Lác mắt giả ở trẻ sơ sinh là gì? Cách phân biệt lác thật và lác giả

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Giải đáp câu hỏi lác mắt giả ở trẻ sơ sinh với các bác sĩ trung tâm vivision kid thông qua bài viết dưới đây. Thêm vào đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ về cách phân biệt lác mắt giả ở trẻ sơ sinh và lác mắt thật. 

Lác mắt giả ở trẻ sơ sinh là gì?

Lác mắt giả ở trẻ sơ sinh là tình trạng hai mắt không đối xứng, nhìn có vẻ như hai lòng đen của trẻ lệch nhau dù thực chất không phải như vậy. Tình trạng này ở trẻ nhỏ là do cấu trúc mũi và khoé mắt chưa phát triển đầy đủ, thường mũi phẳng, rộng và có một nếp da phía trong mí mắt.

Lác mắt giả là gì?

Lác mắt giả là gì?

Chính vì cấu trúc mũi và khóe mắt phát triển chưa đầy đủ dẫn đến việc phần bên trong của củng mạc (Phần lòng trắng của mắt) bị che phủ bởi nếp gấp da, tạo ra cảm giác lòng đen của hai mắt ở trẻ lệch nhau. 

Phân biệt lác mắt thật và lác mắt giả

Lác mắt thật và lác mắt giả là hai trạng thái khác nhau mặc dù có thể có một số dấu hiệu tương tự. Để phân biệt lác thật và lác giả ở trẻ sơ sinh, mời bạn tham khảo bảng so sánh sau:

Lác mắt thật Lác mắt giả
Hiện tượng Hai mắt của trẻ nhìn theo các hướng khác nhau thay vì cùng nhìn về một phía. Cả hai mắt đều hướng về phía trước nhưng có thể nhìn thấy một mắt gần mũi hơn do cấu trúc mí mắt.
Cơ chế Mất sự cân bằng của cơ điều khiển chuyển động mắt. Do cấu trúc mũi của trẻ sơ sinh, có thể kèm theo nếp mí mắt nhỏ ở góc trong.
Độ lệch của mắt Độ lệch của mắt tương đối nhiều và có thể dễ dàng nhận biết.  Hai mắt có độ lệch ít và khó nhận biết.
Ảnh hưởng đến thị lực Có thể ảnh hưởng. Thường không ảnh hưởng.
Thời điểm xuất hiện Lác mắt có thể gặp ở mọi độ tuổi song ở trẻ sơ sinh là có tỷ lệ cao nhất. Thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, việc phát hiện lác mắt thật có thể được thực hiện thông qua một cuộc kiểm tra đơn giản, bằng cách chiếu ánh sáng vào cả hai mắt và quan sát phản xạ trên bề mặt mắt. Khi mắt không bị lác, ánh sáng sẽ cùng chiếu vào trung tâm của hai đồng tử. Nếu mắt bị lác, ánh sáng sẽ không chiếu vào cùng một vị trí (phương pháp Hirschberg).

Trẻ sơ sinh bị lác mắt giả cần làm gì?

Lác mắt giả ở trẻ sơ sinh không ảnh hưởng đến sự phát triển của thị lực và không có nguy cơ phát triển thành bệnh lác mắt thật. Vì thế, trẻ bị lác mắt giả không cần phải điều trị. Khi trẻ lớn lên, sống mũi rộng có xu hướng dần thu hẹp lại và lác mắt giả cũng mất dần theo thời gian. 

Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng mắt lác vẫn kéo dài kể cả khi trẻ lớn lên, rất có thể trẻ đã bị mắt lác vĩnh viễn do các cơ mắt không hoạt động chính xác. Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám nhãn khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra giải pháp khắc phục tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị mắt lác giả và các bậc phụ huynh cần làm gì?

Trẻ sơ sinh bị mắt lác giả và các bậc phụ huynh cần làm gì?

Phòng ngừa mắt lác ở trẻ sơ sinh 

Mặc dù lác mắt giả ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại nhưng việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh vẫn rất quan trọng. Ngoài ra, các bác sĩ vẫn khuyến cáo nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chung để bảo vệ đôi mắt:

  • Chế độ ăn uống bổ mắt: Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu có thể kể đến như Vitamin A, Omega 3,… trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ sở sinh. 
  • Điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý: Đừng quên đảm bảo rằng trẻ em sơ sinh được ngủ đủ giấc và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các nguồn ánh sáng xanh như từ các thiết bị điện tử.
  • Kiểm tra mắt định kỳ: Nên đưa trẻ đi khám mắt 6-12 tháng một lần để tầm soát tật khúc xạ và các bệnh lý khác.
  • Giảm nguy cơ chấn thương: Tránh các tác động mạnh vào khuôn mặt và mắt của trẻ, bởi vì chấn thương có thể gây ra lác mắt ở trẻ sơ sinh.
  • Quan tâm và giám sát sự phát triển của trẻ: Theo dõi sự phát triển của mắt và khám bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc không bình thường nào. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp ngăn ngừa và điều trị lác mắt ở trẻ sơ sinh.

Tóm lại, việc nhận biết trẻ sơ sinh bị lác mắt để phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng. Tuy nhiên, không nên lo lắng quá nhiều vì việc mắt trẻ sơ sinh bị lác là khá phổ biến trong vài tháng đầu đời. Trẻ em sẽ có cơ hội tốt nhất để có thị lực và sự phát triển khỏe mạnh nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Qua bài viết này, hy vọng rằng quý vị phụ huynh đã có thể nhận biết sự khác biệt giữa lác mắt giả ở trẻ sơ sinh và lác mắt thật, cũng như nguyên nhân lác mắt giả ở trẻ sơ sinh là gì.

Liên hệ ngay với trung tâm vivision kid để được các bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn tư vấn nếu bạn đang có bất kỳ mối băn khoăn nào trong việc trẻ nhà bạn bị lác mắt hoặc đơn giản chỉ muốn kiểm tra tình trạng mắt của trẻ.

Lời khuyên

Có thể nhận thấy, bệnh lý lác mắt dễ dàng phát hiện nên cha mẹ cần nhận biết kịp thời nếu trẻ có triệu chứng, từ đó điều trị để bảo vệ thị lực của trẻ phát triển đúng cách nhất.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

lác mắt giả ở trẻ sơ sinh

mắt lác giả