Viễn thị là gì? Viễn thị có chữa được không?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa

vào ngày 31/07/2024

Viễn thị là gì? Phần lớn bệnh này được vô tình phát hiện qua khám sàng lọc bệnh về mắt. Khi người bệnh nhân biết được sự bất thường về thị lực của mình, đôi khi đó là dấu hiệu của viễn thị đã nặng. 

Viễn thị là gì?

Viễn thị là một trong ba tật khúc xạ phổ biến là cận thị, loạn thị viễn thị. Tật khúc xạ viễn thị có đặc điểm nhìn xa rõ nhìn gần mờ hơn.

Bình thường, khi ánh sáng từ mọi hướng chiếu vào mắt qua hệ thống quang học là giác mạc và thể thủy tinh, sau khi được điều chỉnh, ánh sáng sẽ được hội tụ làm sao cho rơi đúng trên võng mạc, hình ảnh của vật sẽ rõ nét. Đối với viễn thị, điểm ảnh của vật được hội tụ ở phía sau võng mạc, hình ảnh của vật mờ hoặc không nhìn thấy. 

Viễn thị nhẹ thường không có triệu chứng, vì khả năng điều tiết của mắt vẫn đủ để bù trừ. Nhưng đối với viễn thị mức độ trung bình và nặng, bạn thấy rõ được ảnh hưởng của viễn thị đến thị lực của mình trong đời sống sinh hoạt và làm việc: nhìn mờ khi đọc, viết, sử dụng máy tính, …. 

Viễn thị độ cao liên quan tới nhiều biến chứng như lác, nhược thị. Độ tuổi phát hiện sớm thì càng có nhiều khả năng hồi phục thị giác. 

mat-vien-thi-tao-anh-sau-vong-mac

Mắt viễn thị tạo ảnh sau võng mạc

Viễn thị được chia ra làm hai loại: Viễn thị sinh lý và viễn thị bệnh lý. 

Đối với viễn thị sinh lý: Hầu hết trẻ em khi sinh ra đều có viễn thị nhẹ và sẽ giảm dần theo tuổi trong quá trình chính thị hóa. 

Đối với viễn thị bệnh lý: Thường do bất thường trong sự phát triển của nhãn cầu trong quá trình mang thai hoặc giai đoạn sơ sinh làm mất tự tương quan giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của hệ thống quang học.

Viễn thị bệnh lý liên quan đến các bệnh lý nặng về mắt hoặc toàn thân như: đục thể thủy tinh, bong giác mạc, đái tháo đường,…. Chính vì thế khi xác định là viễn thị bệnh lý cần tìm những dấu hiệu ngoài mắt để tránh ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. 

Độ viễn thị bao nhiêu là bất thường

Người bình thường cũng có thể có viễn thị. Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh đa phần có viễn thị nhẹ. Theo độ tuổi, cơ thể phát triển, trục nhãn cầu cũng theo đó phát triển dài ra, viễn thị dần được điều chỉnh và trở về bình thường.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, mắt không trở về bình thường hoàn toàn mà vẫn còn độ viễn nhẹ thì người đó sẽ bị viễn thị cả đời. Tùy theo từng độ tuổi mà viễn thị có giới hạn bình thường khác nhau: 

  • Trẻ từ 0-3 tuổi;
  • Trẻ từ 3-5 tuổi;
  • Trẻ từ 5-8 tuổi;
  • Trẻ>8 tuổi và người lớn.
Do-vien-thi-bat-thuong

Độ viễn thị bất thường của trẻ khiến trẻ phải đeo kính

Khi độ viễn thị ngoài giới hạn bình thường có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nhìn gần mờ nhìn xa rõ, nhức mỏi mắt, đau đầu,  đặc biệt nếu viễn thị độ cao ở trẻ nhỏ nếu không được chỉnh kính, triệu chứng nặng dần, nhìn gần và nhìn xa đều không rõ, kèm theo có thể xuất hiện nhược thị, song thị và lác mắt.

Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của việc phát hiện viễn thị sớm, đó là biện pháp tốt nhất để ngăn chặn biến chứng lâu dài cho mắt. Khám định kỳ cho trẻ theo từng độ tuổi luôn là sự lựa chọn sáng suốt giúp bố mẹ bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của con yêu. 

Viễn thị có chữa được không?

Viễn thị là tật khúc xạ do bất thường về cấu trúc của mắt nên không thể “chữa” khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp hỗ trợ như: đeo kính, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, bài tập mắt,… Hiện nay chỉ có phẫu thuật là lựa chọn duy nhất có thể điều trị triệt để viễn thị, nhưng không phải trường hợp nào đáp ứng đủ điều kiện để có chỉ định phẫu thuật. 

Thường khi trẻ còn nhỏ có độ viễn thị sinh lý theo tuổi, khi bé lớn dần lên, mắt cũng tăng dần kích thước dẫn tới viễn thị được trung hòa dần. 

Trong một số trường hợp, người bị viễn thị hoàn toàn có thể tự điều tiết mà không có ảnh hưởng đến thị lực nhưng cũng có trường hợp người bệnh cần phải được chỉnh kính thì mới nhìn rõ vật: 

Lứa tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi: Nếu trẻ bị viễn thị nhẹ để trung bình không kèm theo lác biểu thị và các triệu chứng chức năng khác thì không cần phải điều chỉnh kính. Tuy nhiên không nên để trẻ có viễn thị từ +4.00D trở lên mà không điều chỉnh. Trẻ có viễn thị lớn hơn +2.50D cần được tái khám định kỳ để theo dõi phát hiện sớm những rối loạn thị giác nếu có.

Bac-si-Chau-kham-sang-loc-benh-ly-mat-cho-trẻ

Bác sĩ Châu khám sàng lọc bệnh lý mắt cho trẻ

Lứa tuổi từ 6 tuổi đến tuổi trưởng thành: 

  • Ở lứa tuổi 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học và có những công việc đòi hỏi nỗ lực ở thị giác nhìn gần việc điều chỉnh một phần viễn thị có thể giúp ích cho trẻ;
  • Đối với người lớn viễn thị trung bình nếu khối lượng công việc nhìn gần nhiều kèm theo các rối loạn thị giác như cận thị, loạn thị, hoặc chênh lệch tật khúc xạ giữa hai mắt ví dụ như một bên viễn thị cao, một bên cận thị,… cũng cần phải cần phải đeo kính điều chỉnh;
  • Ở lứa tuổi 30 đến 35 tuổi, áp lực công việc nhiều người bệnh trước đây không có triệu chứng nay than phiền mờ mắt hoặc mệt mỏi ở thị giác gần thì việc điều chỉnh viễn thị là cần thiết. 

Lứa tuổi lão thị: Ở lứa tuổi từ 43 đến 45 những viễn thị từ +1.00D đến +1.50D thường cần theo kính điều chỉnh độ viễn thường xuyên ở thị giác xa, kèm theo độ lão ở thị giác gần. 

Tuy nhiên, viễn thị bao nhiêu độ và cần chỉnh kính như thế nào đều cần phải có chuyên gia kiểm tra và quyết định để mang lại thị lực thoải mái nhất nhất cho bạn.

Viễn thịtật khúc xạ, tùy theo tình trạng mắt và độ viễn thị của từng người, các chuyên gia và bác sĩ nhãn khoa cần căn chỉnh và quyết định có dùng kính hỗ trợ hay không. Việc điều trị viễn thị nên được kiểm soát thường xuyên bởi bác sĩ để đảm bảo bệnh không tiến triển và gặp các biến chứng nặng nề cho mắt. 

Lời khuyên

vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Khánh Hòa
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Hòa ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Viễn thị

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý