Tại sao cần kiểm tra cận thị định kỳ và thường xuyên?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Kiểm tra cận thị định kỳ là việc quan trọng để theo dõi tình trạng thị lực và phát hiện sớm các vấn đề về mắt. Bạn có thể tự đo mắt cho mình và bé tại nhà hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, gây khó khăn cho người bệnh trong việc nhìn xa. Cận thị thường gặp ở lứa tuổi học sinh và thanh thiếu niên, đặc biệt là từ 7 đến 14 tuổi. Ở giai đoạn phát triển nhanh của cơ thể, mức độ cận thị có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, sau 21 tuổi, độ cận thường khá ổn định.

Để phát hiện cận thị, người ta thường tiến hành khám mắt, kiểm tra cận thị cơ bản. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm đeo kính, sử dụng kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ để cải thiện tình trạng mờ mắt.

Mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa

Mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa

Phân loại mức độ cận thị 

Cận thị được chia thành 3 mức độ chính:

Cận thị nhẹ (từ -0.25D đến -2.00D): Thị lực không thay đổi nhiều, có thể không cần đeo kính.

Cận thị trung bình (từ -2.00D đến -6.00D): Ở mức độ này, nếu không đeo kính, người bệnh sẽ thấy mờ và nhòe khi nhìn vật cách xa hơn 1m. Tuy nhiên, khi được chỉnh kính phù hợp, họ có thể nhìn rõ như người bình thường với thị lực 10/10.

Cận thị nặng (từ -6.00D trở lên): Ở mức độ này, nếu không đeo kính, người bệnh phải đưa vật sát gần mắt mới có thể nhìn thấy. Những hình ảnh ở khoảng cách 50cm trở lên rất mờ và khó nhìn rõ.

Ở mức độ cận thị cao có thể dẫn đến các biến chứng như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, tăng nhãn áp…

Vì sao nên kiểm tra cận thị thường xuyên?

Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng, từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị làm giảm chất lượng các hoạt động hàng ngày và hạn chế tham gia vào các hoạt động khác.
  • Mỏi mắt: Nếu không được điều trị, cận thị có thể gây mỏi mắt và đau đầu dai dẳng.
  • Gây nguy hiểm cho bản thân và người khác: Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu người bệnh lái xe hoặc vận hành các thiết bị nặng.

Ngoài ra, cận thị nặng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt như:

  • Bong võng mạc: Người cận thị có nguy cơ cao bị bong võng mạc, tình trạng mô lót phía sau mắt bị tách ra khỏi thành mắt. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, người bệnh cần đi kiểm tra cận thị thường xuyên để kiểm tra võng mạc và phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo.
  • Tăng nhãn áp: Bệnh này gây tổn thương dây thần kinh thị giác do chất lỏng tích tụ ở phần trước của mắt, làm tăng áp lực trong mắt. Tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được ngăn ngừa bằng cách điều trị sớm.
  • Đục thủy tinh thể: Xảy ra khi thủy tinh thể tự nhiên của mắt bị đục, làm hỏng protein trong thủy tinh thể, khiến tầm nhìn trở nên mờ hoặc ít màu sắc hơn.

Vì vậy, việc kiểm tra cận thị thường xuyên là cần thiết để trẻ em có đôi mắt khỏe mạnh và tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên.

Kiểm tra cận thị thường xuyên sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm

Kiểm tra cận thị thường xuyên sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm

Chăm sóc mắt cận thị đúng cách

Cận thị là một vấn đề thị lực phổ biến với cả trẻ em và người lớn, nhưng với những biện pháp chăm sóc phù hợp, bạn có thể làm chậm quá trình tiến triển và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.

Đeo kính đúng số

Để sử dụng kính với độ phù hợp, bạn nên thăm khám, kiểm tra cận thị tại các cơ sở uy tín, có chuyên gia khúc xạ được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm. Việc khám và cắt kính tại các cơ sở thiếu chuyên môn dễ dẫn đến tình trạng đeo kính quá số hoặc không đúng độ, gây khó chịu và mỏi mắt thường xuyên. 

Khi gặp các triệu chứng này, bạn hãy nhanh chóng thăm khám lại với bác sĩ hoặc chuyên gia khúc xạ để tránh ảnh hưởng đến thị lực.

Đối với người dưới 18-20 tuổi, cận thị có thể tiến triển. Do đó, nhóm đối tượng này nên đi kiểm tra cận thị định kỳ để phát hiện sự thay đổi của tật khúc xạ và thay kính đúng độ vào thời điểm thích hợp, giúp kiểm soát tốt độ cận.

Thực hiện quy tắc 20/20/20

Tập mắt bằng cách nhìn xa rất hiệu quả và nên duy trì hằng ngày vào những thời điểm thích hợp như sáng sớm khi vừa ngủ dậy, cuối ngày, sau giờ làm việc hoặc ngay cả trong giờ học tập, làm việc.

Bạn nên thường xuyên áp dụng quy tắc tập mắt 20-20-20 khi nhìn gần: Cứ sau 20 phút nhìn gần, hãy nhìn xa khoảng 20 feet (6 mét) trong 20 giây.

Tăng thời gian hoạt động ngoài trời

Bạn hãy dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng ánh nắng mặt trời và rèn luyện sức khỏe bằng các hoạt động như đạp xe, đi bộ, hạn chế xem tivi và sử dụng điện thoại.

Trong môi trường lớp học, giáo viên và phụ huynh nên khuyến khích học sinh ra ngoài chơi giữa giờ thay vì ngồi lì trong lớp. Khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa giờ học là lúc để mắt nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.

Ánh sáng tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên sẽ giúp đôi mắt sáng và khỏe mạnh hơn.

Bổ sung dinh dưỡng cho mắt

Theo các chuyên gia nhãn khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần làm đôi mắt sáng khỏe. Ngoài việc ăn uống đa dạng, đầy đủ chất để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể, người mắc cận thị nên chú trọng cung cấp thêm một số vitamin cần thiết như Vitamin A, B12, C, E, kẽm,…

Điều chỉnh tư thế ngồi đúng

Khi học tập và làm việc, mọi người, đặc biệt là học sinh và sinh viên, nên đảm bảo ngồi đúng tư thế. Khoảng cách từ mắt đến sách nên duy trì từ 40 – 50 cm.

Bàn ghế nên được đặt ở nơi có đủ ánh sáng, ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên và đèn bàn có công suất từ 40 – 60W hoặc đèn Halogen.

Ở trẻ nhỏ, việc điều chỉnh tư thế ngồi học rất quan trọng, giúp mắt có khoảng cách điều tiết hợp lý khi nhìn gần trong thời gian dài. Để duy trì khoảng cách nhìn gần tiêu chuẩn, trẻ không nên vừa nằm vừa đọc sách.

Kiểm tra cận thị định kỳ

Người cận thị cần chú ý kiểm tra cận thị định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần để theo dõi và phòng ngừa các biến chứng như đục dịch kính, bong võng mạc,…

Trẻ em có tật khúc xạ như cận thị cần được chăm sóc mắt tốt và đo mắt cận thị định kỳ 3-6 tháng/lần để phát hiện sự thay đổi của độ cận và kịp thời điều chỉnh kính phù hợp.

Khi chọn nơi khám mắt, bạn nên ưu tiên các cơ sở có chứng nhận rõ ràng, bác sĩ nhãn khoa và chuyên gia khúc xạ nhãn khoa được đào tạo bài bản, cùng với trang thiết bị phù hợp để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác.

Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra cận thị. Một đôi mắt khỏe mạnh không chỉ giúp bạn học tập, làm việc hiệu quả mà còn mang đến niềm vui trong cuộc sống. Vì vậy, hãy dành thời gian đến các cơ sở y tế để kiểm tra mắt định kỳ nhé!

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của cận thị, hãy đặt lịch khám tại vivision để được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Lời khuyên

Kiểm tra cận thị định kỳ và thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và kịp thời phát hiện các biến chứng của cận thị. Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe mắt cận cũng cần được chú trọng. Bạn hãy chăm sóc mắt đúng cách và thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

đo mắt cận thị như thế nào

kiểm tra cận thị