Khi nào tập bịt mắt chữa nhược thị? 2 lưu ý quan trọng

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Bịt mắt chữa nhược thị là một trong những biện pháp đơn giản được áp dụng để điều trị nhược thị ở trẻ. Vậy hiệu quả của phương pháp này như thế nào, thời điểm nào có thể tập bị mắt chữa nhược thị cho bé? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tổng quan nhược thị ở trẻ

Nhược thị là căn bệnh liên quan đến mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Định nghĩa

Nhược thị chính là tình trạng giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt dưới 7-8/10. Ngoài ra, có thể hiểu theo cách đơn giản hơn: Nhược thị là sự khác biệt thị lực giữa 2 mắt trên 2 dòng thị lực, dù đã được điều chỉnh kính tối ưu.

Tìm hiểu về nhược thị

Tìm hiểu về nhược thị

Nguyên nhân

Lý do phổ biến dẫn đến nhược thị ở mắt là:

  • Tật khúc xạ: Viễn thị, cận thị, loạn thị cao hoặc lệch khúc xạ không được chỉnh kính kịp thời.
  • Lác/lé mắt: Mắt lác khiến não bộ chỉ nhận tín hiệu từ một mắt, dẫn đến mắt kia bị “lười” hoạt động.
  • Mất nhìn do sụp mi, đục thể thủy tinh bẩm sinh: Khiến mắt không nhận đủ ánh sáng để phát triển thị giác bình thường.

Dấu hiệu nhược thị ở trẻ

Trước khi lựa chọn phương pháp bịt mắt chữa nhược thị cho bé, phụ huynh cần nắm rõ những triệu chứng nhược thị điển hình để sớm xác định tình trạng bệnh của trẻ:

  • Nhìn mờ;
  • Lác/lé hoặc nhắm một mắt;
  • Nghiêng đầu;
  • Thường xuyên nheo, nháy và dụi mắt;
  • Khó khăn trong học tập, đọc và viết;
  • Giảm kỹ năng vận động;
  • Giảm tập trung;
  • Có thể giảm khả năng nhận biết chiều sâu của không gian, hay va vấp.
Dấu hiệu của nhược thị

Dấu hiệu của nhược thị

Các phương pháp điều trị nhược thị

Bên cạnh bịt mắt chữa nhược thị còn có rất nhiều phương pháp khác hỗ trợ chữa trị căn bệnh này hiệu quả. Đó là:

Chỉnh quang

Đây là bước đầu tiên trong phác đồ điều trị nhược thị. Bác sĩ sẽ kê cho trẻ kính gọng hoặc kính tiếp xúc phù hợp để điều chỉnh tật khúc xạ, giúp hai mắt nhận được hình ảnh rõ ràng và đồng đều. Đối với những trường hợp nhược thị do sụp mi hoặc đục thể thủy tinh bẩm sinh, bác sĩ sẽ cần phẫu thuật loại bỏ rào cản vật lý trước, giúp cho ánh sáng đi vào mắt một cách chính xác rồi mới chỉnh quang. Đối với trẻ bị nhược thị do tật khúc xạ thì chỉnh kính tối đa được đánh giá là một trong những bước đầu tiên tốt nhất để hỗ trợ cải thiện chức năng thị giác. 

Bịt mắt

Bịt mắt chữa nhược thị là phương pháp đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt với trẻ em. Bạn nên sử dụng miếng dán mắt đã được khuyến cáo bởi Bộ Y tế vào bên mắt khỏe mạnh. Đối với trẻ đang đeo kính, có thể dùng miếng che qua kính.

Gia phạt bằng Atropine

Atropine là 1 loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giãn đồng tử, liệt điều tiết. Từ đó sẽ làm mờ ảnh võng mạc của mắt lành trong thời gian tác dụng của thuốc rồi kích thích mắt nhược thị hoạt động. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trẻ nhỏ không hợp tác, không đáp ứng với cách che mắt, trẻ bị nhược thị ở mức trung bình hoặc bệnh nhân có rung giật nhãn cầu.

Tuy nhiên, nếu gia phạt bằng Atropine để chữa trị nhược thị, người nhà và bệnh nhân cần lưu ý:

  • Chống chỉ định, tác dụng phụ và biến chứng của thuốc.
  • Đeo kính râm và đội mũ khi ra nắng nhằm giảm chói mắt.
  • Tái khám sau 1 tuần dùng thuốc và sau mỗi chu kỳ điều trị theo tuổi, ví dụ trẻ 7 tuổi thì 1 chu kỳ là 7 tuần, 2 chu kỳ là 14 tuần.
Gia phạt bằng Atropine để chữa nhược thị

Gia phạt bằng Atropine để chữa nhược thị

Các bài tập thị giác

Bên cạnh việc bịt mắt chữa nhược thị, bạn còn có thể áp dụng các bài tập thị giác để điều trị bệnh như:

  • Tô màu, vẽ tranh, xâu hạt, đọc sách, mê cung,…
  • Massage mắt khi nhắm. Nhắm chặt mắt trong vài giây rồi nhanh chóng mở mắt. Lặp đi lặp lại từ 3 – 5 lần để mắt được thư giãn, thoải mái hơn.
  • Chơi các trò chơi hữu ích trên máy tính, điện thoại như bắn trứng khủng long, hứng trứng gà, pikachu, đào vàng,… nhằm tăng sự tập trung cho mắt.

Phần mềm tập nhược thị

Hiện nay đã có những phần mềm tập nhược thị ra đời với những bài tập mắt là sự kết hợp tay-mắt-não giúp phục hồi thị lực nhanh hơn, hiệu quả hơn. Phần mềm được cài đặt trực tiếp trên máy tính, ipad với thiết kế cực kỳ thú vị và không gây nhàm chán.

Thời điểm sử dụng phương pháp bịt mắt chữa nhược thị 

Thời điểm nào nên bịt mắt bằng miếng dán điều trị nhược thị để mang lại hiệu quả tối ưu? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây.

Khi nào bắt đầu bịt mắt chữa nhược thị?

Trước khi bắt đầu phương pháp bịt mắt chữa nhược thị, người bệnh cần điều trị nguyên nhân gây bệnh trước. Cụ thể, phải chỉnh quang hoặc phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân trước,…. Sau đó, mắt nhược thị mới bắt đầu tập được. Mục đích của việc điều trị nguyên nhân là nhằm đảm bảo ảnh võng mạc của mỗi mắt rõ nét như nhau để nhận được hình ảnh quang học tốt nhất. Đồng thời kích thích khả năng hợp thị của hai mắt.

Đối với trường hợp lác (lé) mắt, trẻ nhỏ cần được chữa trị nhược thị trước khi phẫu thuật. Khi đó, thời điểm trị bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhược thị. Có thể nói, đây chính là giai đoạn quan trọng phải thực hiện đầu tiên và tuyệt đối không nên bỏ sót trong quy trình điều trị bệnh.

Thời gian bịt mắt chữa nhược thị

Thời gian thực hiện phương pháp bịt mắt chữa nhược thị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nhược thị. Nhưng theo chuyên gia nhãn khoa của vivision khuyến khích nên kết hợp với các hoạt động nhìn gần, phối hợp nhuần nhuyễn tay và mắt.

  • Với nhược thị nhẹ đến trung bình, người bệnh cần bịt mắt liên tục khoảng 2 tiếng/ngày.
  • Với nhược thị nặng, người bệnh cần bịt mắt liên tục khoảng 6 tiếng một ngày.

Thời gian theo dõi bịt mắt

Thời gian theo dõi phương pháp bịt mắt chữa nhược thị sẽ tương đương 1 tuần cho 1 năm tuổi. Ví dụ, trẻ 1 tuổi theo dõi sau 1 tuần, trẻ 2 tuổi theo dõi sau 2 tuần, trẻ 3 tuổi theo dõi sau 3 tuần, từ 4 tuần tuổi trở lên sẽ theo dõi sau 1 tháng.

Thời gian theo dõi bịt mắt chữa nhược thị phụ thuộc vào độ tuổi

Thời gian theo dõi bịt mắt chữa nhược thị phụ thuộc vào độ tuổi

Khi nào dừng bịt mắt chữa nhược thị?

Việc bịt mắt để điều trị nhược thị nên được dừng khi thị lực của người bệnh đã tương đương giữa hai bên mắt, tức là thị lực hai mắt chênh nhau không quá hai dòng thị lực. Tuy nhiên, sau khi điều trị thành công, người bệnh vẫn nên bịt mắt duy trì, giảm dần thời gian, chứ không nên dừng đột ngột phương pháp chữa bệnh. Mục đích là để tránh tái phát nhược thị.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về bịt mắt chữa nhược thị như trên, phụ huynh sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích, thú vị để bảo vệ đôi mắt của bé. Nếu còn vấn đề hay thắc mắc gì cần giải đáp hãy liên hệ đặt lịch khám ở vivision ngay để đội ngũ nhân viên y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn kiểm tra và đồng hành cùng bé trong quá trình chữa bệnh nhé!

Lời khuyên

Phương pháp bịt mắt rất quan trọng trong điều trị nhược thị. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng về thời điểm, thời gian bịt mắt cũng như chú ý đi tái khám định kỳ để kiểm tra cải thiện thị lực.

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

Bịt mắt chữa nhược thị

điều trị nhược thị

Điều trị nhược thị bằng atropin

Khúc xạ Nhãn khoa Dương Công Quyền

Viễn thị gây nhược thị không?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

Làm sao để phòng ngừa nhược thị ở trẻ nhỏ?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế