Biến chứng viêm tuyến lệ nguy hiểm khôn lường
Bài viết này vivision giúp bạn đọc đi sâu tìm hiểu biến chứng viêm tuyến lệ trở nặng, từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc điều trị bệnh này. Viêm tuyến lệ, ngoài gây ra những khó chịu thông thường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn hơn.
Vai trò của tuyến lệ
Dường như ai cũng biết, phần lớn nhiệm vụ của tuyến lệ là sản xuất nước mắt và luôn có “ống thoát nước” để chảy vào bề mặt con mắt. Do đó, khi bạn chớp mắt, nước mắt từ tuyến lệ sẽ phân tán đều trên bề mặt mắt, giữ cho mắt luôn ẩm ướt và sạch sẽ.
Nước mắt cũng chính là “vệ sĩ” bảo vệ cho đôi mắt, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ cũng như duy trì sức khỏe của mắt. Cụ thể:
- Duy trì độ ẩm: Nước mắt sẽ giúp mắt duy trì được độ ẩm, phòng tránh bị kích ứng và ngăn ngừa vấn đề khô mắt.
- Bôi trơn: Nước mắt hỗ trợ bôi trơn bề mặt mắt, từ đó giảm ma sát và làm cho mắt di chuyển linh hoạt hơn.
- Làm sạch: Nước mắt còn giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và các chất lạ ra khỏi mắt 1 cách dễ dàng.
- Bảo vệ: Nước mắt chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tên gọi là lysozyme – có tác dụng giữ cho bề mặt mắt luôn được khỏe mạnh. Đồng thời có thể diệt khuẩn, khử độc và hỗ trợ cho đôi mắt chống lại được vi khuẩn, virus, vật thể lạ.
Nguyên nhân gây viêm tuyến lệ
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh lý nhãn khoa phổ biến này. Từ đó, cũng là tác nhân thúc đẩy bệnh tiến triển thành những biến chứng viêm tuyến lệ vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra viêm tuyến lệ cấp tính
Viêm tuyến lệ cấp tính rất hiếm gặp, xuất hiện là bởi nhiễm nấm, ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến 1 bên mắt của người bệnh.
Có thể kể ra 1 số bệnh nhiễm trùng phổ biến gây viêm tuyến lệ cấp tính, đó là:
- Bệnh bạch cầu đơn nhân (hoặc virus Epstein-Barr)
- Quai bị
- Virus Adeno
- Nhiễm trùng tụ cầu (tụ cầu khuẩn)
- Bệnh lậu
- Bệnh zona tai
- Bệnh herpes simplex…
Nguyên nhân gây ra viêm tuyến lệ mãn tính
Viêm tuyến lệ mãn tính là do các bệnh tự miễn dịch gây viêm ở tuyến lệ. Bệnh tự miễn chính là kết quả của hệ thống miễn dịch vô tình tấn công cơ thể bạn thay vì bảo vệ nó. Ít ai biết rằng, viêm tuyến lệ mãn tính sẽ thường tái phát ngay cả sau khi điều trị và gây ảnh hưởng đến cả 2 mắt của bệnh nhân.
Các bệnh tự miễn có thể gây viêm tuyến lệ mãn tính bao gồm:
- Bệnh u hạt
- Hội chứng Sjogren
- Bệnh về mắt tuyến giáp
- Bệnh u hạt kèm theo viêm nhiều mạch
Biểu hiện của viêm tuyến lệ
Những triệu chứng điển hình của bệnh viêm tuyến lệ là:
- Mắt đỏ và bị sưng ở những góc bên trong của mắt hoặc ở xung quanh mắt và mũi do người bệnh thường xuyên dụi mắt.
- Chảy nước mắt nhiều hoặc ít hơn bình thường. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất. Nước mắt chảy ra ngoài mắt ít hơn hoặc liên tục, ngay cả khi không có nguyên nhân rõ ràng như khóc hoặc tiếp xúc với chất kích thích…
- Mắt đóng ghèn thường xuyên hoặc có mủ. Ghèn mắt có màu vàng hoặc xanh. Nghiêm trọng hơn, mí mắt có thể bị dính vào nhau do nhiều ghèn đặc.
- Sụp mí mắt. Tức là, mi trên bị sa xuống thấp hơn so với vị trí bình thường khi nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng.
- Giảm thị lực. Lý do chính là vì nước mắt liên tục chảy ra, khiến cho mắt nhìn mờ, yếu kém.
Có thể thấy những triệu chứng trên cực kỳ nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, sẽ gây ra những biến chứng viêm tuyến lệ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Biến chứng viêm tuyến lệ
Như đã đề cập, khi bị viêm tuyến lệ, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, không thoải mái và làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như năng suất lao động. Tình trạng này mà kéo dài và không có biện pháp can thiệp đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng viêm tuyến lệ nguy hiểm như:
Rách ống lệ
Ống lệ hay còn gọi là ống dẫn nước mắt, có nhiệm vụ thu thập nước mắt từ các lệ quản, dẫn đến túi lệ. Trường hợp ống lệ bị rách là một biến chứng viêm tuyến lệ, tức là hệ thống dẫn nước mắt bị cắt đứt, sẽ gây chảy nước mắt kéo dài.
Chảy mủ ở mắt mức độ nặng
Không chỉ làm mắt bị đỏ mà viêm tuyến lệ còn khiến cho đôi mắt của bạn luôn tiết nhiều dịch mủ vàng hoặc xanh. Nhầy mủ nhiều là một biến chứng viêm tuyến lệ sẽ tạo thành lớp màng có độ nhầy, độ dính cao và cực kỳ dẻo. Khi đó, nhãn cầu sẽ bị che lấp, mí mắt sưng đỏ và ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực.
Nhiễm trùng giác mạc
Nghĩa là giác mạc bị trầy và bị nhiễm trùng, cực kỳ nguy hiểm vì có thể lại những di chứng vĩnh viễn như lồi mắt, sẹo giác mạc… Đây là biến chứng viêm tuyến lệ cần được người bệnh hết sức chú ý.
Giảm thị lực vĩnh viễn
Một trong những biến chứng viêm tuyến lệ chính là giảm thị lực vĩnh viễn. Đây là tình trạng bị giảm khả năng nhìn ở 1 mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được.
Mù lòa
Mù lòa là biến chứng nặng nhất của viêm tuyến lệ, làm mất thị lực ở 1 hoặc cả 2 bên mắt. Người bệnh có thể thấy mắt bị mờ dần dần hoặc đột ngột mất thị lực, không nhìn thấy gì.
Tóm lại, nhận biết các biến chứng viêm tuyến lệ là 1 trong những điều cần thiết để phòng tránh biến chứng của căn bệnh kịp thời, tránh được các vấn đề nghiêm trọng hơn xảy ra.
Biện pháp phòng ngừa viêm tuyến lệ
Để những biến chứng viêm tuyến lệ không thể xảy ra thì các bạn cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
- Giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Tốt nhất, các bạn nên vệ sinh mắt mỗi ngày 2- 3 lần hoặc theo hướng dẫn, chỉ định bác sĩ.
- Tránh dụi mắt quá mạnh. Vì dụi mắt có thể làm tổn thương mắt và khiến tình trạng tắc nghẽn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm trang điểm mắt an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không sẽ gây nguy hại cho mí mắt và vùng mắt xung quanh. Đồng thời, cần tẩy trang kỹ khu vực xung quanh mắt trước khi đi ngủ.
- Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt. Khoảng 2 lần 1 năm để theo dõi và điều trị kịp thời những vấn đề về mắt.
- Điều trị “dứt điểm” các bệnh lý liên quan đến mắt. Trường hợp, các bạn thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào như đỏ, ngứa ngáy, chảy nước mắt hoặc sưng tấy… hãy đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Phát hiện ra bệnh lý nhãn khoa nào cũng cần tập trung chữa trị “triệt để”.
Viêm tuyến lệ là 1 vấn đề sức khỏe về mắt cần được quan tâm và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng viêm tuyến lệ nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh mắt, tránh dụi mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đồng thời, cũng nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của mình.
Mong rằng với những thông tin mà bài viết đã chia sẻ về những biến chứng viêm tuyến lệ nguy hiểm khôn lường như trên thì các bạn sẽ “nạp” được thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Nếu muốn đặt lịch hẹn khám mắt thì hãy liên hệ ngay với vivision nhé!
Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm của vivision sẽ giúp bạn chăm sóc đôi mắt 1 cách tốt nhất, phòng tránh biến chứng viêm tuyến lệ hiệu quả.
Lời khuyên
Viêm tuyến lệ là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe đôi mắt. Do đó, các bạn cần nhận thức được những nguy hiểm của bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Khi xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, đỏ mắt, chảy nhiều dịch, cộm vướng… hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm tuyến lệ, tránh biến chứng nguy hiểm.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.
Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: