Trẻ nhỏ bị nhược thị có thể dùng kính áp tròng không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương

vào ngày 31/07/2024

Khi bị nhược thị, trẻ em có thể sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý những quy tắc quan trọng để điều trị nhược thị cho trẻ nhỏ. vivision kid sẽ giúp bố mẹ có thêm thông tin bổ ích về chủ đề này. 

Tổng quan về nhược thị ở trẻ em

Nhược thị hay còn gọi là ‘mắt lười’ là tình trạng phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nhược thị ảnh hưởng đến khoảng 2-3% trẻ em trên toàn thế giới, tuy nhiên tỷ lệ này thay đổi theo từng quốc gia và khu vực. 

Phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa suy giảm thị lực vĩnh viễn. Việc tăng cường nhận thức, cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế và thực hiện các chương trình khám sàng lọc định kỳ. Tất cả là những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tác động của nhược thị đối với trẻ em trên toàn thế giới.

Khoảng 2 đến 3% trẻ em trên thế giới bị nhược thị 

Khoảng 2 đến 3% trẻ em trên thế giới bị nhược thị

Nhược thị là gì?

Nhược thị ở trẻ em thường xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, dẫn đến việc mắt không phát triển thị lực bình thường. Có hai dạng nhược thị chính: Nhược thị chức năng và nhược thị thực thể.

  • Nhược thị chức năng: Là dạng phổ biến nhất, thường do sự thiếu kích thích thị giác trong giai đoạn phát triển của trẻ. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm: lác mắt, tật khúc xạ không được điều chỉnh (cận thị, viễn thị, loại thị) hoặc che khuất thị giác.
  • Nhược thị thực thể: Là dạng nhược thị do các tổn thương cấu trúc của mắt hoặc các dây thần kinh thị giác. Nguyên nhân có thể bao gồm: Tổn thương do chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Nhược thị cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng, bịt mắt nhược thị… để điều chỉnh tật khúc xạ. 

Nếu không được điều trị và thăm khám đúng cách, nhược thị có thể dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn trong một số trường hợp. Việc theo dõi và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển thị lực bình thường cho trẻ.

Nguyên nhân gây nhược thị

Nhược thị có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:

  • Lác/Lé: Tình trạng này xảy ra khi hai mắt không nhìn thẳng và phối hợp không đúng cách. Khi mắt bị lác, não có thể bỏ qua hình ảnh từ mắt bị lệch, dẫn đến nhược thị ở mắt đó.
  • Tật khúc xạ: Bao gồm cận thị, viễn thị và loạn thị. Khi tật khúc xạ không được điều chỉnh hình ảnh gửi lên não không được rõ nét dẫn đến nhược thị
  • Lệch khúc xạ: Là một tình trạng trong đó mắt không thể tập trung ánh sáng đúng cách lên võng mạc, dẫn đến hình ảnh mờ hoặc không rõ, gây nguy cơ nhược thị ở mắt yếu hơn.
  • Cản trở môi trường trong suốt: Các yếu tố như đục thủy tinh thể, sụp mí, hoặc các bệnh gây cản trở ánh sáng vào mắt cũng có thể dẫn đến nhược thị.

Dấu hiệu của nhược thị 

Phát hiện sớm nhược thị ở trẻ nhỏ là rất quan trọng để can thiệp kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của nhược thị:

  • Mờ mắt: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của nhược thị. Trẻ em có thể không nhận ra rằng một mắt của mình nhìn mờ hơn mắt kia.
  • Lác: Lác là tình trạng hai mắt nhìn về hai hướng khác nhau. Lác có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của nhược thị.
  • Nghiêng đầu hoặc nheo mắt: Trẻ em có thể nghiêng đầu hoặc nheo mắt khi cố gắng nhìn rõ vật gì đó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Trẻ em có thể nhạy cảm với ánh sáng và cảm thấy khó chịu khi ở nơi sáng.
  • Khó khăn trong việc nhận thức độ sâu: Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc đánh giá khoảng cách giữa các vật thể.

Các phương pháp điều trị nhược thị

Trẻ em bị nhược thị có thể được điều trị bởi nhiều phương pháp khác nhau dựa vào mức độ cũng như nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để điều trị nhược thị theo từng giai đoạn của trẻ:

Trẻ cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định dấu hiệu nhược thị 

Trẻ cần được đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để xác định dấu hiệu nhược thị

Giai đoạn 1: Chỉnh quang

Chỉnh quang là bước quan trọng đầu tiên trong điều trị nhược thị, đặc biệt là ở trẻ em. Mục tiêu của giai đoạn này là loại bỏ hoặc giảm thiểu các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, có thể góp phần gây ra nhược thị.

Thời gian chỉnh trong vòng 3 tháng hoặc đến thời điểm mắt không tăng hơn sau 2 chu kỳ khám mắt.

Giai đoạn 2: Bịt mắt/gia phạt

  • Đeo kính toàn thời gian và bịt mắt hoặc làm mờ mắt tốt hơn bằng thuốc atropim 
  • Bịt mắt từ 2-6 tiếng/ ngày tùy mức độ nhược thị
  • Kết hợp các bài tập huấn luyện thị giác 

Giai đoạn 3: Điều trị lác/lé ( nếu có)

  • Cải thiện thị giác hai mắt bằng phương pháp lăng kính, tập mắt,…
  • Phẫu thuật lác khi thị lực cải thiện ( hết nhược thị ) và cân nhắc khi thị lực không cải thiện ít nhất sau 6 tháng điều trị tích cực.

Giai đoạn 4: Phục hồi chức năng hai mắt và tránh tái nhược thị

Thay đổi kính chỉnh, kính nhìn gần, lăng kính hoặc tập mắt nhằm loại bỏ các trở ngại đối với thị giác hai mắt hiệu quả, tránh tái nhược thị.

Trẻ bị nhược thị có thể đeo lens không?

Một câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh là liệu trẻ bị nhược thị có thể đeo kính áp tròng không. Thực tế, việc đeo kính bao gồm cả kính gọng và kính áp tròng, là một phần quan trọng của quá trình điều trị nhược thị. Đặc biệt, đối với những trường hợp bị nhược thị do lệch tật khúc xạ một mắt cao hơn, kính áp tròng có thể là lựa chọn tốt.

Lựa chọn lens cho trẻ em bị nhược thị 

Lựa chọn lens cho trẻ em bị nhược thị

Tùy thuộc vào mức độ bị nhược thị của trẻ để lựa chọn kính gọng hay kính áp tròng cho phù hợp. Một số trường hợp độ loạn vượt quá dải độ kính áp tròng thì nên xem xét đeo kết hợp cùng kính gọng. Tuy nhiên cần lưu ý đến thời gian sử dụng và vấn đề vệ sinh kính áp tròng. Cần thay kính sau khi hết hạn và giữ vệ sinh thật tốt tránh nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp bị nhược thị nhẹ và được điều trị theo dõi tốt, trẻ có thể sử dụng kính áp tròng một cách an toàn. Kính áp tròng giúp trẻ nhìn rõ hơn và cải thiện thị lực mà không gặp các vấn đề khó chịu liên quan đến kính gọng, chẳng hạn như nặng nề hoặc khó chịu khi vận động.

Đối với những trẻ bị nhược thị nặng, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng kính gọng. Vì kính gọng không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn bảo vệ mắt khỏi các tổn thương tiềm ẩn. 

Trẻ nhỏ thường chưa ý thức được việc vệ sinh hay bảo quản kính áp tròng đúng cách. Cho nên dễ gây ra tình trạng khô hay viêm nhiễm mắt không đáng có, khiến cho nguy mắc các bệnh về mắt khác xảy ra.

Bố mẹ cần cân nhắc kĩ khi lựa chọn kính áp tròng hay gọng kính cho con. 

Khi quyết định sử dụng kính gọng hay kính áp tròng cho trẻ bị nhược thị. Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi thường được khuyến khích sử dụng kính gọng vì dễ sử dụng và bảo quản hơn. Trẻ lớn hơn có thể thử sử dụng kính áp tròng nếu chúng có khả năng tự chăm sóc và bảo quản kính. 

Đối với trẻ hoạt động nhiều hoặc tham gia các hoạt động thể thao có thể thấy kính áp tròng tiện lợi hơn so với kính gọng. Trẻ cần có khả năng tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh và bảo quản kính áp tròng để điều trị nhược thị một cách hiệu quả

Lời khuyên từ chuyên gia

Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc sử dụng kính áp tròng trong điều trị nhược thị ở trẻ nhỏ cần được xem xét kỹ lưỡng và luôn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một số lời khuyên từ chuyên gia bao gồm:

  • Đeo đúng độ mắt và xem kỹ các thành phần để không gây kích ứng mắt.
  • Sử dụng kính áp tròng rõ nguồn gốc và uy tín.
  • Rửa tay thật sạch trước và sau khi đeo len.
  • Không đeo kính áp tròng trong thời gian dài, mắt cần thời gian nghỉ ngơi và tiếp xúc với không khí để tránh viêm nhiễm.
  • Khi không đeo, nên ngâm kính áp tròng trong dung dịch rửa kính chuyên dụng để tăng tuổi thọ và tránh kính không bị biến dạng.
  • Nên nhỏ mắt từ 6 – 8 lần khi đeo kính áp tròng từ 10h – 12h.
  • Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ để tránh bị nhiễm trùng, gây kích ứng mắt.
  • Không tái sử dụng lại đối với loại kính áp tròng dùng 1 lần.
  • Khi có các dấu hiệu sưng, đỏ, chảy nước mắt, nên ngừng ngay việc sử dụng kính.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi bị hư hỏng, sướt hay hết hạn sử dụng.
  • Không sử dụng chung kính áp tròng với người khác.
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra mắt theo lịch của bác sĩ để điều trị nhược thị một các tốt nhất.

Nhược thị là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến thị lực vĩnh viễn của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc sử dụng kính áp tròng là một trong những phương pháp điều trị nhược thị, nhưng cần được xem xét kỹ lưỡng và luôn dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. 

Đặt lịch khám với vivision kid để các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng nhược thị của trẻ và đưa ra biện pháp điều trị hợp lý nhất.

Lời khuyên

Sử dụng kính áp tròng là một trong các biện pháp điều trị nhược thị, ba mẹ có thể hỏi bác sĩ để lựa chọn nên đeo kính gọng hay kính áp tròng cho trẻ, đồng thời ghi nhớ lịch tái khám để có những thay đổi phù hợp.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Hồng Dương
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

bị nhược thị

điều trị nhược thị