Thuỷ tinh thể là gì? 2 bệnh phổ biến ở thuỷ tinh thể
Thuỷ tinh thể hay thể thuỷ tinh (viết tắt là TTT) là 1 bộ phận rất quan trọng trong mắt giúp cho mắt có thể linh hoạt trong việc thay đổi khoảng cách nhìn mà hình ảnh vẫn rõ nét.
Thủy tinh thể là gì?
TTT – Lens là một cấu trúc nằm phía trong mắt, hoạt động như một thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc.
Khi võng mạc tiếp nhận được ánh sáng phản chiếu từ các vật phía trước mắt, nó sẽ gửi một xung thần kinh lên não để phân tích nhận biết đó là gì.
TTT là có một cấu trúc trong suốt giúp ánh sáng được truyền qua dễ dàng. TTT nằm phía sau giác mạc, hoạt động như một thấu kính hội tụ do có mặt trước và mặt sau đều lồi.
Từ trước ra sau, thể thủy tinh gồm 7 lớp: bao trước, khoảng dưới bao trước, vỏ trước, nhân, vỏ sau, khoảng dưới bao sau và bao sau. Có thể hiểu đơn giản hơn, TTT gồm 3 lớp là: lớp bao; lớp vỏ; lớp nhân.
Để đảm bảo được độ trong suốt nên TTT không có các dây thần kinh và mạch máu bao quanh, TTT hấp thụ chất dinh dưỡng từ thủy dịch (một chất dịch nằm chủ yếu trong tiền phòng – khoang giữa giác mạc và thể thủy tinh)
TTT được giữ cố định ở trung tâm của mắt bằng các dây chằng Zinn nối với thể mi. Những bất thường nào gây đứt dây chằng Zinn này đều có thể gây ra tình trạng sa, lệch thể thủy tinh.
Ngoài chức năng giữ cố định thể thủy tinh thì thể mi và dây chằng Zinn tham gia vào quá trình điều tiết. Thể mi co, dây chằng Zinn sẽ giãn ra làm cho TTT vồng lên làm tăng công suất để nhìn rõ các vật ở gần.
Quá trình phát triển của thể thủy tinh
Các cơ quan khác, ví dụ như da, các tế bào già hơn sẽ bị các tế bào mới từ dưới đẩy ra lớp ngoài cùng rồi bong ra.
Quá trình phát triển của TTT thì có xu hướng ngược lại: các sợi mới tạo ra từ lớp biểu mô ngoài cùng, di chuyển lần lượt vào đến lớp vỏ rồi đến lớp nhân ở trong.
Do sự phát triển đặc biệt này mà TTT tăng chiều dày và nhân ngày càng trở nên kém đàn hồi hơn khi tuổi càng tăng. Đây chính là nguyên nhân đục thể thủy tinh ở người già.
Vai trò của thể thủy tinh đối với khả năng nhìn
Như đã nói ở trên, thể thủy tinh là cấu trúc chính để ánh sáng từ vật có thể hội tụ chính xác trên võng mạc, từ đó mới có tín hiệu thị giác truyền lên não để chúng ta nhận biết được môi trường xung quanh.
Bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra với TTT đều có thể gây giảm chất lượng thị giác: Nhìn mờ, lóa mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí gây mù. Theo như báo cáo, bệnh đục thể thủy tinh là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới.
Các bệnh về thể thủy tinh
Đục thể thủy tinh mắc phải:
- Đục TTT tuổi già
- Đục TTT chấn thương
- Đục TTT do bệnh chuyển hóa/ toàn thân: Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Hạ canxi huyết
- Đục TTT do nhiễm độc/ thuốc
- Đục TTT do bệnh viêm nội nhãn
Đục thể thủy tinh bẩm sinh:
- Nhiễm trùng của mẹ/ dùng thuốc
- Chấn thương khi sinh
- Bệnh thiếu alpha galactosidase A
- Bệnh di truyền: Hội chứng Lowe, Down
- Dị thường Peter
Bất thường về hình dạng, vị trí thể thủy tinh:
- TTT hình chóp
- TTT hình cầu
- Sa, lệch TTT
Hiện nay tại vivision kid có một đội ngũ chuyên gia bao gồm các bác sĩ chuyên khoa mắt, các nhân viên khúc xạ nhãn khoa đầu ngành đang tích cực tham gia bảo vệ sức khỏe mắt cho cộng đồng.
Vì vậy, nếu cảm thấy mắt gặp vấn đề bất thường thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình ngay nhé!
Lời khuyên
Biểu hiện ban đầu của bệnh này ở mức độ nhẹ rất dễ bị bỏ qua: nhức mỏi mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt,... Bạn nên khám mắt định kỳ ở các cơ sở khám chữa uy tín để phát hiện và can thiệp kịp thời có thể làm giảm quá trình phát triển của bệnh. Đục TTT mức độ nặng thì nên thay thể thủy tinh ngay khi phát hiện để tránh gây ra hậu quả thoái hóa võng mạc không phục hồi sau này gây mất thị lực hoàn toàn.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: