Lác mắt có mấy loại? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Lác mắt có mấy loại? Dựa vào những tiêu chí, yếu tố nào để phân loại căn bệnh này? Nguyên nhân gây ra bệnh là gì và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Tất cả những điều đó sẽ được giải đáp chi tiết như dưới đây.
Mắt lác là gì?
Lác mắt (tiếng Anh là Strabismus disease), dân gian thường gọi là mắt lé, là 1 tình trạng liên quan đến sự lệch lạc của mắt. Cụ thể, mắt có sự lệch trục, gây ra hiện tượng lệch hướng so với ánh nhìn bình thường.
Lác mắt có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 mắt. Theo thời gian, mắt lác dần yếu đi và trường hợp không được can thiệp kịp thời sẽ mất dần thị lực do não bộ chỉ sử dụng các tín hiệu được truyền tới từ mắt khỏe, bỏ qua mắt bệnh.
Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị mắt lác và xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc sống. Thế nhưng, hay gặp nhiều nhất là trẻ em. Đa số trẻ bị lác mắt do bẩm sinh, gặp phải các hội chứng di truyền, đẻ non, thiếu tháng hoặc nhẹ cân…
Lác mắt có mấy loại?
Sau khi đã biết rõ định nghĩa về mắt lác thì nhiều người lại băn khoăn không biết lác mắt có mấy loại? Thực ra, mắt lác có thể được phân loại theo hướng lệch, cơ vận nhãn bị ảnh hưởng hoặc tình trạng đặc trưng ở mắt. Cụ thể:
Theo tình trạng đặc trưng
Có thể phân chia mắt lác thành 2 loại là:
- Lác cơ năng (lác đồng hành): Sẽ thường gặp ở đối tượng trẻ em và có tình trạng đặc trưng là mắt bị lác luôn di chuyển cùng hướng với mắt lành. Nói cách khác là 2 mắt có cùng biên độ hoặc mức độ lệch ở mọi hướng nhìn.
- Lác liệt (lác bất đồng hành): Phổ biến ở người lớn với tình trạng đặc trưng là cơ vận nhãn bị liệt, làm cho những vận động của nhãn cầu bị hạn chế.
Theo hướng lệch
Tùy vào cơ vận nhãn bị ảnh hưởng, sẽ phân chia mắt lác thành 4 loại như sau:
- Lác trong (Esotropia): Mắt lệch về phía mũi.
- Lác ngoài (Exotropia): Mắt lệch về phía thái dương.
- Lác trên (Hypertropia): Mắt lệch lên trên.
- Lác dưới (Hypotropia): Mắt lệch xuống dưới.
- Lác xoáy (Cyclotropia): Mắt lệch kết hợp cả hướng ngang và dọc.
Nguyên nhân gây mắt lác
Tùy theo sự phân chia lác mắt có mấy loại sẽ có những nguyên nhân khác nhau nhưng hay gặp nhất là 1 số lý do như dưới đây:
- Bẩm sinh
- Yếu tố gia đình (di truyền): gia đình có tiền sử bị mắt lác.
- Yếu cơ mắt: là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng lé mắt ở người lớn. Một số vấn đề dẫn đến yếu cơ mắt là bệnh Grave (liên quan đến tuyến giáp), bệnh tiểu đường, nhược cơ, khối u não và đột quỵ.
- Rối loạn mắt: Những bệnh về mắt như sẹo giác mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể hay thần kinh thị giác… cũng có thể gây ra tình trạng lác mắt.
- Chấn thương khi phẫu thuật mắt hoặc chấn thương đầu: Bất kỳ loại chấn thương mắt hay đầu do tai nạn hoặc phẫu thuật mắt đều có nguy cơ khiến cơ mắt của bạn yếu đi, dẫn đến mắt lác.
Dấu hiệu nhận biết mắt lác
Khi bị lác mắt, bạn sẽ gặp 1 số triệu chứng đó là:
- Mắt nhìn lệch: Thị lực 2 bên mắt không đều, nhất là mắt lé sẽ thường có thị lực kém hơn mắt lành.
- Nhìn mờ, chớp, phải nheo mắt khi nhìn: Khi quan sát sự vật, hiện tượng gì, người bị lác mắt thường phải nghiêng đầu, nheo mắt để nhìn rõ hơn. Từ đó sẽ dần dần thích nghi với tình trạng lé mắt.
- Mắt chuyển động lệch: Tức là không nhìn cùng về 1 hướng. Đối với người bình thường, đôi mắt sẽ hướng vào vật muốn nhìn, trong khi mắt của người bị lé mắt thì sẽ hướng vào trong, về phía mũi hoặc hướng ra ngoài, lên trên, xuống dưới.
Thông thường, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ chưa nhận biết được vấn đề thị giác của bản thân. Một số dấu hiệu lác mắt đặc trưng như dưới đây mà các bậc phụ huynh có thể kiểm tra tình trạng của con:
- Đứng đối diện và nhìn vào mắt trẻ xem có đối xứng không?
- Sử dụng tay che bớt 1 bên mắt của trẻ rồi làm tương tự với bên mắt còn lại, khi bỏ tay ra, hãy để ý xem con ngươi của bé có di chuyển bình thường hay không?
- Quan sát xem trẻ có hay phải nheo mắt khi nhìn sự vật, hiện tượng nào đó hoặc phải liếc mắt mới nhìn rõ được vật thể ở ngay trước mắt.
- Đưa cho bé món đồ chơi yêu thích, rồi để ý cách nhìn chăm chú của trẻ xem mắt có bị lệch sang 1 bên không?
Mắt lác có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, lác mắt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa, làm suy giảm thị lực. Cụ thể:
- Gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý, khiến họ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, rụt rè. Từ đó, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày, công việc, học tập… bị giảm sút trầm trọng.
- Thị lực bị suy giảm, nhất là càng để lâu sẽ càng gây ra hậu quả khôn lường, có thể gây nhược thị, làm cho thị lực kém dần đi mà không thể cải thiện được bằng cách chỉnh kính hay dùng kính.
- Gây tổn thương thị giác của 2 bên mắt. Từ đó, khả năng nhìn nổi, nhìn chiều sâu cũng bị giảm. Hai mắt sẽ không thể phối hợp nhịp nhàng để cảm nhận được 1 hình ảnh, sự vật đầy đủ, tinh tế.
- Có thể đi kèm lệch đầu vẹo cổ, liếc mắt bị hạn chế, nhãn cầu bị rung giật…
Điều trị mắt lác như thế nào?
Chắc hẳn các bạn đều đã biết rõ lác mắt có mấy loại và tùy vào từng loại lác mắt đó, độ tuổi phát hiện mà bệnh nhân sẽ có những hướng can thiệp y tế khác nhau. Tuy nhiên, cần phải đến các cơ sở y tế chuyên cao để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Theo đó, đa số người bệnh sẽ được điều trị theo 2 hướng:
Không phẫu thuật
- Đeo kính: Biện pháp thường được áp dụng cho trẻ nhỏ và trẻ đang trong độ tuổi đi học. Nhất là chỉ định cho trường hợp bị lé do quy tụ điều tiết hoặc đi kèm với tật khúc xạ khác.
- Kính sẽ giúp mắt trẻ nhìn thẳng, đồng thời kết hợp với việc khám mắt định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần sẽ giúp bảo toàn chức năng hợp thị của 2 mắt, ngăn ngừa được tình trạng thị lực suy giảm.
- Huấn luyện thị giác: Tùy thuộc vào loại lác, mức độ lác cũng như sự hợp tác của người bệnh mà sẽ được thiết kế bài tập phù hợp
- Tiêm thuốc Botulinum toxin: Thường được chỉ định cho những trường hợp bị lác mắt thứ phát ở người lớn. Nguyên do là trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, bị liệt cơ vận nhãn. Tiêm thuốc sẽ hỗ trợ người bệnh giải quyết được tình trạng song thị ở mắt tạm thời.
Phẫu thuật
Phương pháp này cần có ý kiến từ chuyên gia và hay được áp dụng cho người trưởng thành, nhằm không phục diện mạo bình thường, làm lại mắt lác để khắc phục vấn đề về thẩm mỹ, thị lực. Bên cạnh đó, đối với trẻ mà bị lác mắt dai dẳng, việc quyết định phẫu thuật cũng sẽ sớm giúp trẻ cải thiện hoặc tăng cường thị lực cho 2 mắt.
Phòng ngừa mắt lác lé
Biết rõ lác mắt có mấy loại chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phòng tránh tình trạng này. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu mắt bị lác do bẩm sinh, di truyền hay dị dạng hốc mắt thì không thể phòng ngừa.
Mọi người có thể phòng tránh bệnh lác mắt bằng 1 số phương pháp như sau:
- Thường xuyên khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời. Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, bác sĩ nhãn khoa thì nên khám mắt 2 lần 1 năm.
- Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao…
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử. Trường hợp cần dùng phải đảm bảo khoảng cách từ thiết bị đến mắt.
- Học tập hoặc làm việc ở khu vực đầy đủ ánh sáng và ngồi đúng tư thế. Đồng thời, trong quá trình làm việc, học tập thời gian dài cần để mắt nghỉ ngơi phù hợp.
- Tránh xa các chất kích thích như hút thuốc lá, nước uống có cồn như rượu bia, cà phê…
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa omega 3, vitamin A, C, E, chất chống oxy hóa… tốt cho mắt. Có thể kể đến như là khoai lang, cá hồi, bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông, hạt hướng dương…
- Đối với người cao tuổi nên có biện pháp kiểm soát lượng đường trong máu, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường dẫn đến tình trạng lác mắt.
Lời khuyên
Bài viết trên visision kid đã thông tin tới bạn lác mắt có mấy loại và các cách điều trị bệnh hiện nay. Có thể nói, nếu được nhận biết và điều trị càng sớm thì thị lực càng được giữ gìn tốt.
Chắc hẳn đến đây các bạn đã biết rõ lác mắt có mấy loại rồi đúng không? Mong rằng từ đó, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để chăm sóc đôi mắt của mình thật tốt.
Nếu nghi ngờ bản thân mình hoặc những người trong gia đình có dấu hiệu bị lác mắt, hãy đặt lịch khám ngay tại visision kid (tên cũ là FSEC). Tại đây, những chuyên gia y tế, bác sĩ giỏi chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp bạn chẩn đoán và chữa trị.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyễn Thị Hồng Dương ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: