Mắt lác ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mắt lác ở trẻ sơ sinh là tình trạng hai mắt trẻ phối hợp còn kém. Bệnh này làm trẻ mất đi một phần thị lực gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự quan sát. Vậy, lác mắt có chữa được không? Mời bố mẹ cùng vivision kid tìm hiểu thông tin ở bài viết sau.
Mắt lác ở trẻ sơ sinh là gì?
Mắt lác ở trẻ sơ sinh, còn gọi là lác mắt hoặc lé mắt, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng và không nhìn cùng một hướng. Mắt lác có thể xảy ra liên tục hoặc xuất hiện khi trẻ tập trung nhìn đồ vật. Tình trạng này có thể xuất hiện khi trẻ sinh ra, cải thiện khi trẻ được 4 – 6 tháng tuổi và đến năm 2 tuổi sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu trẻ lớn hơn vẫn chưa hết lác thì có thể bé bị lác mắt bẩm sinh khiến cơ mắt hoạt động không chính xác. Bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nhãn khoa để chẩn đoán chính xác và có phương pháp can thiệp phù hợp.
Các dạng mắt lác ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, có 4 dạng lác mắt ở trẻ sơ sinh phổ biến như:
- Lác trong (Esotropia): Một hoặc cả hai con người ở mắt lệch vào trong, hướng về phía mũi. Đây là dạng lác mắt phổ biến nhất hiện nay.
- Lác ngoài (Exotropia): Một hoặc cả hai con ngươi lệch ra ngoài, hướng về phía tai
- Lác trên (Hypertropia): Hai mắt lệch nhau, một mắt nằm cao hơn bên còn lại.
- Lác dưới (Hypotropia): Ngược lại với lác trên, một bên mắt nằm thấp hơn bên còn lại.
Nhận biết mắt lác ở trẻ sơ sinh như nào?
Dấu hiệu mắt lác ở trẻ sơ sinh điền hình là hai mắt của trẻ không nhìn cùng một hướng, một mắt của trẻ có hiện tượng không nhìn thẳng. Bố mẹ có thể nhận biết bằng cách quan sát cách nhìn của con. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận biết mắt lác ở trẻ thông qua một số biểu hiện như:
- Trẻ thường xuyên nheo mắt, chớp mắt đặc biệt khi gặp ánh sáng chói
- Nhìn lệch phải quay đầu hoặc nghiêng đầu khi nhìn, đây có thể biểu hiện trẻ đang cố gắng nhìn một vật thể rõ ràng hơn.
- Nhắm một mắt khi nhìn đồ vật.
Mắt lác ở trẻ sơ sinh do đâu?
Trẻ sơ sinh bị lác mắt chủ yếu do các cơ hoạt động không nhịp nhàng. Mặt khác, các cơ chưa phát triển hết, cần thời gian để hoàn thiện đầy đủ hoặc có thể do trẻ đang gặp vấn đề về mắt và hệ thống thần kinh như:
- Cơ mắt có vấn đề: Mỗi mắt có sáu cơ để kiểm soát chuyển động linh hoạt. Tất cả các cơ phối hợp nhịp nhàng để mắt có thể tập trung vào một đối tượng. Nhưng vì nguyên nhân nào đó khiến các cơ bị trục trặc làm cho một bên mắt chuyển động bất thường
- Có vấn đề về thần kinh: Trung tâm điều khiển thần kinh gặp vấn đề sẽ tác động trực tiếp đến cơ mắt gây hiện tượng lác mắt ở trẻ sơ sinh
- Dây thần kinh bị thương tổn, khiếm khuyết: Kiểm soát các cơ ở mắt liên quan mật thiết đến ba dây thần kinh số 3, 4 và 6 trên sọ não chúng ta. Vì thế, bất kỳ dây thần kinh nào khiếm khuyết cũng khiến trẻ bị mắt lác.
Ngoài ra, chuyên gia nhãn khoa nhận định các yếu tố sau có thể khiến trẻ sơ sinh bị lác cao hơn những đứa trẻ khác:
- Di truyền có thể là yếu tố khiến trẻ bị lác. Trong gia đình có thành viên bị lác mắt thì trẻ có nguy cơ bị lác cao.
- Một số bệnh lý như bại não, hội chứng Down cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị lác
- Trẻ sinh non, nhẹ cân có nguy cơ bị lác cao hơn.
- Trẻ bị chấn thương ở mắt hoặc thương tổn ở các vùng cấu trúc xung quanh mắt.
- Trẻ bị tật khúc xạ như: viễn thị, cận thị,…
Khi nào trẻ sơ sinh cần đi khám lác mắt?
Không phải mắt lác nào cũng nguy hiểm nhưng bố mẹ cần theo dõi tình trạng mắt ở trẻ thường xuyên. Nếu trẻ được 4 tháng tuổi mà tình trạng lác mắt không cải thiện và có một số biểu hiện như:
- Trẻ nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới có thể nhìn thấy đồ vật
- Mắt trẻ không thể tập trung khi nhìn vào đồ vật hoặc không phản ứng khi ánh sáng chiếu vào mắt
Lúc này, phụ huynh nên đưa bé đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra, chẩn đoán chính xác về tình trạng mắt ở con. Từ đó có hướng can thiệp và chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh phù hợp.
Cách chữa mắt lác ở trẻ sơ sinh
Mắt lác có thể chữa nếu trẻ được thăm khám và điều trị kịp thời. Một số phương pháp trị mắt lác phù hợp với từng mức độ như:
- Kính đeo mắt: Mục đích canh chỉnh thị lực sao cho bên mắt yếu phải tăng cường thị lực hoặc làm giảm đi thị lực ở mắt khỏe hơn.
- Miếng che mắt: Dùng che bên mắt khỏe hơn để buộc trẻ sử dụng mắt yếu hơn. Cách này giúp các cơ bên mắt yếu hơn được tăng cường theo thời gian.
- Thuốc nhỏ mắt: Hoạt động tương tự như miếng che mắt, giúp làm mờ tầm nhìn của mắt khỏe. Đây có thể là lựa chọn thay thế phù hợp ở trẻ sơ sinh khó chịu với miếng che mắt.
- Bài tập cơ mắt: Đôi khi trẻ được dạy thực hiện một số bài tập cơ mắt giúp tập trung cả hai mắt theo cùng một hướng
- Phẫu thuật mắt lác: Được chỉ định cho các trường hợp trẻ sơ sinh bị lác nghiêm trọng, đôi mắt gần như luôn lác. Sau khi trẻ được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ thắt chặt hoặc thả lỏng các cơ mắt giúp mắt trông thẳng hàng và không bị lệch nữa.
Đặt ngay lịch khám mắt vivision kid để hiểu hơn về tình trạng mắt của con, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên cũng như phác đồ phù hợp cho con nhất!
Lời khuyên
Điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ và bác sĩ. Cha mẹ cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc luyện tập cho mắt trẻ, sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần tạo môi trường sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để hỗ trợ quá trình điều trị.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: