Cận thị có phải là bệnh không?
Cận thị có phải là bệnh không? Cận thị không phải là bệnh mà là một tật khúc xạ phổ biến. Tuy nhiên, nếu không được quản lý đúng cách, cận thị nặng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm về mắt. Hãy tìm hiểu để chăm sóc mắt đúng cách ngay hôm nay.
Cận thị có phải là bệnh không?
Cận thị là một tình trạng khúc xạ, trong đó ánh sáng khi đi qua mắt hội tụ trước võng mạc thay vì trực tiếp trên võng mạc. Điều này dẫn đến việc nhìn rõ các vật gần nhưng mờ khi nhìn xa. Chính vì vậy, cận thị không được coi là một bệnh mà là một tật khúc xạ phổ biến.
Tuy nhiên, khi mức độ cận thị tăng cao, nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt cũng tăng theo. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị nặng là bong võng mạc – tình trạng mà lớp võng mạc tách ra khỏi vị trí bình thường trong mắt, dẫn đến mất thị lực nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cận thị nặng còn có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Vì vậy, việc theo dõi và quản lý cận thị là rất quan trọng để ngăn ngừa các nguy cơ này.
Cận thị có phải là bệnh không? Dù cận thị không được coi là một bệnh, nhưng cận thị nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây là một căn bệnh. Vì vậy, việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe mắt thường xuyên là điều cần thiết.
Cận thị rất phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ người bị cận thị ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia phát triển, nơi mà thói quen sử dụng thiết bị điện tử và đọc sách ở khoảng cách gần ngày càng gia tăng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.
Dấu hiệu nhận biết cận thị
Cận thị thường bắt đầu xuất hiện từ thời thơ ấu và có thể tiến triển trong suốt quá trình phát triển. Một số dấu hiệu nhận biết cận thị bao gồm:
- Khó nhìn rõ các vật ở xa, chẳng hạn như bảng đen trong lớp học hoặc biển báo giao thông.
- Cảm thấy cần phải nheo mắt hoặc cần đến gần hơn để nhìn rõ.
- Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt hoặc đau đầu sau khi làm việc gần trong thời gian dài.
- Trẻ nhỏ có thể ngồi quá gần tivi hoặc đưa sách lại gần mắt để đọc.
Nếu bạn hoặc con bạn có những dấu hiệu này, việc đi khám mắt để xác định chính xác tình trạng khúc xạ là cần thiết. Mặc dù cận thị không phải là bệnh, nhưng việc nhận diện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn. Cận thị có phải là bệnh không? Câu trả lời là không, nhưng sự chú ý và chăm sóc đúng cách vẫn là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe mắt.
Làm gì nếu có dấu hiệu cận thị?
Khi có dấu hiệu cận thị, việc đầu tiên cần làm là đi khám mắt để xác định đúng mức độ và loại tật khúc xạ. Bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo về cách điều trị phù hợp, bao gồm:
- Kính mắt: Giải pháp đơn giản và phổ biến nhất để cải thiện thị lực cho người bị cận thị.
- Kính áp tròng (lens): Lựa chọn thay thế cho kính mắt, mang lại sự thoải mái và thẩm mỹ.
- Phẫu thuật: Đối với những người muốn loại bỏ hoàn toàn cận thị, phẫu thuật LASIK là một phương pháp hiệu quả.
- Kiểm soát cận thị: Với những đối tượng có độ cận không ổn định, cận tăng số thì việc kiểm soát cận thị là rất cần thiết để hạn chế độ cận tăng và các biến chứng do cận thị gây nên. Các phương pháp hiện tại được áp dụng rộng rãi và hiệu quả gồm kính Ortho-K – kính áp tròng ban đêm, kính gọng hạn chế tăng độ và thuốc atropin nồng độ thấp.
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống cũng rất quan trọng để hạn chế sự tiến triển của cận thị. Giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử, tăng cường hoạt động ngoài trời, và duy trì khoảng cách hợp lý khi đọc sách hoặc làm việc gần là các biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả.
Cận thị có phải là bệnh không? Dù cận thị không phải là bệnh, nhưng việc chăm sóc mắt đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến tình trạng này.
Phòng ngừa cận thị như thế nào?
Phòng ngừa cận thị không chỉ là việc dành cho những người chưa bị cận, mà còn là điều cần thiết cho những ai đã bị cận để ngăn ngừa tình trạng tăng độ. Các biện pháp phổ biến phòng ngừa hiệu quả bao gồm:
- Thời gian hoạt động ngoài trời: Dành thời gian hoạt động ngoài trời là một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa cận thị. Ánh sáng tự nhiên ngoài trời giúp mắt thư giãn và giảm nguy cơ phát triển cận thị. Vì vậy, nên dành ít nhất 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là đối với trẻ em.
- Khoảng cách và thời gian làm việc: Giới hạn thời gian sử dụng màn hình giải trí (ngoài giờ học) xuống còn hai giờ mỗi ngày đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Quy tắc khuỷu tay: Khi sử dụng máy tính, điện thoại hoặc đọc sách, hãy đảm bảo mắt luôn cách xa màn hình hoặc sách ít nhất một cánh tay (khoảng 25-35 cm). Đây là quy tắc khuỷu tay, giúp giảm căng thẳng cho mắt khi làm việc.
- Nguyên tắc 20/20: Áp dụng quy tắc 20-20-2 để bảo vệ mắt khỏi sự căng thẳng. Cứ sau mỗi 20 phút làm việc gần, hãy nhìn ra xa ít nhất 20 giây để mắt được thư giãn.
Những biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa cận thị mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát độ cận cho những người đã mắc phải.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắt về câu hỏi “cận thị có phải là bệnh không?” Hệ thống Phòng khám Mắt vivision tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa mắt và chuyên gia khúc xạ hàng đầu.
Tại vivision, chúng tôi đặc biệt chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị cận thị, cam kết mang đến dịch vụ thăm khám tận tâm, chuyên nghiệp và chăm sóc tối ưu cho bạn và cà gia đình. Đặt lịch khám ngay hôm nay để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị cận thị hiệu quả bạn nhé!
Lời khuyên
Cận thị có phải là bệnh không? Cận thị không phải là một bệnh mà là một tật khúc xạ rất phổ biến. Chú ý những biện pháp để hạn chế nguy cơ bị cận thị cũng như các phương pháp điều trị để độ cận không tăng nhanh.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: