Xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không?
Xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không? Ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử đó mặc dù có mang đến công dụng hữu ích nhưng cũng tiềm ẩn 1 số nguy cơ tổn thương mắt. Theo dõi ngay bài viết sau để tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Mắt lác là gì?
Mắt lác hay còn gọi là mắt lé, là sự lệch trục của mắt, khiến cho 2 mắt không thể nhìn cùng một hướng khi nhìn vật.
Lác mắt sẽ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trong những năm đầu đời của đứa bé (theo nghiên cứu có tới 4% trẻ sinh ra đã bị lác bẩm sinh). Thế nhưng, rất khó có thể chẩn đoán bệnh, cho đến khi trẻ được 3 tháng tuổi.
Người lớn cũng có nguy cơ bị lác mắt, đặc biệt với những ai mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ hay chấn thương mắt cũng đều có nguy cơ gây lé mắt.
Xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không? Ảnh hưởng của thói quen xem điện thoại nhiều
Thói quen sử dụng điện thoại ảnh hưởng đến mắt, cụ thể là:
Nhức mỏi mắt do mắt phải hoạt động quá mức
Bạn có biết? Trong 1 phút mắt sẽ chớp khoảng 12 – 18 lần để dàn đều lớp nước mắt phủ ở bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên, khi sử dụng điện thoại với cường độ cao sẽ khiến số lần chớp mắt ít hơn bình thường, làm cho mắt dễ bị mỏi và khô hơn, đôi khi gây nhìn mờ.
Tổn thương võng mạc và thủy tinh thể
Phần lớn các điện thoại đều phát ra ánh sáng xanh có năng lượng cao và tác động sâu vào mắt, gây ra những thương tổn cho võng mạc.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử có thể dẫn đến bệnh lý thoái hóa hoàng điểm, gây tổn hại thị lực vĩnh viễn. Không những vậy, ánh sáng xanh còn ức chế não sản xuất melatonin, gây khó ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhất là đối với trẻ nhỏ.
Gây lác mắt
Xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không? Vấn đề này đã được các bác sĩ bệnh viện đại học quốc gia Chonnam ở Seoul, Hàn Quốc nghiên cứu và chỉ ra rằng, trẻ sử dụng điện thoại di động quá nhiều có nguy cơ lác mắt.
Nghiên cứu đã thực hiện trên 12 trẻ có độ tuổi từ 7 – 16 tuổi thường xuyên sử dụng điện thoại có kích thước 12 inch từ 4 – 8 tiếng mỗi ngày ở khoảng cách gần, từ 20 – 30cm. Kết quả là có nhiều trẻ bộc lộ độ lác.
Nguyên nhân là mắt nhìn gần liên tục, kéo dài, cường độ cao làm tăng tình trạng rối loạn điều tiết ở trẻ, gây ra tình trạng lác mắt do điều tiết (lác mắt từng lúc)
Phòng ngừa lác mắt do xem điện thoại nhiều
Sau khi đã biết chính xác xem điện thoại nhiều có bị lác mắt thì nhiều người lại băn khoăn không biết nên phòng tránh như thế nào? Dưới đây là 1 số biện pháp mà bạn có thể tham khảo:
Tư thế khoa học
Để không bị lác mắt thì khi ngồi học và làm việc, bạn nên sử dụng ghế tựa có lưng đệm, đảm bảo tư thế ngồi trước màn hình các thiết bị điện so với độ cao và độ ngang của mắt phù hợp. Không những vậy, nên hạn chế thời gian nằm nghiêng chơi điện thoại, không nên để mắt tiếp xúc với màn hình quá lâu.
Thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách áp dụng quy tắc 20-20-20: Cứ 20 phút làm việc nên để cho mắt nhìn ra xa 20 feet (~6m) trong thời gian 20 giây. Ngoài vận động mắt thì sau 45-60 phút làm việc liên tục, cần vận động cơ thể để phòng tránh các vấn đề xương khớp cũng như giúp tinh thần thư thái.
Làm việc với điều kiện đủ ánh sáng
Bên cạnh ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử, bạn cũng cần bảo đảm đủ điều kiện ánh sáng làm việc, để giúp mắt không phải điều tiết quá mức.
Hạn chế sử dụng điện thoại
Ánh sáng xanh từ màn hình điện tử hoàn toàn có năng lượng lớn nên rất dễ dàng xuyên qua lớp bảo vệ tự nhiên để tác động đến võng mạc gây tổn thương mắt. Các chuyên gia nghiên cứu còn cho biết, tiếp xúc màn hình điện thoại trong thời gian dài liên tục có thể gây mất ngủ, rối loạn nhịp sinh học.
Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại liên tục với thời gian dài, nhất là trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, bạn có thể chuyển về chế độ ban đêm cho màn hình điện thoại để bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh.
Tập thói quen chớp mắt thường xuyên
Xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không, câu trả lời là có. Như đã đề cập ở trên, sử dụng điện thoại liên tục sẽ giảm tần số chớp mắt. Do đó, để tránh bị mỏi mắt, khô mắt, lác mắt, hãy tập thói quen chớp mắt thường xuyên. Đồng thời, đừng quên sử dụng nước mắt nhân tạo để dưỡng ẩm cho mắt, tránh các tác hại ảnh hưởng đến thị lực.
Khám mắt định kỳ
Để không bị lác mắt, tốt nhất các bạn nên khám định kỳ 2 lần/ năm để sớm phát hiện các dấu hiệu liên quan đến mắt và có phương pháp điều trị kịp thời. Việc khám mắt định kỳ còn giúp phát hiện và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác. Đây chính là việc làm cần thiết để bảo vệ đôi mắt của bạn.
Theo dõi các biểu hiện bất thường của mắt
Muốn phòng tránh bệnh lác mắt, bạn nhớ thường xuyên theo dõi những biểu hiện bất thường của mắt như nheo mắt, tư thế nghiêng đầu vẹo cổ, nhìn lệch, nhìn nghiêng…
Đừng quên tìm đến cơ sở y tế uy tín chuyên khoa mắt như visision (tên cũ là FSEC) để được khám, tư vấn và điều trị.
Chế độ ăn uống điều độ
Chế độ ăn uống cũng là 1 trong những nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo thị lực tốt nhất. Do đó, bạn cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho mắt như vitamin A, C, E, chất xơ, kẽm…
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc xem điện thoại nhiều có bị lác mắt không, cùng với các cách phòng tránh bệnh lác mắt. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng của mắt lác, hãy đặt lịch khám tại visision (tên cũ là FSEC) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Lời khuyên
Duy trì thói quen sử dụng điện thoại một cách lành mạnh và cẩn thận có thể giúp bảo vệ mắt của bạn khỏi những vấn đề nghiêm trọng.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: