Tắc tuyến lệ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là bệnh thường gặp nhưng ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Nếu phụ huynh biết cách chăm sóc tốt thì tuyến lệ sẽ tự khỏi. Bài viết sau, vivision kid sẽ giới thiệu đến quý phụ huynh một số mẹo chữa căn bệnh này ở trẻ, hãy cùng tham khảo nhé!

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là gì?

Tắc tuyến lệ ở trẻ em xuất hiện khi hệ thống dẫn lưu nước mắt bị chít hẹp một phần hoặc hoàn toàn. Lúc này nước mắt không thể thoát qua ống lệ mà chảy ra ngoài, từ đó gây ra triệu chứng chảy nước mắt sống. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ tắc tuyến lệ nhiều hơn, đặc biệt ở trẻ mới sinh từ 1 tháng tuổi. Bệnh này có thể bị một hoặc hai bên mắt của trẻ, nếu không được xử lý kịp thời có thể dễ khiến mắt bị kích ứng, nhiễm trùng.

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là gì?

Tắc tuyến lệ ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ em

Tắc lệ đạo ở trẻ em có thể gây ứ đọng vi trùng trong ống lệ mũi và viêm túi lệ. Các dấu hiệu của tắc tuyến lệ gồm:

  • Người bệnh chảy nước mắt liên tục trong nhiều ngày, ghèn mắt.
  • Đóng vảy ở lông mi.
  • Mắt có dấu hiệu nhiễm trùng nhiều lần hoặc liên tục.
  • Mắt có biểu hiện sưng đỏ, chảy mủ, đau ở góc mắt.
  • Trẻ hay dụi mắt.
  • Sốt.
Trẻ chảy nước mắt thường xuyên

Trẻ chảy nước mắt thường xuyên

Tại sao trẻ em bị tắc lệ đạo?

Tắc tuyến lệ là bệnh lý thường gặp và biểu hiện từ những ngày đầu sau sinh. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng một số nguyên nhân gây tắc lệ đạo phổ biến như:

  • Không có điểm lệ ở góc trong của mắt.
  • Tắc ống lệ mũi bẩm sinh.
  • Khối u, sẹo ở vùng mắt gây co kéo chèn ép đường dẫn lệ.
  • Bỏng, chấn thương mắt mũi gây tắc, đứt lệ quản, co kéo điểm lệ lệch đi.
  • Hội chứng Down hoặc các rối loạn khác.

Tắc lệ đạo ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Thực tế tắc tuyến lệ không nguy hiểm và không ảnh hưởng gì, nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm của tắc lệ đạo ở trẻ như:

  • Viêm mủ túi lệ mạn gây viêm kết mạc.
  • Viêm giác mạc.
  • Gây áp xe túi lệ thậm chí làm viêm tổ chức hốc mắt.
  • Gây rò túi lệ (trong trường hợp áp xe vỡ).
Tắc tuyến lệ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tắc tuyến lệ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi nào nên thông tắc lệ đạo cho trẻ? 

Việc quyết định thời điểm thông tắc lệ đạo cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ tắc nghẽn và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Dưới đây là một số thông tin về thời gian thông tắc lệ đạo:

  • Thời điểm thông lệ đạo tốt nhất cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Có thể thông trong thời gian sớm hơn nếu có bội nhiễm nhiều mủ nhầy trong túi lệ.
  • Không nên thông sớm trước 3 tháng tuổi vì có nguy cơ xảy ra biến chứng. Nếu thông muộn thì tỷ lệ thành công giảm đi

Phương pháp điều trị tắc lệ đạo.

Hiện nay, có 3 cách điều trị tắc tuyến lệ ở trẻ phổ biến là day nắn vùng lệ đạo, bơm thông lệ đạo và phẫu thuật. Nếu bố mẹ thấy bé mãi không hết tắc tuyến lệ nên đến cơ sở khám chữa bệnh để được tư vấn.

Day nắn vùng lệ đạo

Trẻ tắc lệ đạo trước 3 tháng tuổi, bố mẹ nên day vùng túi lệ, không cần thông vì tỷ lệ tự khỏi cao. Vệ sinh mi bằng nước muối sinh lý, sử dụng kháng sinh và kháng viêm nhỏ tại chỗ nếu có dấu hiệu viêm như gỉ mắt nhiều,…

Cách day (massage lệ đạo cho trẻ)

  • Bước 1: Trước khi tiến hành massage, phải đảm bảo tay đã rửa sạch sẽ, móng tay cắt ngắn. 
  • Bước 2: Massage nhẹ nhàng góc mắt cho bé, bắt đầu từ góc trong của mi mắt rồi di chuyển dần xuống phía mũi. 
  • Bước 3: Nên thực hiện massage cho bé từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút. Việc massage sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn lệ giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và giải phóng điểm bít tắc.
Cách massage lệ đạo cho trẻ

Cách massage lệ đạo cho trẻ

Bơm thông lệ đạo

Bơm thông lệ đạo là thủ thuật không xâm lấn sử dụng dung dịch muối để thông tắc nghẽn ống lệ mũi ở trẻ em. Dưới đây là 2 cách bơm phổ biến: 

  • Bơm thông lệ đạo gây tê tại chỗ: Phương pháp này có thể thực hiện ở các bệnh viện và chi phí thấp. Nhưng trẻ sẽ bị đau sau quá trình làm thủ thuật và để lại một số biến chứng như: chảy máu nhiễm trùng do trẻ giãy dụa trong quá trình thực hiện hoặc sang chấn tâm lý.
  • Bơm thông lệ đạo gây mê: Thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, bơm rửa tốt ít tái phát và trẻ ít đau. Tuy nhiên, cách này chưa được nhiều trung tâm y tế thực hiện do chi phí gây mê cao.

Phẫu thuật

Khi trẻ trên 1 tuổi nhưng tình trạng tắc tuyến lệ vẫn không hết thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được phẫu thuật nối thông túi lệ mũi

Lưu ý: Trong thời gian phát hiện trẻ tắc lệ đạo nhưng bác sĩ chưa có chỉ định can thiệp, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh mắt cho bé. Dùng bông y tế thấm nhẹ nhàng để lấy hết ghèn bám quanh mắt. Nếu phát hiện mắt bé sưng đỏ, cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để khám ngay.

Cách phòng ngừa cho trẻ tránh bị tắc lệ đạo

Để trẻ không bị tắc tuyến lệ, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây nếu muốn phòng ngừa và kiểm soát tình trạng tắc lệ đạo, bao gồm:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những bệnh nhân đang viêm kết mạc.
  • Phụ huynh cần rửa tay thật sạch trước khi massage ống dẫn lưu nước mắt cho bé.
  • Không cho bé chà mắt và dụi mắt thường xuyên.
  • Không được hút thuốc lá ở khu vực trẻ sinh hoạt và vui chơi.

Tắc tuyến lệ ở trẻ em không phải bệnh hiếm gặp, cũng không quá phức tạp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm mủ túi lệ mạn gây viêm kết mạc, giác mạc; gây áp xe túi lệ thậm chí gây viêm tổ chức hốc mắt; gây rò túi lệ…. Liên hệ đặt lịch khám ngay với vivision kid để được thăm khám tốt nhất.

Lời khuyên

Nếu trẻ có những triệu chứng gợi ý tắc lệ đạo, bố mẹ nên đưa bé đến thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.

vivisionkid
Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Biến chứng nguy hiểm của tắc lệ đạo ở trẻ em

Tắc lệ đạo ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tắc tuyến lệ ở trẻ em