể thủy tinh (giác mạc lồi hơn bình thường, đục thể thủy tinh), do trục trước sau nhãn cầu dài hơn bình thường nên ảnh của vật hiện ở trước giác mạc;
- Viễn thị: Do khúc xạ giác mạc, thể thủy tinh (giác mạc dẹt, thể thủy tinh giảm tính hội tụ), do trục trước sau nhãn cầu ngắn hơn bình thường nên hình ảnh hiện ra sau võng mạc.
Cận thị nhẹ có nên đeo kính không?
Điều trị cận thị bằng phương pháp đeo kính phân kỳ (có mặt lõm) giúp hỗ trợ kéo lùi ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc như mắt bình thường. Mục tiêu của việc điều trị cho người cận thị là giúp họ có thị lực tốt hơn, nhìn vật rõ nét và thoải mái.
Nhiều người vẫn còn băn khoăn rằng “Cận thị nhẹ không đeo kính có được không?” Theo ý kiến của chuyên gia, khi đã cận thị, nên đeo kính để đạt được thị lực tối đa và tầm nhìn sắc nét. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn về nhu cầu dùng kính cho từng cá nhân, cụ thể:
- Cận dưới 1.50D: Bạn không cần phải đeo kính thường xuyên, cần đeo trong lúc học bài và làm việc, hoặc khi làm việc cần có sự tỉ mỉ, chính xác;
- Cận trên 1.50D: Ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn, bạn nên đeo kính cả khi nhìn xa và gần, trừ lúc nghỉ ngơi, đi ngủ.
Lời khuyên
Ngoài việc đeo kính, người cận thị nhẹ cần chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học, lành mạnh, cân đối thời gian cho mắt nghỉ ngơi tránh căng thẳng quá mức. Áp dụng những lời khuyên của bác sĩ, bài tập giúp thư giãn mắt hiệu quả, hạn chế sự tiến triển của cận thị nhẹ.
Cận thị nhẹ có biểu hiện lâm sàng không dễ nhận biết và nhiều người còn tâm lý lơ là bệnh tật gây tiến triển nặng và biến chứng giảm thị lực sau này. Trong nhiều trường hợp khó nhận biết được bạn có đang bị tật khúc xạ không, bạn nên đi khám mắt để được bác sĩ chẩn đoán xác định chính xác.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: