Cận thị nặng quá có bị mù không? Cách hạn chế tăng độ

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường

vào ngày 07/05/2024

Cận thị nặng quá có bị mù không? Như mọi người cũng biết cận thị càng cao càng có những nguy cơ tiềm ẩn, nguy hiểm ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực. Nhưng liệu cận thị cao quá thì có bị mù không thì sau khi đọc bài viết bạn sẽ có câu trả lời nhé!

Cận thị và mù là gì?

Cận thị là tật khúc xạ thường gặp nhất hiện nay, khiến cho người mắc có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng không nhìn rõ vật ở xa. Mù là triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn phần, theo WHO mù là khi thị lực dưới 3/60. 

Biến chứng cận thị có thể gây nên

Can-thi-cao-qua-co-bi-mu-khong

Võng mạc cận thị nặng

Cận thị đôi khi chỉ khiến giảm thị lực khi nhìn xa, nhưng khi bạn bị cận cao thì bạn có thể gặp các biến chứng sau:

  • Nhược thị.
  • Bong võng mạc dịch kính.
  • Lác ngoài hoặc lác luân phiên.
  • Glocom góc mở.
  • Bệnh tăng nhãn áp.

Cận thị nặng là bao nhiêu độ?

Can-thi-nang-qua-co-bi-mu-khong

Cận nặng thì mắt kính càng dày

Cận thị có thể được chia thành các mức độ như sau:

  • Cận nhẹ: Độ cận <=3.00D 
  • Cận trung bình: Độ cận từ 3.00 – 6.00D 
  • Cận nặng: Độ cận trên 6.00D 

Độ cận thường sẽ ổn định sau 18 tuổi, cận thị nặng là bệnh lý kèm theo thoái hóa bán phần sau của nhãn cầu.

Cận thị nặng quá có bị mù không?

Cận thị nặng quá có thể bị mù. Cận thị là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực. Khi bị cận thị thì hầu hết mọi người lựa chọn kính gọng để điều trị cận thị, nhưng kính chỉ là biện pháp giúp bệnh nhân có thể nhìn rõ nhưng không đóng góp nhiều vào việc ngăn chặn tình trạng tiến triển cận thị. 

Cận thị càng cao thì càng có nguy cơ gặp biến chứng và nguy cơ bị mù. Nhiều nghiên cứu cho thấy cận thị cao có nguy cơ bị bong võng mạc gấp 5 – 6 lần so với cận thị thấp, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp góc mở cao hơn 50% và nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 17% so với cận thị trung bình.

Trường hợp cận thị vượt quá -50.00D sẽ được coi là mù vì lúc này thị lực của bệnh nhân rất kém, chỉ có thể nhìn rõ vật ở cách mắt 2Cm và khi được chỉnh kính thì thị lực của người bệnh cũng rất kém. Khi cận thị cao, thường kèm theo các bệnh lý khác như thoái hóa võng mạc do cận thị, bong tróc võng mạc, nhược thị,… các bệnh lý này góp phần khiến thị lực giảm nhanh. Hãy hạn chế tăng độ cận thị một cách hiệu quả nhất bạn nhé!

Cách hạn chế tăng độ cận – Giảm tỷ lệ cận thị nặng quá dẫn đến bị mù 

  • Tăng cường hoạt động ngoài trời, môi trường rộng rãi, tiếp xúc với ánh nắng.
  • Bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Áp dụng quy tắc 20-20-20 khi sử dụng thiết bị điện tử.
  • Làm việc, đọc sách, sinh hoạt ở nơi đầy đủ ánh sáng, không đọc sách trong môi trường thiếu sáng.
  • Đeo kính đúng độ, sử dụng đúng cách.
  • Có thể tìm hiểu các phương pháp kính Ortho – K để ngăn chặn tiến triển cận thị hoặc tham khảo các phương pháp phẫu thuật tiên tiến hiện nay.
  • Khám định kỳ theo chỉ định của chuyên gia (thường là 6 tháng/lần).

Nếu độ cận tăng quá nhanh hay không kiểm soát được thì hãy đi thăm khám ở các cơ sở uy tín để các bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị chính xác nhất. Câu trả lời cho cận thị nặng quá có bị mù không là có nhé. Vì thế, hãy chăm sóc đôi mắt của mình, ngăn chặn tình trạng tiến triển cận thị, cùng nhau giảm tỷ lệ cận thị cao gây mù bạn nhé!

Nếu bạn còn đang phân vân về cơ sở uy tín để thăm khám thì có thể tham khảo phòng khám vivision – 213 Tôn Đức Thắng, Hà Nội hoặc liên hệ qua hotline 0868823566 để được tư vấn chi tiết hơn.

Lời khuyên

Cận thị nặng có thể dẫn đến biến chứng ảnh hướng nghiêm trọng đến thị lực. Hãy bảo vệ mắt bạn ngay khi còn có thể nhé. Và đừng quên khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để được chẩn đoán chính xác sức khỏe thị lực của bản thân nhé!

Optometrist Nguyễn Văn Cường
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự  chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.

Gắn thẻ:

cận thị

cận thị nặng

cận thị tiến triển

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý