Nhược thị đi với cận thị – Việc đầu tiên cần làm là gì?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Mở đầu

Trẻ có cận thị bẩm sinh có nguy cơ nhược thị cao, tuy nhiên liệu việc điều trị nhược thị và kiểm soát cận thị có ảnh hưởng lẫn nhau đối với trẻ và cận thị bẩm sinh có khác gì so với cận thị “học đường”?

Thân bài

Nhược thị ở trẻ cận thị cần làm gì

Nhược thị ở trẻ cận thị cần làm gì

Điều trị nhược thị là ưu tiên! Nhưng?

Khi đối mặt với tình trạng nhược thị, điều trị nhược thị thường là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, việc điều trị nhược thị không phải lúc nào cũng đơn giản và có thể gặp một số vấn đề như sau:

  • Tập nhược thị có ảnh hưởng đến tiến triển cận thị không?
    Đa phần các phương án tập nhược thị hiện tại đều tăng thời gian nhìn gần của trẻ. Vấn đề này cũng đặt ra một dấu hỏi lớn về yếu tố nguy cơ tăng độ cận của trẻ. Dù đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian nhìn gần hầu như không ảnh hưởng đến nguy cơ tăng độ ở trẻ đã cận thị, nhưng đây mới chỉ là những nghiên cứu trên trẻ có cận thị học đường.
  • Chỉ với kính gọng đã có thể tăng thị lực
    Chỉnh quang có vai trò quan trọng trong điều trị nhược thị, khi chỉ với việc đeo kính 70% trẻ có nhược thị do tật khúc xạ đã cho thấy thị lực có tiến triển tốt.
    Dù vậy đeo kính là bước đầu tiên trong quá trình điều trị. Việc theo dõi định kỳ là rất quan trọng để điều chỉnh phác đồ điều trị và đảm bảo rằng cả nhược thị cận thị được kiểm soát hiệu quả. Các bác sĩ nên thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh độ cận thị của trẻ dựa trên sự thay đổi trong thị lực và đáp ứng với điều trị.

Vậy có nên kiểm soát cận thị ngay?

Khi trẻ mắc cả nhược thịcận thị, việc quyết định có nên bắt đầu kiểm soát cận thị ngay hay không là rất quan trọng và cần phải xem xét kỹ lưỡng.

  • Xác định các yếu tố bệnh lý
    Cận thị bẩm sinh có thể đến từ những bệnh lý toàn thân, các hội chứng di truyền, vì vậy khi phát trẻ cận thị bẩm sinh thì việc đầu tiên cần phải loại trừ các bất thường trên.
Các yếu tố Mối liên quan Hành động
Tiền sử gia đình 3 thế hệ có cận thị cao, mất thính giác, bất thường về xương, sứt môi và/ hoặc hở hàm ếch, bất thường về tim mạch, suy giảm thị lực, cận thị ban đêm, bong võng mạc Kiểm tra tiền sử gia đình, tư vấn di truyền
Tiền sử sức khỏe bản thân Tuổi bắt đầu cận thị, tiền sử thai sản, các cột mốc phát triển, thị lực và quáng gà, mất thính giác, hở hàm ếch, các bệnh hệ thống khác Phối hợp xử trí cùng các chuyên khoa khác
Chuyển khám chuyên khoa khác khi không có bất thường về mắt Bất thường về cấu trúc, vóc dáng, hội chứng Marfan, vòm miệng, khuyết tật sọ, ngực
Chức năng thị giác Suy giảm thị lực, rối loạn sắc giác, quáng gà, hành vi thị giác kém ở trẻ sơ sinh Điện võng mạc (ERG) và chụp đáy mắt
Vận nhãn Rung giật nhãn cầu
Sinh trắc học Độ dài trục nhãn cầu và/ hoặc độ cong giác mạc bất thường Bản đồ giác mạc, chi tiết về chiều dài, độ cao bán phần trước và thể thủy tinh
Khúc xạ liệt điều tiết Khúc xạ-Độ dài trục nhãn cầu không tương xứng, soi đáy mắt bất thường
Cấu trúc phần trước của mắt Bất thường giác mạc, lệch thể thủy tinh
Tăng nhãn áp Đo nhãn áp, độ dày giác mạc, soi đáy mắt trực tiếp
Dịch kính và võng mạc Bất thường võng mạc Điện võng mạc và soi đáy mắt trực tiếp
Hội chứng Sticker
  • Tiến triển trên cận thị bẩm sinh
    Trong nghiên cứu kéo dài 13 năm trên trẻ có cận thị bẩm sinh từ 5 độ trở lên cho thấy với độ cận cao thì nguy cơ tăng độ của trẻ cận thị bẩm sinh càng giảm.
Độ cận khởi phát Tốc độ tăng cận TB/năm Tốc độ tăng AXL/năm
-5.00DS đến -7.75DS 0.48D 0.32mm
-8.00DS đến -10.75DS 0.22D 0.23mm
Nặng hơn -11.00DS 0.08D 0.1mm
  • Ảnh hưởng của các phương án kiểm soát cận thị
    Chỉ định kiểm soát cận thị cần được cân nhắc rất kỹ khi trẻ nhược thị, khi nhược thị có thể dẫn đến suy giảm điều tiết, lác ở trẻ, và những phương pháp kiểm soát cận thị có thể ảnh hưởng đến những yếu tố này ở trẻ.

Trong các phương pháp phổ biến kính Ortho-K, hay tròng kính hạn chế tăng độ không được khuyến khích sử dụng trên trẻ nhược thị. Thuốc atropin nồng độ thấp lại có thể ảnh hưởng đến điều tiết ở trẻ. Kiểm soát cận thị cần được quan tâm, nhưng thời điểm nào sẽ cần xem xét kỹ!

Vậy cần làm gì?

Theo dõi sinh hoạt tại nhà của con và thăm khám định kỳ là chìa khóa

Theo dõi sinh hoạt tại nhà của con và thăm khám định kỳ là chìa khóa

Khi trẻ có cả nhược thịcận thị, việc điều trị cần được thực hiện một cách toàn diện và cân bằng giữa các yếu tố khác nhau.

  • Đeo kính và theo dõi
    Bước đầu tiên và cơ bản là đeo kính để điều chỉnh cận thịnhược thị. Điều này giúp cải thiện thị lực và cung cấp nền tảng cho việc theo dõi. Việc theo dõi định kỳ rất quan trọng để đánh giá hiệu quả của điều trị và điều chỉnh độ kính khi cần thiết.
  • Can thiệp khi cần thiết
    Hoàn toàn có thể kiểm soát cận thị ở trẻ nhược thị, nhưng chúng ta cần theo dõi sát những yếu tố về điều tiết, tình trạng lác, thị lực của trẻ khi kiểm soát cận thị. Ưu tiên các phương pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến điều tiết và có độ ổn định cao, không ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
  • Cân bằng các yếu tố
    Cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố điều trị nhược thị cận thị để đảm bảo rằng việc điều trị nhược thị không làm giảm hiệu quả của việc kiểm soát cận thị và ngược lại.

Kết luận

Việc điều trị cho trẻ mắc cả nhược thịcận thị yêu cầu một chiến lược điều trị toàn diện và cân bằng. Điều trị nhược thị là ưu tiên hàng đầu, nhưng cần phải cẩn trọng để tránh làm tăng độ cận thị. Đeo kính và theo dõi định kỳ là bước đầu tiên quan trọng, và cần cân nhắc thêm các phương pháp điều trị khác khi cần thiết.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc điều trị nhược thị cận thị cho con em mình, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa mắt tại vivision để được tư vấn chi tiết và lên kế hoạch điều trị phù hợp. Tái khám định kỳ là rất quan trọng để theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị hiệu quả.

Nguồn Tham Khảo: Để tìm hiểu thêm về các phương pháp điều trị nhược thịcận thị, cũng như các yếu tố liên quan, bạn có thể tham khảo tài liệu từ NCBIPubMed.

Lời khuyên

Việc điều trị cho trẻ mắc cả nhược thị và cận thị yêu cầu một chiến lược điều trị toàn diện và cân bằng. Điều trị nhược thị là ưu tiên hàng đầu, nhưng cần phải cẩn trọng để tránh làm tăng độ cận thị. Đeo kính và theo dõi định kỳ là bước đầu tiên quan trọng, và cần cân nhắc thêm các phương pháp điều trị khác khi cần thiết.

logo vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

Kiểm soát cận thị

Nhược thị