[Cảnh báo] nấm giác mạc có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng

vào ngày 30/07/2024

Nấm giác mạc là 1 bệnh lý phổ biến liên quan đến mắt và gây tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị giảm thị lực, mù lòa, thậm chí không giữ được đôi mắt. . 

Đặc điểm của nấm giác mạc

Khi bị bệnh viêm giác mạc do nấm, người bệnh sẽ thường có những triệu chứng hay gặp như sau:

  • Cảm giác có dị vật trong mắt
  • Cảm thấy khó chịu, đau đớn, đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói ở mắt (1 cách đột ngột)
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, sợ chói mắt
  • Thường xuyên chảy nước mắt
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Mắt bị tăng tiết nước mắt hoặc dịch tiết nhiều
  • Nguy cơ bị giảm thị lực

Thậm chí, căn bệnh này còn gây thâm nhiễm nhu mô, mủ tiền phòng, viêm loét giác mạc làm ảnh hưởng nặng nề đến khả năng nhìn.

Nấm giác mạc có thể xảy ra do đâu?

Nấm giác mạc hay viêm giác mạc do nấm thực chất là căn bệnh mà giác mạc – phần mái vòm tròn trong suốt, che bên ngoài mống mắt và đồng tử bị nhiễm trùng bởi nấm. Cụ thể, nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm nấm từ việc bị chấn thương ở mắt hoặc kính áp tròng.  

Có rất nhiều loại nấm khác nhau, gây ra viêm loét giác mạc. Tuy nhiên, 2 loại nấm gây bệnh thường gặp nhiều nhất, chính là nấm men và nấm sợi. 

  • Nấm men có đặc điểm đơn bào, hình trứng, hình tròn, có hoặc không có chồi.
  • Nấm sợi đa bào, hình ống, phân nhánh, có thể có hoặc không có vách ngăn. Phổ biến nhất là Aspergillus và Fusarium. Nấm sợi khó điều trị hơn nấm men do ít nhạy cảm với thuốc hơn.

Nguy cơ nhiễm nấm giác mạc

Ít ai biết rằng, viêm loét giác mạc do nấm là căn bệnh nhiễm trùng giác mạc, rất khó điều trị. Vì thế, bạn cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây nhiễm bệnh để biết cách phòng tránh. Đó chính là:

  • Sinh sống ở vùng nông thôn, khí hậu nóng, vùng nhiệt đới hoặc môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi cũng liên quan đến chấn thương giác mạc do cát bụi, mạt sắt, chấn thương liên quan đến nông nghiệp.
  • Tác nhân nấm đến từ thực vật như lá cây, cành cây, lá lúa, hạt thóc… hoặc đất cát.
  • Xảy ra sau chấn thương từ các vật liệu hữu cơ. Tức là, người lao động, công nhân trong quá trình làm việc chưa chú trọng sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động.
  • Những ngành nghề có nguy cơ nhiễm nấm giác mạc cao, như công nhân vệ sinh, thợ mộc, thợ hồ, người làm công việc khai thác cây rừng, thợ xây dựng cầu đường, người khai phá nương rẫy…
  • Do đeo kính áp tròng quá nhiều.
  • Sử dụng các sản phẩm tra mắt chứa Corticoid – chống chỉ định với điều trị nấm vì có thể làm bệnh cảnh nhiễm nấm nặng hơn… 

Corticoid chính là chất được thêm vào thuốc nhỏ mắt với mong muốn làm dịu và khiến mắt hết đỏ. Nếu thường xuyên lạm dụng sẽ càng làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng khôn lường. Corticoid sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển gây tăng nhãn áp, loét giác mạc, thậm chí là teo dây thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa, mất thị lực vĩnh viễn.

Chẩn đoán và điều trị viêm loét giác mạc do nấm

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh viêm giác mạc do nấm. Tùy theo loại nấm gây viêm, mỗi phương pháp sẽ có độ đặc hiệu và độ nhạy khác nhau. 

Thăm khám và chẩn đoán

Việc chẩn đoán, xác định được bệnh sớm có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác điều trị. 

Có nghĩa là, nếu được điều trị sớm – bệnh nhân được sử dụng thuốc chống nấm ngay từ những ngày đầu khởi phát bệnh nấm giác mạc thì sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của thuốc đối với tác động chống nấm. Từ đó, làm giảm bớt thời gian cũng như chi phí điều trị bệnh.

  • Bệnh sử

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt cũng như các triệu chứng để đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh. Đánh giá toàn trạng của người bệnh để tìm kiếm nguyên nhân, ví dụ như bị nhức mắt khởi phát bao lâu rồi, có triệu chứng gì đi kèm…

Đồng thời, sẽ kiểm tra bệnh sử, tiền đề bệnh về mắt trước đó để biết bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây đau mắt là gì? Viêm xoang, đau nửa đầu, bệnh tự miễn dịch hay do va chạm, chấn thương…

  • Khám sức khỏe mắt toàn diện

Bác sĩ sẽ đo thị lực, kiểm tra kích thước đồng tử, phản xạ trực tiếp và phản xạ liên ứng. Kiểm tra các cấu trúc quanh ổ mắt, khám mắt bằng đèn khe, soi đáy mắt, đo nhãn áp…

  • Nhuộm hoặc nuôi cấy để chẩn đoán chính xác loại nấm mắc phải

Thông thường các kỹ thuật được dùng để chẩn đoán nấm sẽ là nhuộm Giemsa, nhuộm Gram, nhuộm P.A.S, nhuộm đơn xanh Metylen.

Phức tạp hơn sẽ là nuôi cấy định danh loài nấm. Phần lớn các loài nấm gây viêm loét giác mạc thì chỉ trong 2 – 3 ngày đã mọc. Tuy nhiên, có những trường hợp 5 – 7 ngày nấm mới mọc. Thạch Sabouraud có thêm kháng sinh chloramphenicol hoặc gentamycin để ở nhiệt độ < 30 độ C được cho là môi trường thích hợp để nuôi cấy nấm.

Sau đó, muốn định danh chính xác loài nấm gây ra bệnh thì phải dựa vào quan sát đại thể, vi thể và tính chất sinh lý của nấm sau khi đã được nuôi cấy trên môi trường.

  • Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh nấm giác mạc thì cần phải đánh giá tình trạng thương tổn rồi suy đoán nguyên nhân.

Hướng điều trị

Để điều trị viêm giác mạc do nấm sẽ có những trường hợp sau:

Nếu không có bằng chứng nhiễm nấm thì chữa trị giống như viêm giác mạc do vi khuẩn. 

Cụ thể cấp cứu cho mắt bằng cách ngừng ngay đeo kính tiếp xúc, không bịt mắt, sử dụng thuốc giảm đau đường uống hoặc thuốc liệt điều tiết để hỗ trợ giảm đau mắt, sử dụng thuốc tra mắt là kháng sinh phổ rộng… Trường hợp nặng cần đến ngay bệnh viện chuyên môn để được đội ngũ y bác sĩ nhãn khoa thăm khám, chữa trị. 

  • Viêm loét giác mạc do nấm sợi thì sử dụng thuốc kháng nấm dạng tra tại mắt và uống toàn thân.
  • Viêm loét giác mạc do nấm Candida: Nếu ổ loét nặng kèm theo mủ tiền phòng có thể tiêm 5µg/0,1ml tiền phòng amphotericin B mỗi lần, tiêm 2 – 3 lần và tuỳ thuộc vào diễn biến của bệnh mà có thể cần tiêm tiếp hoặc dừng. Nếu ổ thẩm lậu đặc có thể tiêm nhu mô giác mạc (với liều lượng như tiêm tiền phòng). 
  • Kháng sinh, kháng viêm không steroid: Đây là loại thuốc khác với nhóm kháng viêm corticosteroid có tác dụng phụ giữ muối, nước. Loại thuốc này có công dụng giảm đau, chống viêm, có hoặc không có hạ sốt, không có steroid trong cấu trúc. 
  • Một số thuốc kháng viêm không steroid thường gặp là aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen…
  • Dinh dưỡng giác mạc: Tức là khi ổ loét bắt đầu thoái lui, biểu mô bắt đầu hàn gắn thì cần tăng cường hàn gắn làm lành biểu mô giác mạc, nếu không thời gian điều trị nấm giác mạc sẽ kéo dài.

Phòng chống viêm loét giác mạc do nấm

Để phòng chống căn bệnh viêm loét giác mạc do nấm cực kỳ nghiêm trọng, có nguy cơ gây mù lòa, mất thị lực thì bạn cần tuân thủ những biện pháp sau:

  • Khi đi đường hoặc làm việc như hàn xì… cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
  • Nếu không may có dị vật vào mắt cần rửa mắt với nước muối. Không nên dùng tay để dụi mắt, tránh để dị vật đi sâu vào mắt. Trường hợp nặng, cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được thăm khám, kiểm tra xem còn sót dị vật không hoặc dị vật quá lớn không thể tự lấy ra.
  • Cần vệ sinh kính áp tròng thật kỹ và kiểm tra các dụng cụ đeo tháo, dung dịch ngâm rửa trước khi sử dụng. Nhất là 1 số người khi sử dụng kính áp tròng thì nên cẩn trọng trong mọi thao tác, phải biết cách bảo quản cũng như vệ sinh kính thường xuyên để làm giảm nguy cơ phát triển của nấm. 
  • Không tự ý mua thuốc tra hoặc uống về dùng mà không có khám bệnh và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa mắt
Phòng chống viêm loét giác mạc do nấm

Phòng chống viêm loét giác mạc do nấm

Trong trường hợp không may bị bệnh hoặc muốn được kiểm tra, thăm khám mắt thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Hotline 0334141213 của vivision (tên cũ là FSEC) để được các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu tư vấn, hỗ trợ.

Lời khuyên

Nấm giác mạc hay viêm loét giác mạc do nấm là 1 bệnh nặng, không thể tự điều trị tại nhà. Và nếu dùng thuốc không đúng có thể làm tình trạng này nặng lên nhanh chóng gây mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, bạn cần có ý thức bảo vệ mắt và tìm cơ sở khám mắt uy tín khi có dị vật vào mắt.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cảnh báo về căn bệnh nấm giác mạc như trên thì các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, mới mẻ để bảo vệ đôi mắt của mình. 

Thạc sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Bác sĩ Đỗ Thị Thuý Hằng
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Bác sĩ Nhãn khoa

Uy tín: Bác sĩ Hằng luôn chiếm được tình cảm của các bạn nhỏ bởi sự hài hước và gần gũi. Bác mong muốn các con được sử dụng những phương pháp điều trị và chăm sóc mắt tốt, hiện đại và phù hợp nhất, bác sĩ cũng luôn cập nhật và đóng góp các ý kiến liên quan tới chuyên môn, máy móc, kỹ thuật đảm bảo cho mắt của trẻ được thăm khám và cho ra kết quả tốt nhất.

Gắn thẻ:

nấm giác mạc

viêm loét giác mạc