Hình ảnh người loạn thị nhìn thấy trông như thế nào?
Tùy theo mức độ của tật khúc xạ mà hình ảnh người loạn thị nhìn thấy sẽ không giống nhau. Vậy khác biệt như thế nào? Hãy cùng vivision tìm hiểu xem sự khác nhau đó nhé!
Thế nào là loạn thị?
Loạn thị hay còn gọi là hội chứng Astigmatism, là 1 tật khúc xạ của mắt mà giác mạc hoặc thể thủy tinh của người bị loạn thị có độ cong khác thường khiến cho những tia sáng thay vì tụ lại 1 điểm thì lại bị khuếch tán trên võng mạc.
Từ đó, hình ảnh thu được bị mờ nhạt, méo mó, biến dạng và bị nhòe. Đồng thời, mắt loạn thị là tập trung ánh sáng ở cả trước và sau võng mạc nên người mắc phải sẽ gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách.
Loạn thị rất phổ biến, ảnh hưởng tới ⅓ dân số toàn cầu và thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, người già đến người trưởng thành. Tật khúc xạ này còn phát triển tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống, thậm chí có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc loạn thị.
Phân loại mức độ loạn thị
Tương tự như cận thị và viễn thị, độ loạn thị cũng được đo bằng Diop. Thế nhưng, không phải ai cũng có độ loạn giống nhau nên cần phải dựa vào tình trạng mắt của mình để có những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Tùy theo mức độ loạn thị mà hình ảnh người loạn thị nhìn thấy cũng sẽ khác nhau.
Thang độ cụ thể của loạn thị là:
- Mắt bình thường: Không có loạn thị hay loạn thị = 0
- Loạn thị nhẹ: Độ loạn thị < -1.00Diop
- Loạn thị trung bình: Độ loạn thị từ -1.00Diop đến -2.00Diop
- Loạn thị nặng: Độ loạn thị > -3.00Diop. Đây cũng chính là mức độ loạn cao nhất, được xem là ở mức nặng. Với độ loạn này sẽ làm cho thị lực của mắt bị ảnh hưởng trầm trọng.
Nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh, nhất là trẻ nhỏ càng có nguy cơ cao đối diện với việc suy giảm thị lực nhanh chóng, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Nguyên nhân loạn thị
Thực ra, đa số loạn thị đều tự xuất hiện mà không rõ nguyên nhân. Hoặc 1 số nguyên nhân có thể gây ra hình ảnh người loạn thị nhìn thấy cảnh vật, đó là:
- Di truyền
Loạn thị bẩm sinh thường có nguyên nhân là do yếu tố di truyền hay do tiền sử gia đình có người bị mắc tật loạn thị hoặc có các tật khúc xạ khác ở mắt. Đặc biệt, người nào có cả bố và mẹ bị loạn thị thì khả năng mắc loạn thị bẩm sinh sẽ cao. Đây cũng chính là yếu tố khó có thể điều trị khi mức độ loạn thị của hình ảnh người loạn thị nhìn thấy.
- Chấn thương
Nghĩa là chấn thương ở mắt trong quá trình sinh sản. Cụ thể, nếu trong hành trình trẻ chào đời gặp phải chấn thương làm ảnh hưởng đến mắt hoặc mắc các bệnh về mắt sau khi phẫu thuật.
- Sẹo giác mạc
Loạn thị cũng có thể là biến chứng thường gặp phải ở những người có sẹo giác mạc. Nguyên nhân là do chấn thương mắt hoặc đã từng trải qua 1 số cuộc phẫu thuật liên quan đến các bệnh lý ở mắt như mổ cận, đục thể thủy tinh…
- Bệnh Keratoconus
Hay còn gọi là bệnh giác mạc hình chóp, là tình trạng xuất hiện theo thời gian, do độ cong của giác mạc bất thường, sẽ lồi ra ngoài giống hình nón. Bệnh lý này có tỷ lệ số người mắc phải là 1/2000.
Bệnh sẽ làm cho giác mạc ở phần phía dưới bị giãn phình ra và tiêu mỏng, khiến cho bệnh nhân thường có thị lực yếu và dễ bị nhầm lẫn với cận thị, loạn thị, nhược thị.
- Thoái hóa giác mạc
Là sự tổn thương xuất hiện ở những người đã trưởng thành. Nguyên nhân là bởi sự thoái triển của mô tế bào giác mạc hoặc sự lắng đọng bất thường của chất nào đó trong mô giác mạc.
- Biến chứng sau phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể…
Ngoài ra, không giống với tật cận thị, đọc sách trong bóng tối hay xem tivi ở khoảng cách quá gần lại không phải là nguyên do xuất hiện loạn thị, cũng không làm tăng độ loạn thị.
Hình ảnh người loạn thị nhìn thấy
Như đã nói, tùy vào mức độ loạn thị mà hình ảnh người loạn thị nhìn thấy sẽ khác nhau. Cụ thể:
Đối với loạn thị nhẹ
Trường hợp loạn thị nhẹ, dưới -1.00Diop, thị lực thường không bị thay đổi quá nhiều. Khi đó, người bị loạn thị nhẹ có thể nhìn thấy mọi vật mà không cần đến sự hỗ trợ của kính.
Hình ảnh mà người loạn thị quan sát được ở cấp độ này cũng không bị mờ nhòe, không gây cảm giác khó chịu hay bị cản trở thị lực. Tầm nhìn tương đối sáng rõ vào ban ngày, không ảnh hưởng đến các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù người bị loạn thị nhẹ (dưới -1.00Diop) không cần phải đeo kính, nhưng nếu xuất hiện tình trạng mỏi mắt, khô mắt hoặc suy giảm thị lực thì vẫn cần hỗ trợ tầm nhìn bằng kính.
Đối với loạn thị trung bình
Loạn thị trung bình có cấp độ từ -1.00Diop đến -2.00Diop và thị lực sẽ có sự thay đổi, suy giảm đáng kể. Hình ảnh mà người loạn thị trung bình quan sát được sẽ không còn rõ nét, thay vào đó trở nên mờ và nhòe ở mọi khoảng cách. Thậm chí, có thể xuất hiện hiện tượng bóng mờ.
Người bị loạn thị ở cấp độ trung bình cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng ngày càng rõ ràng, thị lực suy yếu theo thời gian. Để điều trị tạm thời, bác sĩ nhãn khoa thường sẽ chỉ định sử dụng kính để hỗ trợ tầm nhìn tốt hơn.
Đối với loạn thị nặng
Loạn thị nặng có cấp độ -3.00Diop và thị lực sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đối với cấp độ này, hình ảnh người loạn thị nhìn thấy sẽ mờ, nhòe, méo mó và biến dạng dù ở bất kỳ khoảng cách nào.
Đồng thời, dấu hiệu loạn thị điển hình có thể bao gồm, tầm nhìn đôi và 1 vật quan sát thấy từ 2 – 3 bóng mờ. Tình trạng nghiêm trọng như vậy đòi hỏi người bệnh bị loạn thị cần phải can thiệp y tế bằng cách đeo kính hoặc thậm chí phải phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Cụ thể, bệnh nhân bị loạn thị nặng cần phải đeo kính thường xuyên trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày. Như vậy mới hỗ trợ cải thiện thị lực và kiểm soát tốt tình trạng loạn thị, hạn chế được biến chứng nhược thị nguy hiểm. Trường hợp thị lực không thể cải thiện đáng kể thì sẽ cần phẫu thuật, nhằm khắc phục tật loạn thị ở mắt.
Phòng ngừa ở mắt loạn thị thế nào?
Đa số hình ảnh người loạn thị nhìn thấy sẽ tự xuất hiện bệnh và tiến triển khi mắt hoạt động trong suốt cuộc đời. Riêng loạn thị do yếu tố di truyền là không thể phòng tránh, còn những nguyên nhân khác, theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách:
- Thăm khám 6 tháng/1 lần để kiểm tra tình trạng mắt. Nhất là những người không thể ngăn ngừa được chứng loạn thị cần đến bác sĩ tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân mắc bệnh giác mạc hình chóp nên hạn chế dụi mắt để tránh bệnh nặng thêm.
- Nếu bạn bị loạn thị, hãy cố gắng tầm soát loạn thị cho các thành viên khác trong gia đình.
Lời khuyên:
Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi nhìn mọi vật. Đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, nhất là loạn thị cao. Vậy nên hãy thăm khám định kỳ ở cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có thể chăm sóc mắt bạn một cách hiệu quả nhất.
Chắc hẳn đến đây các bạn đã biết hình ảnh người loạn thị nhìn thấy sẽ khác biệt như thế nào so với người bình thường rồi chứ? Hy vọng bạn sẽ “nạp” được thêm nhiều kiến thức mới mẻ để luôn biết cách bảo vệ đôi mắt của mình.
Đừng quên đặt lịch hẹn khám mắt hoặc liên hệ với vivision để được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan về mắt nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: