Viễn thị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Hướng điều trị tốt nhất
Ngày càng phát hiện được nhiều trường hợp viễn thị ở trẻ nhỏ do các phụ huynh đã cho con đi khám mắt sớm cùng với các hoạt động khám mắt sàng lọc cộng đồng. Vậy viễn thị ở trẻ em có phải là 1 bệnh nguy hiểm không, hướng điều trị như thế nào?
Viễn thị ở trẻ nhỏ là gì?
Viễn thị thì có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn. Người viễn thị thường gặp khó khăn khi phải nhìn các vật ở gần, viễn thị càng cao thì càng khó khăn. Việc nhìn xa ở những người có độ viễn thị nhẹ thì gần như không ảnh hưởng nhưng với những người có độ viễn thị cao thì cũng gây nhìn mờ.
Trẻ sẽ phải điều tiết nhiều khi phải nhìn gần như viết bài, đọc sách hay giải trí bằng các thiết bị điện tử và từ đó gây ra mỏi mắt.
Có 2 loại viễn thị ở trẻ nhỏ là:
- Viễn thị khúc xạ: Do độ cong của giác mạc và thể thủy tinh thấp, trong khi chiều dài của trục nhãn cầu vẫn bình thường. Loại này thường gây viễn thị nhẹ.
- Viễn thị trục nhãn cầu: Do trục nhãn cầu quá ngắn trong khi độ cong của giác mạc và thể thủy tinh thì bình thường.
Loại này thường gây ra viễn thị nặng ở trẻ nhỏ và cũng nguy hiểm hơn nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Nguyên nhân vì sao xảy ra viễn thị ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân chính gây nên viễn thị ở trẻ nhỏ thường là do mắt quá nhỏ hoặc trục nhãn cầu quá ngắn, vì vậy, ảnh sẽ hiện ra sau võng mạc. Bình thường, trẻ em mới sinh luôn luôn bị viễn thị do mắt chưa phát triển hoàn toàn, kích thước trục nhãn cầu ngắn khiến ảnh hiện sau võng mạc.
Tuy nhiên, độ viễn thị của trẻ sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn do nhãn cầu lớn dần. Thường sau khoảng 5 tuổi thì quá trình chính thị hoá kết thúc và viễn thị sẽ hết hoặc còn tồn dư ở mức độ được coi là sai số. Ở 2 – 3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ nhưng nếu ở tuổi này, mắt trẻ không hoặc kém phát triển thì trẻ sẽ bị viễn thị.
Một số yếu tố như bẩm sinh khi sinh ra trục nhãn cầu của bé đã ngắn bất thường thì thường gây ra độ viễn thị cao. Về mặt di truyền, nếu cả bố và mẹ đều có viễn thị thì tỉ lệ con viễn thị sẽ cao hơn.
Các dấu hiệu và biểu hiện nhận biết viễn thị ở trẻ nhỏ
Ở viễn thị thì đi cùng các bé từ khi sinh ra chứ không tăng dần như cận thị nên con sẽ thường không biết thế nào là mờ hay rõ. Tuy nhiên bố mẹ có thể phát hiện qua những biểu hiện dưới đây:
- Trẻ thường xuyên kêu mỏi mắt, hay dụi mắt, đỏ mắt khi nhìn gần lâu: như đọc sách, truyện, viết, ..
- Mắt bé có xu hướng đưa vào trong khi cố gắng nhìn gần (lác/lé trong do viễn thị)
Đây là 2 dấu hiệu thường thấy ở trẻ có viễn thị và viễn thị cao nên khi bố mẹ thấy thì cần cho con đến các cơ sở khám mắt, chuyên mắt trẻ em để khám và điều trị sớm giúp con đạt được thị lực tốt nhất.
Viễn thị ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Viễn thị ở trẻ nhỏ thường khiến các bé thấy mỏi mắt, khó chịu, khiến cho mắt phải điều tiết quá độ và việc này cũng ảnh hưởng đến khả năng quy tụ (đưa 2 mắt vào trong khi nhìn gần). Vì thế viễn thị ở trẻ nhỏ sẽ dẫn đến việc 1 mắt đưa vào trong nhiều hơn hay còn gọi là lác. Khi đó, gần như chỉ có 1 mắt còn lại làm việc và có thể dẫn đến nhược thị ở mắt lác.
Nhược thị cũng có thể bị ở cả 2 mắt khi trẻ có độ viễn thị cao. Nhược cũng có các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy vào độ khúc xạ của bé. Vì vậy, tốt nhất trẻ cần được phát hiện sớm tật khúc xạ viễn thị và điều trị ngay sau đó để tối thiểu sự “nguy hiểm” và tối ưu thị lực cho con.
Hướng điều trị tốt nhất cho các bé viễn thị
Viễn thị là 1 tật khúc xạ nên điều trị sẽ là chỉnh tật khúc xạ. Ở đây là sử dụng thấu kính hội tụ – có thể là kính gọng hoặc kính áp tròng để giúp điều chỉnh ảnh từ phía sau về đúng võng mạc.
Tất nhiên việc cần làm đầu tiên là khám ra độ viễn chính xác của bé. Ở đây, chúng tôi sẽ tuỳ vào mức độ viễn thị và tình trạng của mắt để sử dụng phương pháp khám mắt phù hợp cho bé. Nhưng 1 điều gần như bắt buộc là sẽ khám khúc xạ liệt điều tiết ở các bé có viễn thị này.
Soi bóng đồng tử là 1 bước cực kỳ quan trọng trong việc khám khúc xạ cho các bé. Sau khi xác định được chính xác độ viễn của trẻ thì khâu cấp kính phù hợp lại càng quan trọng. Với bé có lác và không lác sẽ là 2 sự cân nhắc khác nhau. Với các bé nhược thị kèm theo thì ngoài việc đeo kính ra, việc tập mắt và kích thích để lấy lại thị lực cho các bạn ấy là việc cần được làm ngay và luôn khi đeo kính.
vivision kid là phòng khám mắt trẻ em đặc biệt là các tật khúc xạ ở trẻ nhỏ, ba mẹ hãy tin tưởng và lựa chọn vivision kid để đồng hành cùng con bảo vệ thị lực. Đăng ký khám mắt tại vivision kid để cùng theo dõi tình trạng sức khoẻ mắt của bé nhé!
Lời khuyên
Trẻ nhỏ thường không than phiền về các triệu chứng khiến trẻ khó chịu được như người lớn, chủ động đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để phát hiện tật khúc xạ như viễn thị ở trẻ nhỏ cũng như các bệnh lý về mắt khác cho trẻ. Bố mẹ hãy chú ý đến mắt con nhiều hơn để hiểu được “mắt con đang nói điều gì” nhé!
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Văn Cường được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp rất nhiều bé vượt qua các vấn đề khó khăn tại mắt.
Gắn thẻ: