Cách tính độ cận thị như thế nào?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Biết cách tính độ cận thị giúp xác định đúng mức độ cận và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Cùng tìm hiểu các cách tính độ cận thị phổ biến như sử dụng bảng đo thị lực, đo độ cận bằng máy móc và cách xác định độ cận ngay tại nhà.

Tổng quan về cận thị

Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về cận thị, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích định nghĩa, các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm của nó.

Cận thị là gì?

Cận thị (myopia) là một tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh khó nhìn rõ các vật ở xa nhưng có thể nhìn rõ các vật ở gần. Cận thị thường xuất hiện từ lứa tuổi học sinh, đặc biệt phổ biến trong độ tuổi từ 8 đến 12. Trong giai đoạn thanh thiếu niên, khi cơ thể phát triển nhanh chóng, độ cận có thể tăng lên. Tuy nhiên, từ khoảng 20 tuổi trở đi, độ cận thường ít thay đổi.

Dấu hiệu cận thị

Một số dấu hiệu cận thị thường gặp bao gồm:

  • Mờ mắt khi nhìn xa: Khó nhìn thấy các vật ở xa như biển báo hoặc bảng đèn.
  • Nheo mắt: Thường xuyên nheo mắt để tập trung nhìn rõ hơn.
  • Mỏi mắt: Cảm giác mỏi mắt xảy ra khi tập trung nhìn vào một điểm trong thời gian dài mà không chớp mắt, dẫn đến khô và mệt mỏi mắt.
  • Nhức đầu: Đau đầu có thể xuất hiện ở toàn bộ vùng đầu hoặc một khu vực cụ thể.
  • Chớp mắt thường xuyên: Chớp mắt quá nhiều có thể là dấu hiệu của cận thị. Ở tuổi thiếu niên, tần suất chớp mắt bình thường là 14-17 lần/phút và tăng lên 15-30 lần/phút ở tuổi trưởng thành.

Đối với trẻ em, cận thị có thể gây khó khăn khi nhìn bảng trắng hoặc màn hình chiếu trong lớp học. Trẻ thường có các biểu hiện như liên tục nheo mắt, không nhận ra các vật thể ở xa, chớp mắt quá mức, dụi mắt thường xuyên hoặc ngồi gần tivi. 

Đối với người lớn, cận thị có thể gây khó khăn trong việc đọc biển báo đường phố hoặc biển hiệu trong cửa hàng. Một số người bị cận thị có thể thấy mờ mắt như khi lái xe vào ban đêm nhưng lại nhìn rõ vào ban ngày (gọi là cận thị ban đêm).

Mắt bình thường và mắt cận thị

Mắt bình thường và mắt cận thị

Nguyên nhân gây cận thị

Mắt hoạt động như một thấu kính hội tụ và tất cả hình ảnh sẽ được hiển thị trên võng mạc. Thông qua các tế bào thụ cảm và thần kinh thị giác, não bộ sẽ nhận biết hình ảnh. Ở người cận thị, hình ảnh của vật thể nằm phía trước võng mạc thay vì trên võng mạc, khiến họ không nhìn rõ các vật ở xa.

Các nguyên nhân gây cận thị bao gồm:

  • Di truyền: Trẻ em có ba mẹ bị cận thị có nguy cơ cao mắc cận thị. 
  • Môi trường: Thiếu thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
  • Hoạt động cận cảnh kéo dài: Thực hiện các hoạt động nhìn gần trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ cận thị.
  • Sử dụng màn hình điện tử kéo dài: Trẻ em sử dụng máy tính hoặc thiết bị thông minh trong thời gian dài có nguy cơ mắc cận thị cao hơn.

Cận thị có nguy hiểm không?

Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị có thể làm giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày và khó tham gia các hoạt động.
  • Mỏi mắt: Nếu không được điều trị, cận thị có thể gây mỏi mắt và đau đầu kéo dài.
  • Gây nguy hiểm cho bản thân và người khác: Điều này đặc biệt nghiêm trọng khi người bệnh lái xe hoặc vận hành thiết bị nặng.

Ngoài ra, cận thị nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về mắt, như:

  • Bong võng mạc: Người bị cận thị có nguy cơ cao mắc bong võng mạc. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Do đó, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra mắt để phát hiện sớm các dấu hiệu của bong võng mạc. Nguy cơ này càng cao khi độ cận thị càng nặng.
  • Tăng nhãn áp: Bệnh này gây tổn thương thần kinh thị giác do áp lực tăng cao trong mắt, do chất lỏng tích tụ ở phần trước của mắt. Tăng nhãn áp là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng mù lòa có thể được ngăn ngừa.
  • Đục thủy tinh thể: Đây là tình trạng thủy tinh thể tự nhiên của mắt bị đục, khiến thị lực mờ đi và màu sắc không rõ ràng.
Người bị cận thị nặng có nguy cơ cao mắc bong võng mạc

Người bị cận thị nặng có nguy cơ cao mắc bong võng mạc

Độ cận thị là gì?

Độ cận thị là một thuật ngữ dùng để đo lường mức độ cận của mắt, thể hiện bằng đơn vị Diop (ký hiệu là D). Khi người bệnh đi khám mắt, bác sĩ sẽ áp dụng cách tính độ cận thị phù hợp và cung cấp thông số độ cận cho người bệnh, thường được biểu thị bằng các giá trị như -1D, -2D, -1.5D,…

Đơn vị Diop (Điốp hay Đi-Ốp) đo độ cong của thấu kính cần thiết để điều chỉnh tầm nhìn của mắt. Độ cận càng cao, số Diop càng lớn, đồng nghĩa với việc mắt bị cận càng nặng và kính cần thiết để điều chỉnh thị lực sẽ càng dày hơn.

Độ cận thị là một thuật ngữ dùng để đo lường mức độ cận của mắt

Độ cận thị là một thuật ngữ dùng để đo lường mức độ cận của mắt

Cách tính độ cận thị

Tính độ cận thị của mắt là một quá trình quan trọng giúp xác định mức độ cận và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Cách tính độ cận thị thông dụng nhất là sử dụng bảng đo thị lực.

Tùy vào đối tượng kiểm tra, bác sĩ sẽ sử dụng các loại bảng đo khác nhau để xác định độ cận:

  • Bảng thị lực vòng tròn hở Landolt: Gồm các vòng tròn có một khe hở, người được đo phải xác định hướng của khe hở.
  • Bảng thị lực chữ E của Armaignac: Gồm các chữ cái E quay theo các hướng khác nhau, người được đo phải xác định hướng của các chữ cái này.
  • Bảng thị lực chữ cái của Snellen: Bao gồm các chữ cái như L, F, D, O, I, E, thường được dùng để đo thị lực cho người lớn.
  • Bảng thị lực hình: Bao gồm các hình ảnh đơn giản như đồ vật hoặc con vật, phù hợp cho trẻ em hoặc người không biết chữ.

Quá trình đo độ cận thị: Người được đo mắt sẽ ngồi cách bảng đo ở một khoảng cách cố định, thường là 3-5 mét. Lần lượt, người đo sẽ chỉ vào các ký tự hoặc hình ảnh trên bảng, trong khi người đo sẽ phải che một bên mắt và đọc ký tự theo yêu cầu. Cách đo này được thực hiện lần lượt cho cả hai mắt để xác định thị lực của mỗi mắt.

Cách tính độ cận thị: Cách tính độ cận thị dựa trên trên hai điểm quan trọng là điểm cực cận và điểm cực viễn:

  • Điểm cực viễn: Là điểm xa nhất mà mắt không đeo kính có thể nhìn thấy rõ. Ở người bình thường, điểm cực viễn là vô cực (tức là không có giới hạn).
  • Điểm cực cận: Là điểm gần nhất mà mắt có thể nhìn thấy rõ.

Trong trường hợp cận thị, điểm cực viễn của mắt bị cận sẽ gần hơn so với người có thị lực bình thường. Để điều chỉnh tầm nhìn, người bị cận thị cần đeo kính có độ cong tương ứng để đưa điểm cực viễn ra xa hơn, gần với vô cực.

Cách tính độ cận thị sẽ dựa trên mối quan hệ giữa điểm cực viễn và độ Diop của kính cần đeo. Ví dụ khi điểm cực viễn là 2m, độ cận sẽ là -0.5D, khi điểm cực viễn là 1m, độ cận tương ứng là -1D, khi điểm cực viễn là 50cm, độ cận sẽ là -2D,…

Cách tính độ cận thị

Cách tính độ cận thị

Cách đo độ cận thị bằng máy móc

Đo độ cận thị bằng máy móc là cách tính độ cận thị chính xác và phổ biến nhất hiện nay, bao gồm hai bước chính: đo bằng máy khúc xạ tự động và đo thị lực bằng cách lắp kính mẫu.

Bước 1: Đo bằng máy khúc xạ tự động

Máy chụp khúc xạ tự động là công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng thị lực của mắt và cũng là cách tính độ cận thị với độ chính xác cao. Khi đo, máy sẽ cung cấp các thông số quan trọng, bao gồm:

  • R (Right) hoặc OD: Kết quả đo khúc xạ của mắt phải.
  • L (Left) hoặc OS: Kết quả đo khúc xạ của mắt trái.
  • S (SPH/Sphere/Cầu): Số độ của tròng kính. Nếu ký hiệu “-” xuất hiện, đó là chỉ số cho cận thị; ký hiệu “+” là chỉ số cho viễn thị.
  • S.E: Số độ kính mà bác sĩ kiến nghị nên sử dụng để điều chỉnh tầm nhìn.
  • PD (Pupil Distance): Khoảng cách giữa hai đồng tử của mắt, đơn vị là milimet (mm).

Cách tính độ cận thị bằng máy khúc xạ tự đồng thường thực hiện nhiều lần để lấy số trung bình (AVG), giúp đưa ra kết quả chính xác nhất về độ cận.

Bước 2: Đo thị lực bằng cách lắp kính mẫu

Sau khi xác định sơ bộ độ cận bằng máy chụp khúc xạ tự động, kỹ thuật viên sẽ tiến hành bước tiếp theo bằng cách lắp kính mẫu với độ tương ứng để người bệnh đeo thử. Nếu người bệnh cảm thấy nhìn rõ và thoải mái khi di chuyển, điều đó có nghĩa là độ kính này phù hợp. 

Đây là bước cuối cùng trong cách tính độ cận thị của mắt, sau đó kính sẽ được cắt để phù hợp với kết quả đo.

Đo độ cận bằng máy

Đo độ cận bằng máy

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách tính độ cận thị và hiểu được tầm quan trọng của việc tính độ cận chính xác trong việc lựa chọn kính hoặc phương pháp điều trị phù hợp. Việc thường xuyên kiểm tra và xác định đúng độ cận sẽ giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình một cách hiệu quả và lâu dài.

Đặt lịch khám tại vivision ngay nhé để được áp dụng cách tính độ cận thị chính xác nhất và nhận sự chăm sóc tốt nhất từ các chuyên gia hàng đầu!

Lời khuyên

Nắm được cách tính độ cận thị, bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến độ chính xác, việc đo độ cận tại nhà có thể dẫn đến sai số. Vì vậy, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và đo độ cận một cách chuẩn xác. Điều này giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng hiện tại của mắt, đảm bảo sức khỏe thị lực tốt nhất cho bản thân.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách tính độ cận thị

độ cận thị