Cách kiểm tra xem mắt có bị lác không nhanh chóng, chuẩn xác

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Vivission hướng dẫn bạn cách kiểm tra xem mắt có bị lác không tại nhà. Mắt lác là tình trạng hai mắt không nhìn thẳng về một hướng mà lệch về các hướng khác nhau. Đây là vấn đề phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và thị lực.

Mắt lác là như thế nào?

Mắt lác là như thế nào? Mắt lác, hay còn gọi là mắt lé, là một tình trạng bệnh lý gây rối loạn phối hợp vận động của hai mắt. Thay vì cả hai mắt cùng nhìn thẳng về phía trước, một mắt có thể lệch hướng so với mắt còn lại.

Có nhiều dạng mắt lác tùy thuộc vào hướng lệch của mắt, bao gồm mắt lác trong, mắt lác ngoài, mắt lác trên và mắt lác dưới. 

Mắt lác trong (esotropia) xảy ra khi một mắt nhìn vào trong về phía mũi, trong khi mắt còn lại nhìn thẳng. Mắt lác ngoài (exotropia) xảy ra khi một mắt nhìn ra ngoài. 

Mắt lác trên (hypertropia) và mắt lác dưới (hypotropia) xảy ra khi một mắt bị lệch lên trên hoặc xuống dưới so với mắt còn lại.

Tình trạng mắt lác không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đối với thị lực, đặc biệt là ở trẻ em. Khi mắt lác kéo dài và không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất khả năng phối hợp thị giác.

Mắt lác cần được điều trị sớm để bảo vệ mắt

Mắt lác cần được điều trị sớm để bảo vệ mắt

Mắt lác có nguy hiểm không?

Mắt lác, hay còn gọi là mắt lé, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thị lực, thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mắt lác có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

  • Suy giảm thị lực: Mắt lác lâu ngày khiến thị lực bị suy giảm, càng lác lâu ngày càng khiến thị lực bị giảm sút nghiêm trọng. Biến chứng là trẻ có nhược thị – một trong các bệnh về mắt ở trẻ em nguy hiểm, gây suy giảm thị lực mà không thể cải thiện được bằng dùng kính hay chỉnh kính.
  • Mất khả năng nhìn nổi và nhìn chiều sâu: Mắt lác gây thương suy giảm khả năng nhìn hình nổi, nhìn chiều sâu. Hai mắt của người bị lác sẽ không thể phối hợp nhịp nhàng để cảm nhận một hình ảnh, sự vật đầy đủ, tinh tế.
  • Biến chứng khác: Lác mắt còn có thể gây ra một số biến chứng, tác hại khác như: Hạn chế liếc mắt, rung giật nhãn cầu, lệch đầu vẹo cổ…

Mắt lác không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thị lực, thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mắt lác có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như mù lòa vĩnh viễn, đặc biệt là ở trẻ em do nhược thị, và tổn thương đến sự phát triển của hệ thống thị giác.

Mắt lác tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực

Mắt lác tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực

Cách kiểm tra xem mắt có bị lác không?

Cách kiểm tra xem mắt có bị lác không tại nhà hoặc kiểm tra chính xác tại các cơ sở y tế như sau: 

Tự kiểm tra tại nhà 

Đối với người lớn, yêu cầu người cần kiểm tra ngồi đối diện và nhìn thẳng vào mắt bạn. Quan sát chuyển động của hai mắt khi nhìn. Nếu nếu hai mắt không ở vị trí đối xứng hoặc không thể tự đối xứng được khi tập trung ánh nhìn thì có khả năng cao là bị lác mắt.

Với trẻ nhỏ, bạn có thể quan sát bằng cách đưa cho trẻ món đồ chơi mà bé thích. Khi bé tập trung nhìn vào món đồ chơi, nếu hai mắt lệch nhau, nguy cơ cao là bé bị lác mắt.

Nhiều người bị lác mắt không nhận ra do họ luôn có thói quen nghiêng đầu khi nhìn, điều này giúp giảm tình trạng nhìn đôi do hai mắt không đồng nhất. Ngoài ra, còn có những trường hợp lác nhẹ, lác không thường xuyên hoặc lác khó phát hiện.

Các cách kiểm tra tại cơ sở y tế

Việc đánh giá bệnh lác mắt đòi hỏi thu thập chi tiết bệnh sử của bệnh nhân. Cần xác định tuổi bắt đầu biểu hiện lác, vì lác sớm có thể là dấu hiệu thị lực kém ngày càng nghiêm trọng, còn lác muộn có thể do các yếu tố có thể điều chỉnh. 

Kiểu lác (xuất hiện dần dần, đột ngột, hoặc thay đổi) và đặc điểm lác (cố định hoặc luân phiên) cũng cần được xem xét. Ngoài ra, cần biết phương pháp điều trị đã thực hiện (bịt mắt, đeo kính, phẫu thuật), tiền sử khi sinh (sinh đủ tháng hay thiếu tháng, cân nặng, can thiệp y tế), các bệnh toàn thân liên quan, và tiền sử gia đình vì lác có thể di truyền.

Để kiểm tra thị lực của trẻ nhỏ, nên khám từng mắt một. Với trẻ nhỏ, có thể dùng vật nhỏ di chuyển trước mắt và quan sát trẻ có nhìn theo không. Trẻ mầm non có thể sử dụng bảng hình, bảng chữ E. Trẻ lớn hơn có thể sử dụng bảng số, bảng chữ cái,….

Để đo khúc xạ cho trẻ bị lác, cần làm liệt thể mi bằng atropin 0,5% cho trẻ nhỏ (tra hai mắt liên tục 3-5 ngày) hoặc cyclopentolat 1% cho trẻ lớn hơn. Việc này loại bỏ yếu tố điều tiết, giúp đo khúc xạ chính xác hơn. Tuy nhiên, việc nhỏ thuốc liệt điều tiết này sẽ cần tuân thủ theo chỉ định của y bác sỹ

Để kiểm tra độ cân bằng của hai mắt và đo góc lác, sử dụng phương pháp ánh phản quang trên giác mạc. Điều này giúp đo lường đô lác, là bước quan trọng trong chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị.

Lác mắt có chữa được không?

Với nền y học hiện đại, bệnh lác mắt có thể được chữa trị, tuy nhiên, kết quả phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian mắc bệnh. Có nhiều phương pháp chữa trị lác mắt như chỉnh quang, chỉnh thị, hoặc phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu. 

Đối với trẻ em, việc điều trị càng sớm khi tuổi còn nhỏ sẽ tăng cơ hội khỏi bệnh. Nếu để quá lâu, mắt trẻ có thể bị tật và khả năng phục hồi sẽ kém hơn.

Phòng ngừa mắt lác

Để phòng ngừa bệnh lác mắt, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, bao gồm chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục thể thao đều đặn, đồng thời giữ tư thế làm việc và học tập đúng cách.
  • Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện sớm các vấn đề về mắt.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường về mắt để có thể điều trị kịp thời.

Lời khuyên

Các cách kiểm tra xem mắt có bị lác không giúp bạn nhận biết lác mắt sớm nhất để có phương pháp điều trị thích hợp. Mắt lác nếu được can thiệp và trị liệu càng sớm, thị lực càng được bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là ở trẻ em.
Việc kiểm tra mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt như lác, cận thị, viễn thị, loạn thị,... từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về cách kiểm tra xem mắt có bị lác hay không, bao gồm cả phương pháp tự kiểm tra tại nhà và các phương pháp y tế chuyên sâu. Nhắn tin cho Hệ thống phòng khám mắt vivision kid (tên cũ là FSEC) để được tư vấn miễn phí về cách kiểm tra và điều trị mắt lác cho bé.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Bệnh lác mắt có chữa được không

cách kiểm tra xem mắt có bị lác không

Mắt lác là như thế nào

Vì sao loạn thị có thể gây ra lác?

Khúc xạ Nhãn khoa Đỗ Thị Lan Anh

Lác do loạn thị khác gì lác do viễn thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Trần Ngọc Huế

Khám mắt lác cho bé ở đâu?

Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang