Glocom góc mở là gì? 1 số chú ý về Glocom góc mở

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Glocom là một nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu tuy nhiên nó có thể phòng ngừa được thông qua việc giáo dục tăng sự hiểu biết của cộng đồng về bệnh giúp quản lý và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh glocom góc mở.

Điều trị hiệu quả và thành công bệnh tăng nhãn áp góc mở có thể ngăn chặn sự tiến triển của teo dây thần kinh thị giác và bảo tồn thị lực của bệnh nhân.

Cơ chế của Glocom góc mở

Glocom-goc-mo

Cơ chế của Glocom góc mở

Để hiểu được nguyên nhân của Glocom góc mở, điều quan trọng là phải hiểu được sự hình thành và dẫn lưu thủy dịch. Thủy dịch được thể mi ở hậu phòng sản xuất một cách liên tục và chảy vào tiền phòng của mắt.

Phần lớn dịch thủy dịch thoát ra ngoài thông qua mạng lưới bè tại góc tiền phòng và một số ít dịch nước chảy ra được dẫn lưu qua con đường củng mạc màng bồ đào.

Triệu chứng của Glocom góc mở

Glocom-goc-mo

Nhìn mờ

Thường không rõ ràng, biểu hiện rất kín đáo cho đến khi người bệnh cảm thấy nhìn mờ và thị trường bị thu hẹp rõ ràng

Đa số các trường hợp đều thấy hơi căng tức mắc hoặc mờ nhẹ thoáng qua khi có căng thẳng, lo lắng hoặc sau làm thời gian làm việc dài hoặc nhìn mờ như màn sương phủ trước mắt vào sáng sớm.

Một số khác không thấy có dấu hiệu nào bất thường và vô tình phát hiện được khi đi khám mắt.

Nguy cơ của Glocom góc mở

Glocom-goc-mo

Ai có thể bị Glocom góc mở

Thường thấy ở những người trên 40. Tuổi càng cao nguy cơ càng tăng, đồng thời càng dễ tổn thương đối với sự tăng nhãn áp.

Di truyền: Mặc dù cơ chế chưa rõ ràng nhưng thực thế lâm sàng cho thấy người có tiền sử gia đình mắc loại glocom này cao gấp 5-6 lần so với người bình thường.

Người có sự dao động nhãn áp trong ngày: Nhãn áp thường cao lúc 4-8 giờ sáng sau đó giảm dần. Sự giao động này thông thường dưới 5mmHg tuy nhiên con số này lên tới 12mmHg ở những người có Glocom góc mở.

Cận thị cao

Người sử dụng thuốc điều trị có chứa Corticosteroid: Hoạt chất này làm giảm dẫn lưu thuỷ dịch làm tăng nhãn áp âm thầm.

Ngoài ra một số bệnh toàn thân như: Rối loạn chuyển hóa, Đái tháo đường, Béo phì, Tăng huyết áp, Tăng cholesterol máu,v.v đều ảnh hưởng đến bệnh.

Khám nghiệm chẩn đoán Glocom góc mở

Glocom

Khám mắt thường xuyên để phát hiện bất thường

Đo thị lực: Thường chỉ giảm khi ở giai đoạn cuối của bệnh

Khám các cấu trúc phía trước và sau nhãn cầu:

Đo nhãn áp: Có thể cần phải đo tại các thời điểm khác nhau trong ngày để theo dõi sự dao động của nhãn áp. Đánh giá về giá trị, sự chênh lệch nhãn áp giữa hai mắt còn thể hiện hiệu quả của điều trị.

Thị trường: Có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển qua từng giai đoạn của bệnh.

OCT – chụp cắt lớp võng mạc: Đánh giá sự biến đổi của đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh do đó nó có thể phát hiện được cả những trường hợp glocom ở giai đoạn sớm.

Soi góc tiền phòng

Điều trị Glocom góc mở

Kiểm tra định kỳ theo dõi tình trạng bệnh và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị là nhân tố quan trọng trong điều trị loại Glocom này.

Phương pháp điều trị chính được áp dụng cho Glocom góc mở chủ yếu là thuốc tra tại chỗ cho hầu hết các giai đoạn của bệnh.

Nếu như thuốc không còn hiệu quả hạ nhãn áp hoặc vẫn còn sự tiếp diễn tổn thương thị thần kinh thì cần can thiệp thêm bằng laser hoặc phẫu thuật.

Thuốc: 

  • Nguyên tắc: Bắt đầu bằng 1 loại, có hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ. Có thể kết hợp khi 1 loại chưa có hiệu quả.
  • Điều trị Glocom góc mở hay Glocom nói chung có năm nhóm thuốc khác nhau

Nhóm Prostaglandin (Hạ 25-33% nhãn áp): Dùng ngày 1 lần. Lựa chọn đầu tay trong điều trị Glocom. Ví dụ: Latanoprost, Travoprost, Bimatoprost,v.v

Nhóm Adrenergic (Hạ 20-25% nhãn áp): Thận trọng khi dùng cho trẻ em do nguy cơ ngừng tim, dị ứng. Ví dụ: Brimonidine.

Nhóm chẹn Beta (Hạ 20-25% nhãn áp): Chống chỉ định cho những trường hợp COPD, hen suyễn, hạ huyết áp, chậm tim,v.v. Ví dụ: Timolol.

Nhóm ức chế Carbonic anhydrase (Hạ 15-20% nhãn áp): Brinzolamide, Dorzolamide

Thuốc cường giao cảm (Hạ 20-25% nhãn áp): Pilocarpine

Laser:  Tạo hình vùng bè với hiệu quả ban đầu khá cao, với mức giảm từ 30-40% nhãn áp. Phương pháp này dùng tia laser chiếu trực tiếp vào vùng bè tạo sẹo co kéo, mở rộng lỗ bè giúp tăng thoát thuỷ dịch.

Tuy nhiên hiệu quả này sẽ giảm dần theo thời gian và cũng phụ thuộc vào từng cá thể.

Phẫu thuật: Khi cả 2 phương pháp trên đều không hiệu quả mà vẫn còn tổn thương thị giác thì phẫu thuật cần được can thiệp sớm:

  • Phẫu thuật cắt bè: Phổ biến trong điều trị Glocom và có tác dụng trong đa số trường hợp.
  • Đặt van dẫn lưu: Được chỉ định khi Phẫu thuật cắt bè tạo lỗ rò thất bại.
  • Laser quang đông thể mi: Phá huỷ một phần thể mi giúp làm giảm tiết thuỷ dịch. Đây là biện pháp cuối cùng để bảo tồn nhãn cầu khi các phương pháp khác đều thất bại. Hãy khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần sàng lọc các bệnh về mắt ngăn chặn các yếu tố nguy cơ, bảo vệ đôi mắt cùng vivision kid nhé!

Lời khuyên

Do tính chất mãn tính của Glocom góc mở, người bệnh tốt nhất nên được khám và đánh giá định kỳ bởi các chuyên gia, bác sĩ nhãn khoa và đảm bảo duy trì điều bị thuốc hằng ngày.

Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

glocom góc mở