2 nguy cơ có thể gặp khi bị cận mà không đeo kính

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Cận thị là tật khúc xạ phổ biến. Nếu bị cận mà không đeo kính đúng cách, người bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ các biến chứng nguy hiểm của việc bị cận mà không đeo kính.

Cận thị là gì?

Để biết nguy cơ nếu cận mà không đeo kính, bạn cần hiểu đây là bệnh gì. Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, xảy ra khi mắt không thể hội tụ ánh sáng nằm đúng trên võng mạc. Người bị cận thị có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách gần, nhưng gặp khó khăn khi quan sát vật ở xa, bệnh nhân thường phải nheo mắt để nhìn rõ hơn.

Các nguy cơ có thể gặp khi bị cận mà không đeo kính

Cận thị mà không đeo kính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Cận thị mà không đeo kính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nhược thị

Cận mà không đeo kính có thể gây ra nhược thị. Nhược thị là tình trạng thị lực kém do não không nhận được tín hiệu đầy đủ từ mắt. Nguyên nhân có thể do độ cận quá cao hoặc sự chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt.

Nếu được phát hiện và can thiệp sớm (trước 6 tuổi), nhược thị có thể cải thiện với các bài tập nhược thị. Ngược lại nếu không được phát hiện, đặc biệt là sau 8 tuổi, khả năng phục hồi thị lực sẽ rất khó khăn.

Lác mắt

Một trong những biến chứng của cận thị có thể gặp phải là lác mắt. Đây là tình trạng lòng đen của hai mắt không nằm ở vị trí cân đối khi nhìn thẳng. Ở người bị cận thị nặng, cơ mắt quy tụ kém hiệu quả, dễ gây ra lác ngoài hoặc lác hai mắt luân phiên.

Các trường hợp lác nhẹ có thể điều chỉnh bằng kính. Tuy nhiên, với những ca lác nặng, phẫu thuật là giải pháp cần thiết để khôi phục thị giác hai mắt và cải thiện thẩm mỹ.

Bị cận nhẹ có nên đeo kính không?

Theo các chuyên gia nhãn khoa, đeo kính là phương pháp hỗ trợ thị lực hiệu quả cho người bị cận thị. Kính cận giúp điều chỉnh tiêu điểm của tia sáng, giúp hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc, từ đó giúp mắt nhìn rõ vật.

Tuy nhiên, nếu chỉ bị cận ở mức độ nhẹ, việc đeo kính cả ngày là không cần thiết. Khi cận nhẹ, mắt vẫn có thể nhìn rõ ở cự ly gần mà không cần sự hỗ trợ của kính. Do đó, nếu công việc không đòi hỏi nhìn xa thường xuyên, bạn có thể tháo kính trong một số hoạt động sinh hoạt, học bài, đọc sách để mắt được nghỉ ngơi và tránh phụ thuộc vào kính.

Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính?

Nếu đã biết nguy cơ khi cận mà không đeo kính, bạn cũng nên tìm hiểu khi nào nên đeo kính. Cận thị trên 2,00 độ bạn nên đeo kính để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập. Cận thị dưới 2,00 độ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, việc đeo kính được khuyến nghị chỉ khi bạn cần nhìn xa (lái xe, xem tivi…).

  • Cận 0,25 độ: Chưa cần đeo kính vì ảnh hưởng đến thị lực không đáng kể.
  • Cận 0,5 độ: Thị lực xa giảm nhẹ nhưng nhiều trường hợp vẫn nhìn tốt.
  • Cận 0,75 – 2,00 độ: Nên bắt đầu sử dụng kính hỗ trợ, tuy nhiên không cần đeo thường xuyên.

Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Việc có nên đeo kính cận liên tục hay không phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ cận thị của mỗi người. Cụ thể như sau:

Cận thị 1-2 độ: chỉ nên đeo kính khi cần quan sát các vật ở khoảng cách xa. Việc sử dụng kính liên tục có thể khiến mắt điều tiết nhiều hơn khi nhìn gần và dễ mỏi mắt. Ngoài ra, đeo kính trong thời gian dài cũng dễ gây phụ thuộc vào kính. Vì vậy cần xen kẽ thời gian nghỉ ngơi cho mắt.

Cận thị từ 2 độ trở lên: nên đeo kính thường xuyên để đảm bảo thị lực tốt nhất.

Cận thị từ 3 độ trở lên: việc đeo kính là bắt buộc. Lúc này, cận mà không đeo kính sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.

Cận dưới 2 độ mà đeo kính thường xuyên khiến mắt phải điều tiết nhiều

Cận dưới 2 độ mà đeo kính thường xuyên khiến mắt phải điều tiết nhiều

Hướng dẫn chăm sóc mắt cận đúng cách

Đeo kính đúng số

Khi bị cận thị, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là đeo kính đúng số, tránh sử dụng kính sai số (trừ một số trường hợp cá biệt điều trị lác), vì điều này có thể khiến mắt mỏi, rối loạn điều tiết. Ngoài ra, theo khuyến cáo của các bác sĩ nhãn khoa, người cận 0,75 -2,00 độ không nhất thiết phải đeo kính cả ngày, chỉ cần đeo kính khi nhìn xa.

Thăm khám mắt định kỳ

Xây dựng thói quen khám mắt định kỳ là điều cần thiết để bảo vệ đôi mắt. Người bị cận thị nên kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần để có thể thay kính theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể phát hiện sớm các bệnh lý khác về mắt.

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh

Để duy trì sức khỏe mắt, ngăn ngừa tình trạng tăng độ cận, cần lưu ý một số thói quen khi học tập và làm việc:

  • Duy trì khoảng cách an toàn từ mắt đến máy tính/sách vở khoảng 30-35cm.
  • Giữ tư thế ngồi thẳng, cân đối, tránh cúi gằm mặt.
  • Nghỉ ngơi 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc để giúp mắt thư giãn.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya. Thiếu ngủ và thức khuya thường xuyên làm giảm sức khỏe mắt, dễ khiến độ cận tăng nhanh hơn. Vì vậy, mỗi ngày nên ngủ đủ 7-8 tiếng.

Bổ sung dinh dưỡng cho mắt

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng độ cận mà còn cải thiện thị lực. Một số thực phẩm nên bổ sung cho mắt:

  • Giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng,…
  • Giàu carotenoid: cải xanh, đậu xanh, khoai lang,…

Lời khuyên:

Cận thị đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm do số ca cận thị đang gia tăng đáng lo ngại trong những năm gần đây. Việc bị cận mà không đeo kính hay có đeo kính cận sẽ tùy thuộc vào độ cận của mắt. Tuy nhiên, khi bị cận, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám mắt định kỳ để đảm bảo kiểm soát tốt độ cận và phòng ngừa các tác hại, nguy cơ của cận thị gây nên.

Hãy đặt lịch khám tại vivision để được thăm khám, chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Lời khuyên

Cận thị đang trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm do số ca cận thị đang gia tăng đáng lo ngại trong những năm gần đây. Việc bị cận mà không đeo kính hay có đeo kính cận sẽ tùy thuộc vào độ cận của mắt. Tuy nhiên, khi bị cận, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám mắt định kỳ để đảm bảo kiểm soát tốt độ cận và phòng ngừa các tác hại, nguy cơ của cận thị gây nên.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

biến chứng của cận thị

cận mà không đeo kính

cận thị có nên đeo kính thường xuyên

Kính áp tròng cứng là gì? Ai nên dùng? Có tốt không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

FSEC chính thức đổi tên thành VIVISION KID

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Vì sao không nên sử dụng kính áp tròng quá hạn sử dụng?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy