Trẻ loạn thị 1 độ là nặng hay nhẹ, có nên đeo kính không?
Bố mẹ mang trẻ đi khám sàng lọc, vô tình phát hiện con mình bị loạn thị 1 độ, lo lắng hỏi bác sĩ “Loạn thị 1 độ là nặng hay nhẹ, có nguy hiểm không?” Cùng vivision kid đi sâu hơn về độ loạn thị 1 độ qua bài viết dưới đây nha!
Loạn thị 1 độ là loạn cao hay thấp?
Loạn thị là tật khúc xạ khá phổ biến hiện nay ở lứa tuổi trẻ em với biểu hiện suy giảm chức năng nhìn gần lẫn nhìn xa. Trẻ thường có biểu hiện mỏi mắt, hay nheo mắt khi nhìn. Đối với trẻ lớn hơn có thể than phiền nhìn mờ trong quá trình học tập. Nguyên nhân dẫn đến loạn thị ở trẻ đa phần là do bẩm sinh hoặc di truyền từ gia đình có bố mẹ bị loạn thị.
Loạn thị cũng như các tật khúc xạ khác của mắt, trẻ sẽ được khám, đo độ loạn thị xem mức độ nặng của bệnh.
- Loạn thị mức độ nhẹ: dưới 1.00 diop;
- Loạn thị mức độ vừa: 1.00 – 2.00 diop;
- Loạn thị mức độ nặng: 2.00 – 3.00 diop;
- Loạn thị mức độ rất nặng: hơn 3.00 diop.
Vậy loạn thị 1 độ được coi là loạn thị nhẹ.
Đối với trẻ loạn thị mắc phối hợp thêm tật khúc xạ khác như cận thị và viễn thị thì ảnh hưởng của loạn thị thường làm tăng mức độ nặng độ cận thị và viễn thị. Chính vì thế mà mức độ nặng của loạn thị được cảnh báo không hoàn toàn phụ thuộc vào độ loạn mà tùy từng trẻ: trẻ bao nhiêu tuổi? trẻ có cận hay viễn thị đi kèm không? …
Loạn thị 1 độ có nên đeo kính không?
Trẻ bị loạn thị phần lớn được phát hiện trong quá trình khám sàng lọc tại trường. Bởi đối với loạn thị mức độ nhẹ không biểu thị triệu chứng hoặc trẻ còn nhỏ nên không nhận biết được sự bất thường ở thị lực của mình. Điều này càng đề cao vai trò của việc chủ động khám sàng lọc cho trẻ để kịp thời phát hiện tật khúc xạ.
Để khắc phục loạn thị cách tốt nhất là đeo kính thuốc. Kính loạn thị là kính trụ giúp cho trẻ nhìn rõ vật hơn, hạn chế việc điều tiết quá nhiều tạo điều kiện mắc thêm các tật khúc xạ khác.
Ở trẻ em, tùy theo từng độ tuổi, nguyên tắc để chỉnh kính ở trẻ khác nhau. Trẻ em loạn thị trên 2.5DC có thể gây nhược thị trên cả hai mắt.
Ở trẻ em 2 tuổi
- Loạn thị <1.5DC ở trên cả hai mắt thường không gây nhược thị, do đó chỉ cần đeo kính những loạn thị ≥1.5DC;
- Các loạn thị nhất là loạn thị giác mạc ở trẻ thường ổn định tuy nhiên chúng ta cần cho trẻ tái khám mỗi 6 tháng để điều chỉnh kịp thời những thay đổi nhẹ về trực cũng như công suất của kính trụ.
Ở trẻ từ 2-5 tuổi
- Các loạn thị nhỏ 0.5DC nếu không đi kèm các triệu chứng chức năng thì không cần điều chỉnh đeo kính;
- Đối với loạn thị từ 0.75DC và trẻ có triệu chứng chức năng như mỏi mắt, nhức đầu thì cần được đeo kính;
- Nếu trẻ loạn thị từ 1.0 đến 2.0DC nên được đeo kính khi trẻ làm các công việc chi tiết;
- Các loạn thị 2.00DC cần được điều chỉnh tối đa và đeo thường suốt trong thời gian trẻ thức để tránh nhược thị kinh tuyến. Trẻ cần được tái khám theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng.
Ở trẻ trên 6 tuổi
- Các loạn thị nhỏ 0.5DC nếu không đi kèm các triệu chứng chức năng thì không cần điều chỉnh đeo kính;
- Chúng ta cần điều chỉnh các loạn thị từ 0.5 đến 1.0DC ở trẻ lứa tuổi này vì trẻ thường có triệu chứng chức năng hơn là những loạn thị cao;
- Nên cho trẻ đeo kính thường xuyên khi có loạn thị trên 1.5DC và trẻ thường dung nạp tốt các loạn thị này. Đối với loạn thị trên 3.0DC có thể gây ra những biến dạng hình ảnh nhưng trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi trong vài ngày.
Các phương pháp hạn chế tăng độ loạn
Thực chất loạn thị không tăng độ, việc đeo kính chỉ giúp hỗ trợ trẻ nhìn vật rõ hơn chứ không có tác dụng giảm độ loạn. Vì loạn thị thường do nguyên nhân bẩm sinh ở giác mạc và thể thủy tinh. Theo sự phát triển của cơ thể theo lứa tuổi, trục nhãn cầu dài ra có ảnh thể ảnh hưởng chút ít đến độ loạn, nhưng đến tuổi trưởng thành (từ 25 tuổi) sự chênh lệch giữa công suất khúc xạ của giác mạc, thể thủy tinh với chiều dài trục trước sau nhãn cầu không xảy ra nữa nên độ loạn thị được giữ ổn định.
Sau một thời gian điều trị ở trẻ bị loạn thị đơn thuần, trẻ có thể thấy mắt nhìn mờ hơn trước, đây là dấu hiệu nhận biết khả năng cao trẻ bị mắc thêm các tật khúc xạ khác có thể kiểm soát loạn thị không tốt như không dung nạp kính.
Ngoài ra, khi mắt trẻ có hiện tượng biến đổi độ loạn thị liên tục, thường xuyên phải thay kính vì không dung nạp, đây là dấu hiệu cảnh báo cho bố mẹ có thể trẻ có giác mạc hình chóp. Đây cũng là một bệnh bẩm sinh và có tính di truyền, với biểu hiện là đỉnh hoặc phần dưới của giác mạc bị lồi ra phía trước. Hiện tượng này là cho nguyên nhân chuyển hóa tại giác mạc, các sợi protein có tác dụng níu giữ hình dạng giác mạc ổn định bị phá hỏng, dẫn đến giác mạc ngày càng lồi, mỏng đi và có thể nứt vỡ tạo sẹo giác mạc.
Loạn thị ở người có giác mạc hình chóp kiểm soát khó hơn, người bệnh thường xuyên phải đeo kính tiếp xúc (kính áp tròng) để hạn chế định hình giác mạc.
Loạn thị 1 độ chưa phải là loạn thị cao và con bạn có thể chưa cần đeo kính nếu thị lực của bé vẫn đang tốt, không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu nào đó bất thường thì hãy cho bé đi khám và kiểm tra sớm nhất có thể. Mỗi năm cũng nên cho bé khám mắt định 1 -2 lần để đảm bảo sức khoẻ mắt của bé luôn trong tầm kiểm soát nhé!
Lời khuyên
Trẻ bị loạn thị cần được đến cơ sở khám chuyên khoa mắt uy tín, thiết bị y tế hiện đại để được được khám cẩn thận bằng các phương pháp như: soi bóng đồng tử, khám bằng máy khúc xạ điện tử, khám đáy mắt, đặc biệt đối với trẻ loạn thị nặng cần áp dụng phương pháp khám chuyên sâu hơn như: khám độ cong giác mạc, máy lập bản đồ giác mạc để loại trừ những bệnh nặng như giác mạc chóp.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: