Viễn thị sinh lý ở trẻ em bao giờ thì hết?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga

vào ngày 28/08/2024

Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc viễn thị sinh lý ở trẻ bao giờ hết? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này, giúp giải đáp thắc mắc cho các bậc phụ huynh. Các bác sĩ vivision kid sẽ chia sẻ hướng điều trị cho trẻ bị viễn thị sinh lý.

Trẻ có thể có viễn thị sinh lý do đâu?

Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viễn thị, trẻ có nguy cơ cao mắc tật khúc xạ này. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ viễn thị sinh lý ở trẻ em, bao gồm:

  • Sinh non
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Bệnh lý về mắt

Có một sự thật rằng, quá trình chính thị hóa là quá trình phát triển đôi mắt của trẻ và quá trình này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Trong quá trình này, mắt trẻ sẽ phát triển về cả kích thước và độ cong của thể thuỷ tinh, giác mạc để phục vụ cho sự thay đổi khúc xạ, phát triển thị lực, chức năng thị giác của trẻ.

Nếu trẻ gặp khó khăn hoặc thất bại trong quá trình chính thị hoá, điều này có thể gây ra sự suy giảm thị lực ở trẻ, tức là trẻ sẽ mắc bệnh viễn thị sinh lý. 

Độ viễn thị như thế nào ở trẻ là bình thường

Độ viễn thị sinh lý của trẻ thường là khoảng +2.00 Diop, còn ở các độ tuổi khác sẽ có mức độ viễn thị bình thường cụ thể như sau:

  • Mức độ bình thường ở trẻ từ 1-4 tuổi là dưới 3.5 Diop.
  • Ở trẻ từ 4 – 5 tuổi thì mức độ dưới 2.5 Diop được coi là bình thường.
  • Ở trẻ từ 6 tuổi trở lên thì mức độ dưới 1.5 Diop được coi là bình thường.

Hơn nữa, theo các chuyên gia y tế, độ viễn thị sinh lý của trẻ sẽ giảm dần theo độ tuổi.

Độ viễn thị sinh lý như nào là bình thường?

Độ viễn thị sinh lý như nào là bình thường?

Khi nào trẻ hết hiện tượng viễn thị sinh lý?

Viễn thị sinh lý là vấn đề phổ biến ở trẻ em, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 0 đến 8 tuổi và có thể được cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, thời gian căn bệnh mắt này hoàn toàn biến mất ở mỗi đứa trẻ có thể khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tại sao chỉ gặp viễn thị sinh lý trong độ tuổi này?

Viễn thị sinh lý ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi từ 0 đến 8 tuổi. Nguyên nhân là do khi trẻ vừa ra đời, nhãn cầu còn nhỏ, chiều dài trục nhãn cầu còn ngắn so với người lớn. Do đó hình ảnh được tạo ra ở sau võng mạc, gây ra căn bệnh mắt này. 

Vì sao có viễn thị sinh lý nhưng trẻ thường không có biểu hiện rõ ràng?  

Có thể bạn không biết rằng trẻ em có khả năng điều tiết cơ mắt rất mạnh, lên đến 15-20 diop. Khả năng điều tiết này giúp mắt trẻ có thể thay đổi độ cong của thủy tinh thể, điều chỉnh để nhìn rõ vật ở các khoảng cách khác nhau. Vậy nên, nhiều trẻ em có thể mắc bệnh viễn thị sinh lý mà không có triệu chứng gì.

Vì sao viễn thị sinh lý ở trẻ khó phát hiện?

Vì sao viễn thị sinh lý ở trẻ khó phát hiện?

Các dấu hiệu cảnh báo mà bố mẹ cần chú ý

Mặc dù viễn thị sinh lý là hiện tượng phổ biến và thường tự khắc phục theo độ tuổi ở trẻ em, nhưng cha mẹ cần chú ý đến một số dấu hiệu cảnh báo sau:

  • Mỏi mắt khi đọc sách, học bài
  • Nhìn mờ khi nhìn các vật ở gần
  • Nhức mắt, đau đầu khi nhìn gần lâu

Sau giai đoạn viễn thị sinh lý trẻ có thể có nguy cơ mắc tật khúc xạ nào?

Sau thời điểm viễn thị sinh lý, trẻ em có thể đối mặt với nguy cơ mắc một số vấn đề thị lực phổ biến:

  • Giai đoạn 0-8 tuổi: Trong thời kỳ này, hầu hết các nhãn cầu và công suất hội tụ đều nhỏ dẫn đến hình ảnh có xu hướng rơi ra sau võng mạc, dẫn đến tình trạng viễn thị sinh lý tạm thời ở mắt trẻ.
  • Giai đoạn 8- 22 tuổi: Giai đoạn này, sự phát triển của nhãn cầu và công suất hội tụ đều tăng lên, do đó viễn thị sinh lý biến mất và dẫn đến nguy cơ cận thị. 
  • Giai đoạn sau 22 tuổi: Trong giai đoạn này, sự phát triển nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt ổn định, trước khi khả năng điều tiết của thuỷ tinh thể bắt đầu giảm do tuổi tác (độ tuổi 40), dẫn đến tình trạng lão thị tuổi già.

Các nguyên nhân có thể gây ra viễn thị cần phải điều trị ở trẻ nhỏ

Viễn thị xảy ra khi giác mạc quá dẹt hoặc trục trước – sau của nhãn cầu quá ngắn, dẫn đến việc hình ảnh không hội tụ đúng ở võng mạc như mắt bình thường mà lại ở phía sau võng mạc.

Theo các chuyên gia y tế, viễn thị có thể bắt nguồn từ các lý do sau:

  • Trong quá trình học tập và làm việc hàng ngày, không giữ khoảng cách quan sát.
  • Có thể thấy nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ cong ngay từ khi mới sinh.
  • Các bệnh võng mạc hoặc các khối u mắt.
  • Trẻ em ít hoạt động ngoài trời có thể có nguy cơ cao mắc viễn thị hơn
  • Thiếu hụt vitamin A có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của võng mạc và dẫn đến viễn thị. 

Điều trị viễn thị ở trẻ em như thế nào?

Có nhiều phương án điều trị viễn thị khác nhau, phụ thuộc vào mức độ viễn cận và tình trạng sức khỏe của trẻ.

  • Kính gọng: Phương pháp chữa trị viễn thị phổ biến nhất hiện nay là kính gọng.
  • Kính áp tròng: Được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất là trong các hoạt động liên quan đến thể chất. Sử dụng kính áp tròng có thể giúp tầm nhìn trở nên rõ ràng hơn so với việc sử dụng kính gọng.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị viễn thị có thể khôi phục thị lực một cách vĩnh viễn. Tuy nhiên, phẫu thuật viễn thị thường được thực hiện cho người trưởng thành, có vấn đề về thị lực cao và không phản ứng với việc đeo kính hoặc kính áp tròng.

Đặt lịch khám tại đây để được các bác sĩ nhãn khoa tại vivision kid (tên cũ là FSEC) thăm khám, chẩn đoán và tư vấn về viễn thị sinh lý và các bệnh về mắt khác.

Lời khuyên

Trẻ em có thể mắc viễn thị sinh lý nhưng bố mẹ cần phải chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như nheo mắt khi nhìn gần, nhức đầu, hay dụi mắt,... Vì vậy, hãy đưa con đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa mắt để kiểm tra và chăm sóc mắt cho con theo cách đúng y khoa nếu có bất kỳ triệu chứng nào.

vivision
Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Khúc xạ Nhãn khoa Phạm Phương Nga là 1 người có rất nhiều kinh nghiệm trong khúc xạ nhãn khoa trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nga được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh.

Gắn thẻ:

điều trị viễn thị

viễn thi sinh lý

Làm thế nào để kiểm tra cận thị?

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý

Viễn thị là gì? 3 cách điều trị hiệu quả

Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý