Nên làm gì khi mắc tật khúc xạ viễn loạn thị?
Bên cạnh cận thị, viễn thị và loạn thị cũng là 2 tật khúc xạ phổ biến. Viễn loạn thị thường xuất hiện cùng nhau gây cản trở tầm nhìn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành biến chứng nghiêm trọng.
Tại sao bị viễn loạn thị?
Viễn loạn thị thường xuất hiện từ sớm ở trẻ nhỏ, vì vậy thường khó phát hiện và dễ bị bỏ qua. Khi cha mẹ phát hiện thường ở giai đoạn muộn khó điều trị và có thể đã xuất hiện các biến chứng.
Một số trường hợp viễn loạn thị xuất hiện khi người bệnh đã phát triển đầy đủ chức năng thị giác gây khó chịu do nhìn mờ.
Viễn loạn thị xuất hiện thường do sự bất thường ở hệ thống khúc xạ ánh sáng của mắt như:
- Trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
- Bề mặt giác mạc không đồng đều hoặc quá phẳng
- Thể thủy tinh mỏng hơn bình thường
Viễn loạn thị là gì?
Viễn loạn thị là tật khúc xạ khi người bệnh mắc đồng thời cả viễn thị và loạn thị. Vì vậy để hiểu rõ về viễn loạn thị, ta cần ‘bóc tách’ khái niệm 2 loại tật khúc xạ trên:
Viễn thị là tật khúc xạ xảy ra do có sự sai lệch về khúc xạ khi mắt ở trạng thái nghỉ ngơi, nhìn vật ở xa, các tia sáng song song sau khi đi vào mắt sẽ hội tụ ở phía sau võng mạc. Nếu chỉ có viễn thị nhẹ, bạn có thể tự điều tiết để đưa hình ảnh về đúng trên võng mạc.
Tuy nhiên, nếu viễn bị nặng thì bệnh nhân khó có thể điều tiết, gây khó khăn khi nhìn gần và nhìn xa. Tuy nhiên nếu viễn thị nặng bệnh nhân khó có thể nhìn rõ thậm chí gặp khó khăn cả khi nhìn xa.
Loạn thị là tật khúc xạ xảy ra khi ánh sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, khiến hình ảnh bị méo mó, biến dạng, khiến người bệnh nhìn mờ. Loạn thị thường ảnh hưởng đến cả thị lực nhìn xa và gần, sẽ khó điều tiết mắt để nhìn rõ vật.
Vì vậy khi bị viễn loạn thị người bệnh sẽ luôn nhìn thấy mờ nhòe ở cả xa và gần, cản trở nhiều đến khả năng sinh hoạt. Viễn loạn thị có thể chia ra làm 2 loại:
- Viễn loạn thị đơn: Đây là loại viễn loạn thị phổ biến nhất và chỉ ảnh hưởng đến một kinh tuyến của mắt.
- Viễn loạn thị kép: Loại viễn loạn thị này ảnh hưởng đến cả hai kinh tuyến của mắt.
Nguyên nhân sinh ra viễn loạn thị
Ở trẻ em viễn loạn thị thường xuất hiện rất sớm do bất thường trong quá trình hoàn thiện hệ thống khúc xạ của mắt. Đặc biệt chúng ta cần cho trẻ khám sàng lọc sớm nếu trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em) có tật khúc xạ viễn loạn thị.
Ngoài ra một số tác nhân có thể gây viễn loạn thị thứ phát như:
- Một số bệnh về mắt gây ảnh hưởng đến về mặt giác mạc hoặc thể thủy tinh như sẹo đục giác mạc, viêm giác mạc, đục thể thủy tinh/mất thể thủy tinh,…
- Biến chứng sau phẫu thuật mắt.
- Chấn thương vùng đầu mặt, mắt.
Dấu hiệu và triệu chứng của viễn loạn thị
Viễn loạn thị ở trẻ thường xuất hiện từ sớm và ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị giác toàn diện, trẻ đã thích nghi với thị lực kém nên ít khi phàn nàn vì nhìn mờ. Vì vậy viễn loạn thị thường không có dấu hiệu rõ ràng và cha mẹ chỉ phát hiện khi trẻ được khám sàng lọc tại trường.
Một số dấu hiệu cha mẹ có thể lưu ý ở trẻ như:
- Trẻ thường xuyên nheo mắt, dụi mắt, nháy mắt nhiều.
- Lác trong: biểu hiện dễ thấy nhất khi trẻ bị viễn loạn thị cao.
Ngoài ra người mắc viễn loạn thị sẽ có một số triệu chứng sau:
- Nhìn mờ nhòe các vật ở cả xa và gần.
- Song thị: nhìn 1 vật thành nhiều vật.
- Luôn thấy nhức mỏi mắt.
- Đau đầu, chóng mặt khi nhìn gần lâu.
Tại sao phải điều trị viễn loạn thị?
Viễn loạn thị do các vấn đề di truyền xuất hiện khá sớm nên nếu không được khám sàng lọc sẽ rất khó để phát hiện. Thông thường bố mẹ sẽ phát hiện vấn đề khi trẻ đi học thường mất tập trung hoặc điểm kém. Hầu hết các trường hợp đã qua ‘thời điểm vàng’ để điều trị cho bé và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng về thị giác như:
- Nhược thị: hay còn được gọi là mắt lười là một trong những biến chứng suy giảm thị lực
- Lác mắt: Viễn thị cao thường gây ra lác trong ở trẻ. Đây là tình trạng 1 hoặc 2 bên mắt luân phiên sẽ lệch về phía mũi, gây mất thẩm mỹ, thu hẹp vùng nhìn đôi khi có thể xảy ra tình trạng nhìn 1 thành 2. Đây cũng là 1 nguyên nhân gây nhược thị.
- Nghiêm trọng hơn viễn loạn thị có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn 1-2 bên làm giảm nhận thức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ở người lớn việc suy giảm thị lực khi mắc viễn loạn thị có thể là dấu hiệu để phát một số bệnh về mắt nguy hiểm khác.
Nên làm gì khi bị viễn loạn thị?
Khi bị viễn loạn thị, bạn có thể gặp khó khăn khi nhìn gần, như khi đọc sách, làm việc trên máy tính. May mắn thay, có nhiều cách để điều trị và cải thiện tình trạng này.
Chỉnh khúc xạ cho thị lực tối đa
Việc thăm khám và chỉnh kính tối đa tuy không thể giúp điều trị khỏi hoàn toàn viễn loạn thị nhưng có thể giúp người bệnh cải thiện thị lực và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng đi.
Bệnh nhân có thể sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng tùy vào nhu cầu và sở thích, ví dụ kính Ortho-K (Kính áp tròng đeo ban đêm). Các trường hợp sử dụng kính áp tròng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa và giữ vệ sinh cẩn thận để tránh trường hợp viêm nhiễm trên mắt.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp vào bề mặt giác mạc để điều chỉnh và định hình lại độ cong. Khi lựa chọn phương pháp này người bệnh cần được kiểm tra kĩ lưỡng các thông số về khúc xạ và giác mạc tại cơ sở khám mắt uy tín.
Cách phòng tránh viễn loạn thị
Viễn loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, vì vậy cần xây dựng thói quen sinh hoạt tốt để mắt thoải mái và bảo vệ sức khỏe mắt.
- Kiểm tra mắt định kì 3-6 tháng/ lần giúp phát hiện sớm các vấn đề về thị lực và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Nơi làm việc hoặc học tập cần đủ ánh sáng, tránh quá tối hoặc quá sáng.
- Cứ 20-30 phút làm việc trên máy tính hoặc đọc sách, nên nhìn xa khoảng 20 giây để mắt được thư giãn
- Giảm thời gian sử dụng điện thoại, máy tính bảng, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A,C,E và các khoáng chất tốt cho mắt như kẽm và lutein hoặc bổ sung các loại thực phẩm chức năng tốt cho mắt.
- Ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt và sách vởi (khoảng 30-40 cm).
- Khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khói bụi hoặc ánh sáng mạnh, cần đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt.
- Quản lý tốt các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến mắt.
Đặt lịch khám tại vivision để được tư vấn nên làm gì khi mắc viễn loạn thị bạn nhé.
Lời khuyên
Viễn loạn thị không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được điều trị để cải thiện tầm nhìn và ngăn ngừa các biến chứng. Có rất nhiều phương pháp giúp bạn điều trị được viễn loạn thị. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào hãy đi khám để được nhận lời khuyên từ chuyên gia nhé.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: