5 năm sử dụng kéo dài atropine: Hiệu quả và Sự an toàn
Nghiên cứu LAMP 4 đã cung cấp các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy việc sử dụng Atropine kéo dài không chỉ có hiệu quả mà còn đảm bảo tính an toàn. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn các dữ liệu từ LAMP4 để làm rõ vấn đề này.
Nghiên cứu LAMP 4 về tính an toàn của Atropine nồng độ thấp
Dữ liệu nghiên cứu từ lamp 4
Nghiên cứu LAMP 4 (Low-concentration Atropine for Myopia Progression Study) là một nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn nhằm đánh giá hiệu quả của Atropine liều thấp (0.01%; 0,025% và 0,05%) trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị. Nghiên cứu đã theo dõi các bệnh nhân trong vòng 5 năm, cung cấp những dữ liệu quan trọng về tác động lâu dài của việc điều trị kiểm soát tiến triển cận thị bằng Atropine.
Theo kết quả nghiên cứu, Atropine liều thấp đã chứng minh được sự hiệu quả vượt trội trong việc giảm tốc độ tiến triển của cận thị so với nhóm đối chứng không dùng thuốc. Cụ thể, nghiên cứu LAMP giai đoạn 4 đánh giá chi tiết hơn về các yếu tố:
- Hiệu quả lâu dài của Atropine nồng độ thấp trong 5 năm
- Tỷ lệ trẻ em cần điều trị lại và các yếu tố liên quan
- Hiệu quả của điều trị trên trẻ sử dụng lại bằng Atropine 0,05% từ năm thứ 3 tới năm thứ 5 (đây là trẻ đã tham gia nghiên cứu và dừng atropin sau 1-2 năm sử dụng và có tăng độ trở lại sau dừng)
Nghiên cứu được tiến hành trên nhóm trẻ từ 4-12 tuổi ban đầu từ nghiên cứu LAMP được theo dõi trong 5 năm. Trong năm thứ 3, trẻ em trong mỗi nhóm ban đầu dùng thuốc 0,01%; 0,025% và 0,05% được phân chia ngẫu nhiên để tiếp tục điều trị và ngừng điều trị.
Trong năm thứ 4 và năm thứ 5; tất cả các phân nhóm điều trị liên tục được chuyển sang Atropine nồng độ 0,05% để điều trị tiếp; trong khi đó nhóm ngừng điều trị đều tuân theo phác đồ điều trị lại để tiếp tục sử dụng Atropine 0,05% cho những trẻ có tiến triển cận thị lớn hơn 0,5D trong 1 năm. Trong 5 năm theo dõi các bé được tiến hành kiểm tra toàn diện về cả tật khúc xạ và độ dài trục nhãn cầu.
Trong hơn 5 năm, tiến triển độ cận trung bình là với các nồng độ Atropine 0,05%; 0,025%; 0,01% lần lượt là -1,34D ± 1,40D; -1,97 ± 1,03D và -2,34 ± 1,71D, cho thấy hiệu quả vượt trội trong kiểm soát cận thị của Atropine 0,05%. Các kết quả về độ cận thị tăng lên tương xứng với độ dài trục nhãn cầu của nhóm đối tượng trẻ tham gia nghiên cứu.
Những kết quả này không chỉ khẳng định tính hiệu quả của Atropine 0,05% chứng minh được hiệu quả tốt trong kiểm soát cận thị. Hầu hết các trẻ tham gia nghiên cứu đều cần phải bắt đầu lại điều trị sau khi ngừng Atropine 0,05% vào năm thứ 3.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng khi điều trị lại bằng Atropine 0,05% đạt được hiệu quả kiểm soát tương đương với việc điều trị liên tục, bởi vậy trẻ nên được cân nhắc điều trị lại khi cận thị tiến triển sau khi dừng thuốc.
Tỷ lệ tăng độ sau khi dừng thuốc
Một vấn đề quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ tăng độ cận thị sau khi dừng sử dụng Atropine. Dữ liệu từ nghiên cứu LAMP 4 cho thấy rằng một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tăng độ cận thị sau khi ngừng thuốc. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng độ cận thị sau khi dừng thuốc có thể được kiểm soát nếu quá trình ngừng thuốc được thực hiện một cách hạ liều từ từ, cẩn thận và có sự theo dõi định kỳ.
Cần lưu ý rằng đến tuổi trưởng thành, khoảng 21 tuổi, hơn 90% bệnh nhân mới đạt được sự ổn định độ cận thị. Điều này đưa ra kiến nghị rằng chúng ta nên cân nhắc tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh nhân đạt độ tuổi ổn định có thể giúp giảm thiểu nguy cơ tăng độ cận thị trở lại. Chính vì vậy, việc theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng trước khi dừng thuốc là rất quan trọng để đảm bảo kết quả điều trị lâu dài và bền vững.
Vậy sau 5 năm đồng hành LAMP 4 đã cho chúng ta những kinh nghiệm nào?
Có sự tăng dần trên chỉ số độ cầu tương đương tích lũy ở các nhóm bắt đầu nghiên cứu sử dụng Atropine 0,05% ; 0,025% và 0,01%. Cụ thể là:
- Nhóm bắt đầu sử dụng với liều 0,05%, độ cầu tương đương tích lũy trong 5 năm là: -1,34±1,40D.
- Nhóm bắt đầu sử dụng với liều 0,025%, độ cầu tương đương tích lũy trong 5 năm là: -1,97±1,03D.
- Nhóm bắt đầu sử dụng với liều 0,01%, độ cầu tương đương tích lũy trong 5 năm là: -2,34±1,71D.
Độ tiến triển về chiều dài trục nhãn cầu cho thấy tương tự nhau giữa các nhóm.
- Trong việc kiểm soát tiến triển cận thị tiếp tục điều trị bằng Atropine 0,05% cho khả năng dung nạp tốt trong vòng 5 năm.
- Đối với những bệnh nhân gặp phải tình trạng cận thị tiến triển sau khi ngừng điều trị, việc điều trị lại cần được xem xét.
- Đối với nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị cận thị tiến triển, cần tiếp tục điều trị bằng Atropine 0,05% trong 5 năm đầu.
Kết luận
Nghiên cứu LAMP 4 đã cung cấp những bằng chứng khoa học quan trọng về hiệu quả và sự an toàn của việc sử dụng Atropine liều thấp trong điều trị kiểm soát cận thị thời gian dài.
Tuy nhiên, việc theo dõi cẩn thận trước và sau khi dừng thuốc là cực kỳ quan trọng để đảm bảo rằng bệnh nhân không gặp phải các vấn đề liên quan đến tăng độ cận thị trở lại. Cần có kế hoạch điều trị và thời điểm dừng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ tái phát cận thị.
Đặt lịch khám cho trẻ ngay tại vivision kid để được các y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm thăm khám trực tiếp và tư vấn cụ thể.
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng năm năm về atropine nồng độ thấp cho tiến triển cận thị (LAMP): Báo cáo giai đoạn 4
Xiu Juan Zhang, Yuzhou Zhang, Benjamin HK Yip, Ka Wai Kam, Fangyao Tang, Xiangtian Ling, Mandy PH Ng , Alvin L Young, Pei-Chang Wu, Clement C Tham, Li Jia Chen, Chi Pui Pang, Jason C Yam
MỤC ĐÍCH: Đánh giá (1) hiệu quả lâu dài của atropine nồng độ thấp trong 5 năm, (2) tỷ lệ trẻ em cần điều trị lại và các yếu tố liên quan (3) hiệu quả của điều trị lại pro re nata (PRN) bằng atropine 0,05% từ năm thứ 3 đến năm thứ 5.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU: Một thử nghiệm mở rộng, mù đôi, ngẫu nhiên.
PHƯƠNG PHÁP: Trẻ em từ 4–12 tuổi ban đầu từ nghiên cứu Atropine nồng độ thấp để điều trị tiến triển cận thị được theo dõi trong 5 năm. Trong năm thứ ba, trẻ em trong mỗi nhóm ban đầu dùng atropine 0,05%, 0,025% và 0,01% được phân ngẫu nhiên để tiếp tục điều trị và ngừng điều trị. Trong năm thứ 4 và năm thứ 5, tất cả các phân nhóm điều trị tiếp tục được chuyển sang atropine 0,05% để tiếp tục điều trị, trong khi tất cả các phân nhóm ngừng điều trị đều tuân theo giao thức điều trị lại PRN để tiếp tục dùng atropine 0,05% cho trẻ em có tiến triển cận thị 0,5D trở lên trong hơn một năm. Các phương trình ước tính tổng quát được sử dụng để so sánh những thay đổi trong tiến triển tương đương hình cầu (SE) và độ dài trục (AL) giữa các nhóm.
Đo lường kết quả : (1) Thay đổi về SE và AL trong 5 năm ở các nhóm khác nhau trong 5 năm; (2) Tỷ lệ trẻ em cần điều trị lại; (3) Thay đổi về SE và AL trong nhóm điều trị tiếp tục và nhóm điều trị lại PRN từ năm thứ 3 đến năm thứ 5.
Kết quả: 269 (82,5%) trong số 326 trẻ em từ năm thứ ba đã hoàn thành 5 năm theo dõi. Trong hơn 5 năm, tiến triển SE trung bình tích lũy là –1,34 ± 1,40D, –1,97 ± 1,03D và –2,34 ± 1,71D đối với các nhóm điều trị tiếp tục với liều ban đầu lần lượt là 0,05%, 0,025% và 0,01% atropine (P = 0,02). Các xu hướng tương tự đã được quan sát thấy trong sự kéo dài AL (P = 0,01). Trong nhóm điều trị lại PRN, 87,9% (94/107) trẻ em cần điều trị lại. Tỷ lệ điều trị lại trên tất cả các nồng độ đã nghiên cứu là tương tự nhau (P = 0,76). Tiến triển SE đối với nhóm điều trị liên tục và nhóm điều trị lại PRN từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 lần lượt là – 0,97D±0,82D và –1,00±0,74D (P=0,55), và độ kéo dài AL lần lượt là 0,51±0,34mm và 0,49±0,32mm (P=0,84).
Kết luận: Trong hơn 5 năm, việc tiếp tục điều trị bằng atropine 0,05% đã chứng minh hiệu quả tốt trong việc kiểm soát cận thị. Phần lớn trẻ em cần phải bắt đầu lại điều trị sau khi ngừng atropine vào năm thứ 3. Việc bắt đầu lại điều trị bằng atropine 0,05% đạt được hiệu quả tương tự như việc tiếp tục điều trị. Trẻ em nên được xem xét để điều trị lại nếu cận thị tiến triển sau khi ngừng điều trị.
Lời khuyên
Trong hơn 5 năm, việc tiếp tục điều trị bằng atropine 0,05% đã chứng minh hiệu quả tốt trong việc kiểm soát cận thị. Phần lớn trẻ em cần phải bắt đầu lại điều trị sau khi ngừng atropine vào năm thứ 3. Việc bắt đầu lại điều trị bằng atropine 0,05% đạt được hiệu quả tương tự như việc tiếp tục điều trị. Trẻ em nên được xem xét để điều trị lại nếu cận thị tiến triển sau khi ngừng điều trị.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: