Viêm bờ mi có lây không? Cách phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh

vào ngày 28/04/2024

Ba mẹ có con đi học lo lắng khi thấy bạn của con bị viêm bờ mi. Câu hỏi viêm bờ mi có lây không và cách phòng ngừa là gì luôn được chú ý. vivision kid (tên cũ là FSEC) cung cấp thông tin để giải đáp và bảo vệ sức khỏe mắt cho con.

Viêm bờ mi ở trẻ là như thế nào?

Trước khi giải quyết nỗi lo lắng của các phụ huynh “Viêm bờ mi có lây không? Chúng ta cùng tìm hiểu viêm bờ mi là tình trạng mí mắt bị viêm do các tuyến nhờn bị tắc nghẽn. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy mắt bị kích ứng, ngứa và mí mắt sưng đỏ gây ra sự khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể trở thành mãn tính, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn.

Viêm bờ mi ở trẻ em là hiện tượng ngứa và mí mắt sưng đỏ

Viêm bờ mi ở trẻ em là hiện tượng ngứa và mí mắt sưng đỏ

Những triệu chứng của viêm bờ mi ở trẻ

Viêm bờ mi thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến mà bố mẹ cần lưu ý:

  • Sưng đỏ: Mí mắt của trẻ trở nên sưng đỏ, có thể nhìn thấy rõ ràng, gây ra cảm giác khó chịu và làm trẻ quấy khóc.
  • Bong da quanh mắt: Vùng da quanh mí mắt có thể bị bong tróc, khô ráp, và trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy.
  • Chảy nước mắt: Trẻ có thể chảy nước mắt nhiều hơn bình thường, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát.
  • Mi đóng vảy: Trên mi mắt của trẻ có thể xuất hiện các vảy nhỏ, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Vảy này thường do chất nhờn và tế bào chết tích tụ.
  • Dụi mắt liên tục và quấy khóc: Trẻ thường xuyên dụi mắt do cảm giác ngứa và khó chịu, điều này có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Lông mi mọc bất thường: Một số trẻ lông mi mọc hướng vào trong làm chọc vào giác mạc làm trẻ bị đau đớn và kích ứng.
  • Rụng lông mi: Viêm bờ mi có thể làm lông mi rụng nhiều hơn, khiến mí mắt trông thưa thớt.
  • Sợ ánh sáng: Trẻ có những dấu hiệu như thường xuyên nheo mắt hoặc quay đi khi gặp ánh sáng mạnh.
viêm bờ mi có lây không

Trẻ dụi mắt và quấy khóc liên tục cũng là một trong những dấu hiệu viêm bờ mí ở trẻ

Viêm bờ mi ở trẻ có nguy hiểm không?

Viêm bờ mi mắt có nguy hiểm không? Viêm bờ mi cấp tính thường đáp ứng tốt với điều trị, nhưng dễ tái phát và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn hơn trong việc điều trị. Một số biến chứng thường gặp:

  • Khô mắt.
  • Chảy nhiều nước mắt.
  • Nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
  • Lẹo (khối mủ), chắp (nhiễm trùng).
  • Hình thành sẹo mí mắt.

Trẻ bị viêm bờ mi cần liên hệ bác sĩ ngay lập tức khi nào? Dưới đây là các dấu hiệu nguy hiểm của viêm bờ mi mà bạn nên chú ý:

  • Mắt xuất hiện dịch vàng hoặc dịch xanh lá cây hoặc buổi sáng khi thức dậy mí mắt bị dính vào nhau.
  • Đau mắt dữ dội khi tiếp xúc với ánh sáng chói.
  • Thị lực giảm, dẫn đến nhìn mờ.
  • Triệu chứng ớn lạnh, sốt cao, đau mắt hoặc suy giảm thị lực.

Nguyên nhân nào gây nên viêm bờ mi ở trẻ?

Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm bờ mi, bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các vi khuẩn như Staphylococcus hoặc virus herpes có thể gây viêm bờ mi khi xâm nhập vào mí mắt và các tuyến nhờn.
  • Viêm da tiết bã và viêm da dị ứng: Tình trạng da nhờn hoặc dị ứng với các tác nhân từ môi trường có thể làm tắc nghẽn các tuyến nhờn ở mí mắt, dẫn đến viêm bờ mi.
  • Tuyến Meibomious hoạt động bất thường: Tuyến Meibomious là các tuyến dầu nhỏ được xếp dọc theo lề của mí mắt với tác dụng sản xuất dầu nhờn để bảo vệ mắt để giữ cho thành phần nước nước của nước mắt không bị bay hơi, khi hoạt động bất thường có thể gây ra viêm bờ mi.
  • Ký sinh trùng trên lông mi: Một số ký sinh trùng như ve và rận demodex có thể sống trên lông mi và gây viêm bờ mi khi chúng phát triển quá mức.

Viêm bờ mi có lây không?

Viêm bờ mi có lây không là một câu hỏi chắc hẳn nhiều phụ huynh quan tâm. Viêm bờ mi là một bệnh lý có khả năng lây lan giữa các cá nhân. Đường truyền bệnh phổ biến nhất là thông qua tiếp xúc với dịch tiết từ người nhiễm bệnh. Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt và dụng cụ trang điểm cũng là nguyên nhân chính gây lây nhiễm.

Tuy nhiên, khi mang thai mà sản phụ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như Chlamydia, lậu hoặc các loại vi khuẩn khác, khả năng truyền bệnh đau mắt đỏ sang trẻ sau sinh là rất cao.

Điều trị viêm bờ mi hiệu quả

Điều trị viêm bờ mi cần kết hợp nhiều phương pháp để giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát cũng như không còn lỗi lo lắng “viêm bờ mi có lây không?” của các bậc phụ huynh khác. Dưới đây là các cách điều trị hiệu quả:

  • Chườm ấm: Mỗi ngày dùng khăn ấm để chườm lên mắt từ 5-10 phút, 2-4 lần. Nhiệt độ ấm giúp cải thiện lưu thông máu, làm dịu các triệu chứng khó chịu ở mắt và giảm vảy bám trên mí mắt.
  • Vệ sinh mi mắt hàng ngày: Dùng khăn sạch hoặc bông gạc nhúng vào nước ấm hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng để nhẹ nhàng lau vùng mi mắt, loại bỏ chất bẩn và dầu thừa. Việc này cần được thực hiện hàng ngày nhằm duy trì sạch sẽ và ngăn ngừa tắc nghẽn tuyến nhờn.
  • Massage vùng mí mắt: Sau khi chườm ấm, để giúp thông tắc các tuyến nhờn và giảm viêm bố mẹ massage nhẹ nhàng vùng mí mắt của trẻ. Thực hiện massage theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng, khoảng 1-2 phút mỗi lần.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Nếu trẻ bị khô mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo để giữ ẩm và làm dịu mắt. Nước mắt nhân tạo cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ: Là biện pháp được áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng của viêm bờ mi. Sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để điều trị, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là một trong những cách phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng là một trong những cách phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ

Cách phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ lây lan

Bên cạnh câu hỏi viêm bờ mi có lây không, các bậc phụ huynh còn thắc mắc cách phòng bệnh viêm bờ mi là gì. Để phòng bệnh và ngăn chặn lây lan, bố mẹ có thể áp dụng cho trẻ các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh mắt cho con hàng ngày: Sử dụng khăn sạch hoặc bông gạc nhúng vào nước ấm để lau nhẹ nhàng vùng mi mắt của trẻ. Vệ sinh mắt hàng ngày thường xuyên giúp mắt trẻ loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng riêng khăn mặt và các dụng cụ vệ sinh cá nhân: Không dùng chung khăn mặt, gối, hoặc các dụng cụ vệ sinh cá nhân khác với người khác. Đảm bảo các vật dụng này được giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng để tránh vi khuẩn và virus phát triển.
  • Sinh hoạt bằng nước sạch: Để phòng ngừa những tác nhân gây bệnh, ba mẹ cần đảm bảo hàng ngày trẻ tắm và rửa mặt bằng nước sạch.
  • Đảm bảo vệ sinh chăn gối, nhà cửa: Một không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên giặt chăn, gối, rèm cửa và các vật dụng khác trong phòng ngủ của trẻ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thiết lập cho trẻ một chế độ dinh dưỡng sinh hoạt khoa học nhằm tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh.

vivision kid (tên cũ FSEC) là đơn vị với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao trong việc thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị viêm bờ mi các bậc phụ huynh còn nỗi lo lắng “viêm bờ mi có lây không?”. Ba mẹ lựa chọn vivision kid (tên cũ FSEC) ngay để được đồng hành và chăm sóc sức khỏe cho đôi mắt một cách toàn diện và chủ động nhất.

Lời khuyên

Để giải quyết vấn đề của các phụ huynh “Viêm bờ mi có lây không?” việc vệ sinh mi mắt là điều quan trọng nhằm phòng chống bệnh lây lan. Bố mẹ cần vệ sinh mắt cho các bé thường xuyên ngay cả khi con không có bất kỳ triệu chứng.

Tiến sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Bác sĩ Hà Huy Thiên Thanh
Tiến sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt, Thần kinh với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, Thần kinh.

Uy tín: Bác sĩ Thanh được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cách phòng bệnh viêm bờ mi ở trẻ

viêm bờ mi có lây không

viêm bờ mi ở trẻ