Trẻ có các dấu hiệu nheo mắt, nháy mắt bố mẹ cần làm gì?
Nheo mắt hay nháy mắt khi nhìn xa ở trẻ là dấu hiệu cho thấy thị lực của trẻ bị giảm. Đây có thể là gợi ý ban đầu để phát hiện trẻ mắc tật khúc xạ. Khi trẻ nheo mắt liên tục, phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra thị lực, chẩn đoán và tìm nguyên nhân.
Nheo mắt là gì?
Nheo mắt là hiện tượng trẻ co mắt lại để nhìn vật nào đó ở quá xa hay quá gần so với tầm nhìn rõ của trẻ. Hiện tượng này thường hay gặp ở những người mắc tật khúc xạ ở mắt, đặc biệt những người không sử dụng kính.
Nheo mắt giúp cải thiện thị lực ngay lập tức bằng cách tạo hiệu ứng lỗ kim, giảm lượng ánh sáng đi vào mắt và tập trung ánh sáng vào một điểm. Tuy nhiên, theo Robert MacLaren, giáo sư nhãn khoa tại Đại học Oxford: tác hại duy nhất có thể gây ra do nheo mắt thời gian dài là cơn đau đầu tạm thời do sự co thắt kéo dài của cơ mặt.
Đay cũng là một phản xạ không tự chủ phổ biến, đặc biệt ở những người có tròng mắt sáng màu, khi thích ứng với sự thay đổi đột ngột của ánh sáng, chẳng hạn như khi một người đi từ phòng tối ra ngoài trời vào ngày nắng giúp tránh đau mắt hoặc khó chịu ở mắt.
Trẻ hay nheo mắt là dấu hiệu của bệnh gì?
Nheo mắt là một trong những dấu hiệu ban đầu ở trẻ cận thị
Cận thị là tình trạng khả năng nhìn gần rõ ràng nhưng khả năng nhìn xa suy giảm, thấy mờ nhòe hơn. Biểu hiện này là vì trục nhãn cầu quá dài, khiến ánh sáng hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Cận thị thường bắt đầu ở độ tuổi đi học, có khả năng tiến triển tới ngoài vị thành niên.
Khi trẻ có cận thị, một số dấu hiệu thường gặp như :
- Trẻ có xu hướng nhìn sát vào màn hình tivi, máy tính
- Trẻ thường xuyên nheo mắt, nháy mắt mỗi khi nhìn xa. Ngoài ra có thể kèm theo nghiêng đầu để nhìn rõ
- Trẻ than phiền đau đầu khó chịu khi nhìn bảng, không thể ghi chép được bài giảng trên bảng của thầy cô
Nheo mắt, nháy mắt là dấu hiệu phổ biến dễ nhận biết nhất đối với bố mẹ khi trẻ có dấu hiệu cận thị. Sở dĩ trẻ có những dấu hiệu trên là do khả năng nhìn xa kém chưa được điều chỉnh nên trẻ có những tư thế động tác bù trừ để cải thiện hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể hình thành thói quen khó điều chỉnh sau này.
Nheo mắt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác
Bên cạnh nguyên nhân phản xạ sinh lý bình thường hay tật khúc xạ như cận thị, có thể do các nguyên nhân khác. Viêm kết mạc khiến trẻ đau, nhìn mờ, sợ ánh sáng, trẻ sẽ nheo mắt để nhìn rõ hơn và điều tiết lượng ánh sáng đi vào võng mạc. Lác hay các bệnh lý toàn thân khiến cơ mặt của bệnh nhân co thắt, ảnh hưởng đến trục nhãn cầu, trẻ cũng cần nheo mắt để điều tiết lại.
Khi nào trẻ cần được đi khám
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu cận thị, trẻ cần được thăm khám kỹ
- Trước độ tuổi vào lớp 1, trẻ quen với việc nhìn mờ hoặc chưa nhận thức được tình trạng của mình bố mẹ khó phát hiện
- Trường hợp bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình trẻ có người cận thị, trẻ nên được kiểm tra sàng lọc sớm
- Khi trẻ có các biểu hiện sau:
- Hay ngồi gần TV hay cúi gằm khi đọc sách
- Hay dụi mắt
- Hay đọc nhầm hàng hoặc phải dùng ngón tay để hướng dẫn mắt
- Nheo mắt, nhắm một mắt khi đọc hay xem TV
- Giảm kết quả học tập
- Đau mỏi mắt nhanh khi dùng máy vi tính
- Nheo mắt nhiều hay phải nghiêng đầu để nhìn bảng rõ hơn
Cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ
Điều trị tật khúc xạ
Điều trị tật khúc xạ cho trẻ bằng cách đi khám mắt sớm, đeo kính đúng độ và thay đổi thực hiện các thói quen tốt cho mắt như:
- Sử dụng các thiết bị điện tử với thời gian hợp lý: không quá 2 tiếng/ngày, không cho trẻ xem liên tục
- Khoảng cách từ mắt đến các thiết bị điện tử phải được tuân thủ:
- Cách màn hình tivi cách 4 lần đường chéo màn hình
- Cách thiết bị điện tử cầm tay: phải lớn hơn chiều dài cẳng tay
- Tư thế ngồi khi học tập phải đúng:
- Duy trì đầu – lưng – ngực thẳng, vuông góc với cạnh bàn.
- Đầu cúi nhẹ 10 – 15 độ.
- Hai tay đặt thoải mái trên bàn.
- Hai bàn chân đặt thoải mái trên mặt đất, gập đầu gối 90 độ.
- Tăng thời gian hoạt động, sinh hoạt ngoài trời vào ban ngày
Điều trị các bệnh lý khác
Cho trẻ đi khám và điều trị ngay các bệnh lý cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến cơ mặt và mắt trẻ tại các cơ sở uy tín.
Trẻ bị cận thị nhưng không đeo kính vì sợ phụ thuộc có đúng không?
Một số phụ huynh quan niệm việc đeo kính khiến trẻ phụ thuộc vào kính, có hại nên dù trẻ được chẩn đoán cận thị nhưng không cho trẻ đeo kính.
Đây là quan niệm không đúng. Khi không được sử dụng kính trong thời gian dài, ngoài việc nhìn mờ khó chịu, trẻ còn có thể bị nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như:
- Nhược thị – khi mắt nhìn mờ quá lâu dần dần, các tín hiệu thần kinh lên não giảm đi. Dẫn đến việc cải thiện thị lực với kính sau này của trẻ sẽ khó khăn hơn thậm chí không cải thiện, trẻ cần can thiệp các phương pháp điều trị khác.
- Lác cũng có thể xảy ra khi trẻ không sử dụng kính.
- Tăng độ cận nhanh chóng. Không được chỉnh kính có thể khiến cận thị tiến triển nhanh hơn.
Vì vậy, cho trẻ đi khám sớm với bác sĩ hoặc cơ sở y tế uy tín là điều cần thiết cho trẻ khi bố mẹ phát hiện dấu hiệu cận thị hoặc các dấu hiệu bất thường khác tại mắt của trẻ. Thăm khám giúp trẻ nhận được phương pháp điều trị phù hợp nhất, tránh các rủi ro như nhược thị, lác.
Trẻ nheo mắt liên tục cũng là vấn đề mà cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm để đưa con đi khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn những tổn thương thị lực nặng. Với các trẻ nhỏ, dù trẻ có hay không có các dấu hiệu bất thường về mắt cha mẹ cũng nên cho con thăm khám sàng lọc các bệnh về mắt sớm.
Tại Hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid, nơi có đội ngũ bác sĩ và chuyên viên khúc xạ luôn đảm bảo trẻ được thăm khám đầy đủ các quy trình khúc xạ tiêu chuẩn. Cha mẹ sẽ được tư vấn về các vấn đề xung quanh tình trạng nheo mắt của con. Nếu ba mẹ muốn được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ đến Zalo phòng khám vivision kid.
Lời khuyên khi trẻ bị nheo mắt
Trẻ nheo mắt liên tục cũng là vấn đề mà cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm để đưa con đi khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn chặn những tổn thương thị lực nặng. Với các trẻ nhỏ, dù trẻ có hay không có các dấu hiệu bất thường về mắt cha mẹ cũng nên cho con thăm khám sàng lọc các bệnh về mắt sớm.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: