Trẻ em bị nhược thị có thể tự khỏi không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Tình trạng trẻ em bị nhược thị là vấn đề mà hiệu phụ huynh rất quan tâm hiện nay. Cùng vivision kid tìm hiểu nguyên nhân, cách thức điều trị và điều ba mẹ cần làm khi con bị nhược thị để bảo vệ thị lực kịp thời cho con trẻ.

Nhược thị ở trẻ nhỏ là gì?

Nhược thị, hay còn gọi là “mắt lười,” là tình trạng suy giảm khả năng nhìn rõ ở một hoặc cả hai mắt, không thể điều chỉnh bằng kính. Đây là tình trạng khá phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 5% trẻ em dưới 15 tuổi. 

Nhược thị thường xảy ra khi não và mắt không hoạt động phối hợp đúng cách, dẫn đến giảm khả năng nhìn. Thường thấy ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ và trở nên nghiệm trọng hơn khi không được điều trị kịp thời.

Nhược thị có thể được chia thành hai loại: nhược thị chức năng và nhược thị thực thể, cụ thể: 

  • Nhược thị chức năng là sự suy giảm thị lực do não không nhận được hình ảnh rõ nét từ một hoặc hai mắt trong giai đoạn phát triển thị giác. Người bị nhược thị chức năng có thể cải thiện sau một thời gian điều trị. 
  • Nhược thị thực thể là sự suy giảm thị lực do tổn thương cấu trúc hoặc bệnh lý ở mắt.

Nguyên nhân gây nhược thị ở trẻ

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ em bị nhược thị. Tuy nhiên, trẻ em thường được phát hiện bởi ba nhóm nguyên nhân chính dưới đây:

Lác mắt có thể dẫn đến bị nhược thị 

Lác mắt có thể dẫn đến bị nhược thị

  • Tật khúc xạ: Bao gồm các vấn đề là cận thị, viễn thị và loạn thị. Khi tật khúc xạ  được điều chỉnh sớm, từ đó mắt mới có thể phát triển một cách bình thường, tránh dẫn đến nhược thị.  Một mắt có tật khúc xạ nặng hơn mắt kia, khiến não ưu tiên sử dụng mắt có thị lực tốt hơn, làm mắt yếu trở nên lười hoạt động.
  • Lác (lệch mắt): Đây là tình trạng khi mắt không nhìn thẳng và phối hợp đúng cách. Bộ não nhận hai hình ảnh khác nhau từ hai mắt và sẽ chọn sử dụng hình ảnh từ mắt khỏe, bỏ qua hình ảnh từ mắt yếu dẫn đến nhược thị ở mắt đó.
  • Các bệnh về mắt ảnh hưởng môi trường trong suốt: Bao gồm đục thủy tinh thể, sụp mí hoặc các bệnh gây cản trở ánh sáng vào mắt. Bất kỳ các cản trở thị giác nào ở trẻ nhỏ đều có thể dẫn đến nhược thị do não không thể tạo lập được đường dẫn truyền thị giác. 

Dấu hiệu mắt nhược thị 

Các dấu hiệu của mắt trẻ bị nhược thị  đều cần được quan sát cẩn thận. Ba mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau để phát hiện sớm nhược thị ở trẻ:

  • Trẻ thường xuyên va phải đồ vật.
  • Nghiêng đầu hoặc nheo mắt khi nhìn.
  • Xuất hiện tình trạng lác mắt.
  • Sụp mi hoặc các bất thường khác về mắt.

Bị nhược thị có thể tự khỏi mà không điều trị không?

Câu trả lời là không, nhược thị không tự biến mất và trẻ em không thể thoát khỏi tình trạng này khi lớn lên. Nếu không được điều trị kịp thời trước 8 tuổi, nhược thị có thể gây ra các vấn đề về suy giảm thị lực không hồi phục. Việc điều trị sớm và đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo trẻ có thị lực tốt khi trưởng thành.

Con bị nhược thị? Ba mẹ nên làm gì?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nhược thị, ba mẹ nên:

Đưa trẻ đi khám sớm

Điều quan trọng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán chính xác. Các bệnh về mắt rất khó phân biệt bằng mắt thường nếu không tập trung quan sát kỹ. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nhược thị, từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp cho trẻ.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ

Thường bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ tập bịt mắt, ba mẹ nên kiên nhẫn và hợp tác với trẻ trong quá trình điều trị. Quá trình và thời gian cải thiện nhược thị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. 

Tập cho trẻ đeo bịt mắt nhằm mục đích giảm tần suất dùng mắt hoạt động tốt để kích thích hoạt động cho mắt bị nhược thị. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là rất quan trọng để cải thiện thị lực cho trẻ.

Phương pháp bịt mắt điều trị nhược thị 

Phương pháp bịt mắt điều trị nhược thị

Đặt lịch khám tại vivision kid để trẻ được điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ.

Lời khuyên

Nếu trẻ được chẩn đoán nhược thị, việc bắt đầu điều trị sớm là rất quan trọng để tối ưu hóa khả năng phục hồi thị lực. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần lưu ý rằng tất cả trẻ em nên được khám mắt định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm, bắt đầu từ lúc mới sinh. Phát hiện và điều trị sớm các tật khúc xạ.

Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

bị nhược thị

điều trị nhược thị

nguyên nhân nhược thị