Trẻ bị đục thủy tinh thể có chữa được không? Có nên mổ cho trẻ?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy

vào ngày 31/07/2024

Trẻ em mắc bệnh đục thủy tinh thể là một thách thức đối với sức khỏe mắt và chất lượng cuộc sống của con. Đối với những bậc phụ huynh, câu hỏi về khả năng chữa trị và quyết định liệu có nên cho trẻ mổ hay không là những điều quan trọng.

Định nghĩa về đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một tình trạng mà thủy tinh thể, một bộ phận trong mắt trở nên mờ đục. Điều này gây khó khăn trong quá trình hội tụ ánh sáng trên võng mạc, làm cho hình ảnh trở nên nhòe.

Mặc dù đục thủy tinh thể thường xuất hiện ở tuổi già, nhưng cũng có một số trường hợp trẻ em mắc phải tình trạng này từ khi mới sinh (đục thủy tinh thể bẩm sinh) hoặc bẩm sinh nhưng sau này mới phát hiện  (đục thủy tinh thể ở trẻ em).

duc-thuy-tinh-the

Đục thủy tinh thể

Khi một trẻ nhỏ mắc phải đục thủy tinh thể bẩm sinh, khả năng nhìn rõ bằng mắt sẽ bị ảnh hưởng, không bằng  so với những đứa trẻ khỏe mạnh. Điều này có thể gây khó khăn trong việc phối hợp giữa mắt và não của trẻ, tác động đến sự phát triển của hệ thống thị giác và khả năng chuyển động của mắt cũng trở nên kém chính xác hơn.

Nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nguyên nhân của đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm trùng trong quá trình mang thai: Một số loại nhiễm trùng như Rubella, Herpes zoster, Influenza, nếu mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy tinh thể ở thai nhi;
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên;
  • Rối loạn chuyển khóa: Bất kỳ sự cố hay rối loạn trong quá trình chuyển khóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể;
  • Phối hợp với các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, viêm khớp, hay các bệnh lý liên quan đến hệ thống tuần hoàn cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của thủy tinh thể.

Việc xác định nguyên nhân cụ thể của đục thủy tinh thể bẩm sinh thường đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên khoa mắt. Hiểu rõ về nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể giúp phụ huynh chú ý và dẫn con đi khám sớm để có thể chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trẻ bị đục thủy tinh thể có chữa được không? Có nên mổ cho trẻ?

 Theo dõi: Nếu mức độ nhẹ, không ảnh hưởng đến thị lực thì có thể tái khám định kỳ, kiểm tra mắt tổng quát, theo dõi thị lực. Khi mức độ đã tăng và ảnh hưởng đến thị lực, can thiệp bằng phẫu thuật có thể được cân nhắc.

theo-doi-va-tai-kham-dinh-ky

Theo dõi và tái khám định kỳ

 Phẫu thuật

Các vấn đề cần được chú ý trước khi phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh

  • Thị giác của trẻ sẽ không thể hồi phục hoàn hảo sau phẫu thuật nếu không loại bỏ thủy tinh thể đục trong năm đầu đời. Ở trẻ nhỏ, nếu không hiệu chỉnh sớm sau khi loại bỏ thủy tinh thể, thị giác hầu như không thể phục hồi bình thường;
  •  Thông thường, chúng ta không thể xác định nguyên nhân đục thủy tinh thể bẩm sinh và khi trẻ mắc bệnh này, thường kèm theo một số bệnh toàn thân hiếm. Điều trị đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ phụ thuộc vào hình thái và độ nặng của mờ đục;
  •  Trong hầu hết trường hợp, loại bỏ thủy tinh thể đục đòi hỏi phải phẫu thuật. Khác với người lớn, trẻ nhỏ đòi hỏi kỹ thuật và dụng cụ mổ thích hợp. Các nguy cơ phổ biến có thể gặp sau phẫu thuật bao gồm phản ứng viêm, tăng nhãn áp thứ phát và bong võng mạc.

Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể

  • Tán nhuyễn bằng sóng siêu âm, hút qua một vết rách nhỏ;
  • Tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi phẫu thuật, sau đó trẻ có thể: Đeo kính để chỉnh thị lực hoặc thay bằng ghép thủy tinh thể nhân tạo;
  • Lấy bỏ thủy tinh thể đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo;
  • Nên thực hiện trước khi trẻ đạt 17 tuần tuổi để tránh tổn thương mắt và nhược thị.
mo-phaco-giup-dieu-tri-duc-thuy-tinh-the

Mổ Phaco giúp điều trị đục thủy tinh thể

Thuốc

  • Thuốc hạn chế tốc độ đục thủy tinh thể: Các loại như catacol, catarstat chưa được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em;
  • Thuốc phòng ngừa nhược thị: Một số thuốc được chỉ định để phòng ngừa nhược thị.

Chọn phương pháp điều trị phù hợp cần sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ và đội ngũ y tế chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho trẻ.

vivision kid là trung tâm mắt trẻ em chất lượng với đội ngũ chuyên gia nhãn khoa nhiều năm kinh nghiệm, bố mẹ có thể tin tưởng và đưa con mình đến khám tại đây.

Lời khuyên

Với câu hỏi trẻ bị đục thủy tinh thể có chữa được không? Câu trả lời là hiện nay việc điều trị đục thủy tinh thể đặc biệt là phẫu thuật Phaco đã rất phát triển.

Quan trọng là trẻ phải được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng thị lực lâu dài cho trẻ. Thăm khám tại các cơ sở khám mắt uy tín cũng cần được lưu ý.

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Thị Xuân Thủy
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Xuân Thủy ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Đục thuỷ tinh thể

đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không

đục thủy tinh thể có chữa được không